Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát các nội dung sau: Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên, thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên, thực trạng việc làm, môi trƣờng văn hóa, thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo môi trƣờng làm việc cho đội ngũ giáo viên, nguyện vọng và đề xuất của cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên các nhà trƣờng đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

- Số cán bộ quản lý của các trƣờng có cấp trung học cơ sở đƣợc khảo sát: 73 ngƣời.

- Số tổ trƣởng/tổ phó chuyên môn các trƣờng có cấp trung học cơ sở đƣợc khảo sát: 73 ngƣời.

- Số giáo viên đƣợc đào tạo và giảng dạy các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học tại các trƣờng có cấp trung học cơ sở: 227 ngƣời (Vật lý: 85; Hóa học: 73; Sinh học: 69).

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Để thực hiện nghiên cứu thực trạng, ngƣời nghiên cứu thực hiện theo các bƣớc nhƣ:

- Thiết kế bảng khảo sát, sử dụng phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến, thu thập và xử lý thông tin bảng hỏi, quy ƣớc các mức độ đánh giá để phân tích thực trạng;

- Sau khi thiết kế bảng hỏi khảo sát, ngƣời nghiên cứu tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các đối tƣợng liên quan theo cách ngẫu nhiên thông qua CBQL và tổ chuyên môn, giáo viên KHTN của các trƣờng tham gia nghiên cứu điển hình;

- Sau khi thu đƣợc phiếu điều tra, tôi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thông tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét.

2.1.5. Kết quả khảo sát

Số lƣợng phiếu xin ý kiến đƣợc gửi ngẫu nhiên đến 73 CBQL, 73 tổ trƣởng chuyên môn (Tổ tự nhiên) và 227 giáo viên KHTN tại 73 trƣờng có cấp THCS. Tổng hợp các mức độ thực hiện theo số ý kiến tính theo tỷ lệ phần trăm từ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên KHTN của các trƣờng gửi phiếu. Hình thức nhận phiếu qua địa chỉ email cá nhân tác giả. Qua rà soát phiếu khảo sát của 373 đối tƣợng đƣợc xin ý kiến, chỉ có 77 phiếu hợp lệ, bao gồm 12 phiếu của CBQL chiếm 16,44%, phiếu của tổ chuyên môn là 12 chiếm 16,44% và phiếu đối với giáo viên KHTN là 53 chiếm 23,35%, trong đó chia ra: huyện Ba Tơ có 04 trƣờng; huyện Minh Long có 01 trƣờng; huyện Trà Bồng có 03 trƣờng; huyện Sơn Tây có 02 trƣờng; huyện Sơn Hà có 02 trƣờng gửi phiếu hợp lệ và đƣợc tác giả phân tích. Số lƣợng CBQL, TTCM, giáo viên KHTN đƣợc thể hiện rõ qua bảng 2.1 nhƣ sau:

Bảng 2.1. Số lượng phiếu trưng cầu ý kiến thu thập được

TT Đối tƣợng Số phiếu phát ra Số phiếu thu lại hợp lệ

1 Cán bộ quản lý 73 12

2 Tổ trƣởng chuyên môn 73 12

3 Giáo viên Vật lý 85 17

4 Giáo viên Hoá học 73 18

5 Giáo viên Sinh học 69 18

Tổng cộng 373 77

Bảng 2.2. Thống kê đối tượng chọn khảo sát ở các trường có cấp THCS các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

STT Các đơn vị ĐT SL Tỷ lệ (%)

1 Trƣờng TH&THCS Ba Lế, huyện Ba Tơ

CBQL 01 100

TT. TTN 01 100

GV KHTN 03 100

2 Trƣờng TH&THCS Ba Nam, huyện Ba Tơ

CBQL 01 100

TT. TTN 01 100

STT Các đơn vị ĐT SL Tỷ lệ (%) 3 Trƣờng THCS Ba Động, huyện Ba Tơ CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 04 100 4 Trƣờng THCS Ba Vì, huyện Ba Tơ CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 04 100 5 Trƣờng THCS thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà CBQL 01 100 TTCM 01 100 GV KHTN 10 100

6 Trƣờng TH&THCS Sơn Giang, huyện Sơn Hà

CBQL 01 100

TT. TTN 01 100

GV KHTN 04 100

7 Trƣờng THCS Long Sơn, huyện Minh Long

CBQL 01 100

TT. TTN 01 100

GV KHTN 05 100

8 Trƣờng PTDTBT THCS Sơn Mùa, huyện Sơn Tây

CBQL 01 100

TT. TTN 01 100

GV KHTN 03 100

9 Trƣờng THCS Sơn Tân, huyện Sơn Tây

CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 02 100 10 Trƣờng PTDTNT THCS huyện Trà Bồng CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 04 100 11 Trƣờng THCS thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 06 100 12 Trƣờng THCS Trà Bình, huyện Trà Bồng CBQL 01 100 TT. TTN 01 100 GV KHTN 06 100 Tổng cộng 77 100

Từ kết quả khảo sát thu thập đƣợc, tôi tiến hành tổng hợp thô số liệu.

Dữ liệu thu thập đƣợc quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học và phần mềm Microsoft Office Excel để tính trị số trung bình và xem xét thứ tự từng tiêu chí, vẽ biểu đồ so sánh từ đó phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.

Với phiếu khảo sát cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để phân tích, đối chiếu và rút ra các kết luận về thực trạng.

Ngƣời nghiên cứu tiến hành tổng hợp và xử lý thống kê dữ liệu từ các phiếu khảo sát thu về qua sự hỗ trợ từ phần mềm Excel ứng với mỗi mức độ đƣợc tính điểm của bảng 2.3 nhƣ sau:

Bảng 2.3. Mức điểm quy ước tương ứng các mức độ

STT Mức độ Mức điểm

1 Rất quan tâm/Rất thỏa đáng/Tốt/… 4 điểm

2 Quan tâm/Thỏa đáng /Khá/… 3 điểm

3 Ít quan tâm/Ít thỏa đáng/Trung bình (Đạt)/… 2 điểm

4 Không quan tâm/Chƣa thỏa đáng /Yếu/… 1 điểm

- Cách tính:

+ Giá trị khoảng cách của các mức độ: + Điểm trung bình =

xi: điểm đạt mức i

ni: Số lƣợt chọn với mức i

n: Tổng số lƣợt ngƣời tham gia đánh giá

- Quy ƣớc thang đo theo điểm trung bình nhƣ sau:

+ Mức 4: >3,25 – 4,0: mức tốt

+ Mức 3: >2,5 – 3,25: mức khá

+ Mức 2: >1,75 – 2,5: mức trung bình

+ Mức 1: 1- 1,75 : mức yếu

Kết quả xử lý thống kê đƣợc thể hiện trong các bảng

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, GD&ĐT các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi miền núi tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội

Hiện nay theo sự phân chia địa giới hành chính, Quảng Ngãi có 01 thành phố, 1 thị xã, 11 huyện (5 huyện miền núi, 5 huyện đồng bằng và 1 huyện hải đảo). Năm

huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi gồm: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng; Sơn Tây, Minh Long nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, có 17 dân tộc anh em đang chung sống, trong đó chủ yếu là ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ: H're, Cor, Ca Dong; Xơ đăng...Đồng bào các dân tộc sinh sống tại các huyện miền núi chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Các dịch vụ, thƣơng mại tại nơi đây chƣa thực sự phát triển. Trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh, vẫn còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào DTTS, vai trò của gia đình trong công tác phối hợp giáo dục với nhà trƣờng không cao.

2.2.2. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo

a. Quy mô, mạng lưới trường lớp.

Tính đến tháng 5 năm 2020, năm huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 190 trƣờng, bao gồm: 71 trƣờng mầm non; 35 trƣờng tiểu học; 38 trƣờng TH&THCS; 35 trƣờng THCS, 09 trƣờng THPT, 02 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên.

Theo số liệu thống kê quy mô trƣờng lớp trong báo cáo tổng kết năm học 2019- 2020 của Sở GD&ĐT và các huyện miền núi, bậc học mầm non có 528 lớp/nhóm lớp, 14.345 học sinh; bậc phổ thông có 1.766 lớp, 46.294 học sinh (trong đó: cấp tiểu học có 1.102 lớp, 24.381 học sinh; cấp THCS có 519 lớp, 16.639 học sinh, cấp THPT có 145 lớp, 5.274 học sinh).

b. Phổ cập giáo dục

Các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đều đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS chất lƣợng đƣợc nâng cao qua từng năm và đƣợc duy trì vững chắc; phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi đƣợc quan tâm đúng mức, đến năm 2018 tất cả 06 huyện (Tại Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy Ban Thƣờng vụ Quốc hội, kể từ ngày 01/2/2020, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, theo đó, Phòng GDĐT huyện Tây Trà sáp nhập về huyện Trà Bồng. Nhƣ vậy các huyện miền núi còn lại 05 huyện).

c. Phát triển đội ngũ CBQL, nhà giáo

Đến cuối năm học 2019-2020, ngành Giáo dục của 05 huyện miền núi do phòng GD&ĐT quản lý từ bậc Mầm non, cấp Tiểu học và cấp THCS có 4.004 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Riêng đội ngũ CBQL có 401 ngƣời, 100% đều đã qua lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; giáo viên có 3.452 ngƣời; nhân viên biên chế có 151 ngƣời.

Vào đầu mỗi năm học, các nhà trƣờng đều tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL, GV phù hợp với yêu cầu công tác của từng đơn vị; thực hiện có hiệu quả công tác nâng cao năng lực chuyên môn và công tác tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức cho

CBQL và GV đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

2.2.3. Tình hình giáo dục cấp trung học cơ sở

a. Quy mô trường lớp, học sinh

Tính đến tháng 5/2020, năm huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 73 trƣờng có cấp THCS. Trong đó, có 35 trƣờng THCS, có 38 trƣờng hai cấp học TH&THCS. Tổng số học sinh cấp THCS có 16.981 học sinh, gồm 527 lớp, trong đó học sinh nữ là 8.133 HS, chiếm 47,89%; học sinh DTTS có 14.273, chiếm 84,05%.

b. Chất lượng giáo dục

Cuối năm học 2019-2020, 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 16.981 học sinh cấp THCS đƣợc đánh giá, xếp loại hai mặt học lực và hạnh kiểm. Kết quả xếp loại học lực loại Giỏi đạt 5,2%, loại Khá đạt 30,04%, loại Trung bình đạt 59,04%, loại Yếu đạt 4,6%, loại K m đạt 0,28%; xếp loại hạnh kiểm loại Tốt đạt 80,94%, loại Khá đạt 16%, loại Trung bình đạt 2,12%, loại Yếu đạt 0,16%.

Chất lƣợng giáo dục miền núi có sự chênh lệch tƣơng đối với so với khu vực đồng bằng và thành thị. Đặc biệt dễ nhận thấy để so sánh là kết quả xếp loại học lực loại Giỏi, Khá so với mặt bằng chất lƣợng chung toàn tỉnh còn thấp, thể hiện qua biểu đồ so sánh sau: 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Các huyện MN Toàn tỉnh QN

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ so sánh tỉ lệ % xếp loại học lực học sinh THCS giữa các huyện miền núi và toàn tỉnh Quảng Ngãi

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Tốt Khá Trung bình Yếu Các huyện MN Toàn tỉnh QN

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ % xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS giữa các huyện miền núi và toàn tỉnh Quảng Ngãi

Dựa vào phân tích biểu đồ 2.1 và 2.2, năm học 2019-2020, trên địa bàn 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực cuối năm xếp loại Giỏi chiếm 5,2% (thấp hơn 8,2% so với tỉ lệ toàn tỉnh là 13,4%), loại Khá chiếm 30,04% (thấp hơn 3,7% so với tỉ lệ toàn tỉnh là 33,74%). Nhƣ vậy, chất lƣợng giáo dục về mặt học lực loại Khá, Giỏi các huyện miền núi còn thấp hơn so với mặt bằng chung chất lƣợng đại trà toàn tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, chất lƣợng về mặt hạnh kiểm loại Tốt, Khá của học sinh THCS các huyện miền núi nổi trội hơn chất lƣợng đại trà toàn tỉnh khoảng 1%, ít có học sinh vi phạm kỷ luật hơn.

Nhìn chung.giáo dục cấp THCS ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có bƣớc phát triển đáng kể và bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận: Chất lƣợng giáo dục đại trà ổn định và từng bƣớc đƣợc nâng lên; chất lƣợng mũi nhọn cũng đƣợc các nhà trƣờng quan tâm hơn; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS thực chất hơn trong những năm gần đây; GV và CBQL đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDPT; CSVC của các trƣờng THCS không ngừng đƣợc nâng cấp theo chuẩn…Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn mới, giáo dục THCS các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi cần nỗ lực không ngừng trong nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, chú trọng chất lƣợng ngoại ngữ, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS; chuẩn bị mọi mặt để thực hiện Chƣơng trình GDPT 2018.

2.3. Tình hình đội ngũ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên môn Khoa học tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi học tự nhiên các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ

Đội ngũ CBQL, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên KHTN của 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 489/ngƣời chiếm 12,7% tổng số cán bộ, giáo viên các huyện

miền núi (3.853 ngƣời).

a. Số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL có 125 ngƣời. Trong đó, Hiệu trƣởng: 61 ngƣời, Phó hiệu trƣởng: 64 ngƣời. Chia ra 98 ngƣời giới tính nam, 27 ngƣời nữ (chiếm 22,2% tổng số CBQL), CBQL là dân tộc Kinh 214 ngƣời (chiếm 91,3%), dân tộc Hrê 07 ngƣời (chiếm 5,6%), dân tộc Co 03 ngƣời (chiếm 2,4%), dân tộc Ba na 01 ngƣời (chiếm 0,7%).

Số lƣợng CBQL 05 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đang thiếu 19 ngƣời, tỉ lệ giới tính chênh lệch lớn (98 nam: 27 nữ), độ tuổi trung bình 45 tuổi. Mặc dù là địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng số dân, nhƣng CBQL là ngƣời dân tộc thiểu số quá ít (chiếm 8,7%), còn lại là ngƣời dân tộc Kinh.

b. Số lượng, cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đa số mỗi trƣờng có cấp THCS trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tổ chuyên môn gồm có hai tổ là tổ Khoa học tự nhiên và tổ Khoa học xã hội, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trƣởng, một số trƣờng có thêm một tổ phó chuyên môn. Thống kê tất cả các trƣờng có cấp THCS trên địa bàn 05 huyện miền núi, năm học 2020-2021 có 136 tổ trƣởng chuyên môn, bao gồm 64 tổ trƣởng tổ Khoa học tự nhiên, 68 tổ Khoa học xã hội và 04 tổ chuyên môn THCS. Chia ra 64 ngƣời giới tính nam, 72 ngƣời nữ, tổ trƣởng là dân tộc Kinh 130 ngƣời (chiếm 95,6%), dân tộc Hrê 05 ngƣời (chiếm 3,7%), dân tộc Mƣờng 01 ngƣời (chiếm 0,7%).

c. Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên KHTN

Giáo viên KHTN có 227 ngƣời gồm 122 nam, 105 nữ; 189 dân tộc Kinh, 38 giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Hrê: 30; dân tộc Co: 05; dân tộc Ca dong: 02; dân tộc Tày: 01). Trong đó, giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Vật lý: 85 ngƣời; giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Hóa học: 73 ngƣời; giáo viên chuyên ngành đào tạo môn Sinh học: 69 ngƣời.

Bảng 2.4. Số lượng, cơ cấu về giới tính, độ tuổi, dân tộc ĐNGV 05 huyện miền núi

S T T

Các huyện SL

Giới tính Độ tuổi Dân tộc

Nam Nữ < 30 30 -

50 > 50 Kinh Hrê Cor

Ca dong Khác 1 Ba Tơ 59 28 31 06 53 42 16 01 2 Minh Long 24 19 05 17 07 21 03 3 Sơn Hà 62 29 33 03 52 06 52 10 4 Sơn Tây 19 06 13 0 19 0 17 02 5 Trà Bồng 63 40 23 03 57 03 57 01 05 Tổng cộng 227 122 105 12 199 16 189 30 05 02 01 Tỷ lệ (%) 53,7 46,3 5,3 87,7 7,0 83,3 12,3 2,2 0,9 0,4

Biểu đồ 2.3. So sánh tỉ lệ giới tính của đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi

Số liệu thống kê Biểu 2.3 cho thấy, tỉ lệ giới tính nam : nữ đối với đội ngũ giáo viên KHTN các huyện miền núi có sự chênh lệch với nhau, tỉ lệ giới tính nam cao hơn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng ngãi đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)