Sơ đồ tổ chức Ban Kế hoạch – Kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 72 - 103)

Nguồn: Văn phòng Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của Ban kế hoạch - Kinh doanh

- Tổ chức xây dựng các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay với khách hàng.

- Là đầu mối liên hệ với khách hàng để triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động bảo dưỡng cũng như các yêu cầu, khuyến cáo của khách hàng.

- Triển khai việc thực hiện các hợp đồng bảo dưỡng. Kiến nghị để điều chỉnh bổ sung các điều khoản hợp đồng nếu cần.

- Thực hiện tìm kiếm, ký kết hợp đồng dịch vụ phải thuê ngoài phục vụ cho công việc bảo dưỡng, sữa chữa máy bay và thiết bị máy bay.

- Báo cáo trực tiếp tới PTGĐ phụ trách CUPTVT, PVBD và KHKD các vấn đề liên quan lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách.

Ban Kế hoạch - Kinh doanh trong thời gian qua cũng đã cố gắng nỗ lực, hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu được Công ty giao phó. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ đã phân công, Ban tổ chức cho các cán bộ, nhân viên trong Ban chịu trách nhiệm thực hiện. Năm 2019, Ban Kế hoạch – Kinh doanh cũng được trao tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cùng với 12 tập thể

CÁC PHÓ TRƢỞNG BAN TRƢỞNG BAN Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch Phòng Đầu tư Phòng Phát triển hạ tầng

khác. Tuy nhiên, không có cán bộ, nhân viên nào trong Ban được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. 04 cá nhân được tặng Giấy khen đó là 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban, 02 chuyên viên và 01 kỹ sư. Ngoài ra, 33 cán bộ, nhân viên khác trong Ban cũng được trao tặng danh hiệu Lao động tiên tiến đó là 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng ban – trưởng phòng, 01 phó trưởng ban, 01 kỹ sư, 03 phó trưởng phòng và 23 chuyên viên. Cũng giống như các Ban khác, còn khá nhiều cá nhân chưa được tặng thưởng các danh hiệu. Điều này cho thấy nhiều cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhận xét chung:

Nhìn chung việc phân chia tổ chức theo các cấp là tương đối hợp lý, tuy nhiên trong quá trình phân chia quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp trong Công ty, vẫn tồn tại những nhược điểm như phân cấp thẩm quyền giữa Công ty còn nhiều điểm chồng chéo với nhau, đặc biệt là quyền hạn giữa cấp Hội đồng thành viên và Ban giám đốc. Ví dụ như trong công tác thanh lý nhượng bán tài sản cố định, theo quy chế tài chính, một số tài sản đều có thể được quyết định thanh lý bởi HĐTV và Tổng giám đốc, trong khi một số khác lại không cấp nào quyền quyết định.

Nguyên nhân là do hệ thống văn bản quy định phân cấp thẩm quyền vẫn chưa được xây dựng lại đầy đủ kể từ khi Công ty chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh sang loại hình Công ty TNHH một thành viên.

Các Ban đảm bảo chất lượng; kỹ thuật, công nghệ thông tin, Kế hoạch – Kinh doanh đa số là nam giới. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi các Ban này liên quan nhiều đến kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng nên nam giới phù hợp hơn nữ giới. Về trình độ học vấn, cán bộ, nhân viên của các ban này chủ yếu là đại học; chỉ có một số ít có trình độ thạc sĩ, không có cán bộ, nhân viên nào có trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ, nhân viên của 5 phòng ban chuyên môn này có trình độ cao đẳng, trung cấp và khác khá cao. Điều này sẽ hạn chế phần nào hiệu quả công việc của riêng các Ban cũng như toàn thể Công ty.

2.2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức

Theo quan điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, mối quan hệ được thiết lập giữa các cấp, các bộ phận trong công ty là mối quan hệ kiểu trực tuyến – chức năng. Theo đó, các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ theo chiều ngang và chiều dọc.

2.2.3.1. Mối quan hệ giữa các cấp quản lý

Mối quan hệ giữa các cấp là mối quan hệ chỉ đạo theo chiều dọc, quyền hạn trực tuyến từ cấp lãnh đạo cao nhất đến Ban giám đốc (các phòng ban chức năng giúp việc) rồi đến cấp các đơn vị thành viên (các đơn vị thành viên rồi các tổ, đội). Cấp HĐTV là cấp quản lý cao nhất trong bộ máy quản lý tổ chức có vai trò định hướng, phê duyệt các chủ trương, đường lối hoạt động sản xuất kinh doanh; ở Ban giám đốc, vai trò của cấp này là xây dựng các kế hoạch theo định hướng đã đề ra và cấp các đơn vị thành viên là tổ chức triển khai các kế hoạch đạt hiệu quả. Ngược lại, quan hệ báo cáo đi theo chiều từ cấp các đơn vị thành viên trở lên Ban giám đốc; Ban giám đốc báo cáo cấp HĐTV.

Hiện tại, tại VAECO, Hội đồng thành viên có quan hệ tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên trong quản lý, điều hành công việc.

Tổng giám đốc trực tiếp nhận sự chỉ đạo và điều hành của Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền và có trách nhiệm báo cáo Tổng Giám đốc về các nội dung được phân công theo chức năng, nhiệm vụ.

2.2.3.2. Mối quan hệ của các phòng ban chức năng

Các phòng, ban chức năng cùng cấp có mối quan hệ phối hợp với nhau theo chiều ngang. Ban Kỹ thuật và CNTT phối hợp với Ban Đảm bảo chất lượng trong việc đảm bảo sửa chữa, bảo dưỡng cho các loại máy bay của các hãng. Ban Tổ chức – Nhân lực phối hợp với Ban Tài chính – Kế toán trong công tác nhân sự, đảm bảo an ninh, trang bị công cụ, dụng cụ, cơ sở vật chất cần thiết trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng…

năng. Các bộ phận cấp trên được quyền ra quyết định và kiểm soát những hoạt động chuyên môn nhất định của bộ phận cấp dưới thuộc ngành dọc của mình và ngược lại, đơn vị cấp dưới báo cáo cho đơn vị thuộc cấp trên về các hoạt động thuộc chuyên môn.

Ví dụ như các phòng ban chức năng phối hợp với Ban pháp chế và hợp đồng trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng:

- Hỗ trợ các tổ chức đảng/ủy ban kiểm tra cấp dưới, đảng viên thực hiện các chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng do Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy phê duyệt;

- Tham gia công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật Đảng khi được yêu cầu.

Trong công tác pháp chế, các phòng ban chức năng này:

- Phối hợp với Ban pháp chế và hợp đồng giúp lãnh đạo Công ty góp ý đối với dự thảo quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến;

- Chủ trì rà soát các văn bản pháp lý nội bộ của Công ty trong lĩnh vực chuyên môn của cơ quan đơn vị, phối hợp với Ban pháp chế và hợp đồng kiến nghị Lãnh đạo Công ty bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới cho phù hợp với các quy định của Pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của Công ty;

- Phối hợp với Ban pháp chế và hợp đồng trong việc giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Công ty giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong Công ty;

- Đề xuất Lãnh đạo Công ty phê duyệt thuê tư vấn pháp luật khi có nhu cầu;

- Chủ trì triển khai công việc, cung cấp hồ sơ, tài liệu cho tư vấn pháp luật để thực hiện công việc tư vấn, nghiệm thu sản phẩm hoàn thành;

- Bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan để Ban pháp chế và hợp đồng thực hiện công tác thanh, quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty;

Trong công tác hợp đồng, các phòng ban chức năng:

- Chủ trì triển khai, theo dõi tình hình các hợp đồng trong Công ty được lãnh đạo Công ty giao chủ trì thực hiện;

- Tổng hợp, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình thực hiện các hợp đồng của Công ty do cơ quan đơn vị được giao chủ trì thực hiện;

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu; tham gia, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh liên quan đến các hợp đồng của Công ty.

Phòng Tổ chức – Nhân lực tại Cơ quan Công ty sẽ hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc xây dựng các kế hoạch lao động của các phòng Tổ chức – Nhân lực các đơn vị; đồng thời, phòng Tổ chức – Nhân lực phải thực hiện chế độ báo cáo, giải trình việc xây dựng kế hoạch lao động của đơn vị cho phòng Tổ chức – Nhân lực. Hình thức mối quan hệ chức năng này khắc phục được nhược điểm về sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, khả năng quản lý, giám sát của cấp trên trực tiếp là các Giám đốc Trung tâm và chi nhánh. Tuy nhiên, quan hệ này lại vi phạm chế độ một thủ trưởng nên việc hạn chế vi phạm quyền hạn chức năng là rất quan trọng để duy trì tính toàn vẹn của các cương vị quản lý.

Như vậy, có thể thấy rằng các phòng ban chức năng và Ban lãnh đạo công ty có mối quan hệ mật thiệt, hỗ trợ, phối hợp với nhau để cùng hoàn thành công việc được giao. Không một bộ phận, phòng ban nào hoạt động độc lập, riêng lẻ, không hỗ trợ hay phối hợp các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.

2.3. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kỹ thuật máy bay

2.3.1. Nhân tố bên ngoài

2.3.1.1. Môi trường pháp luật

Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải hàng

không dân dụng, tuân thủ các quy định sau: - Luật doanh nghiệp.

- Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014.

- Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

- Nghị định số 162/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng.

- Nghị định số 110/2011/NĐ-CP Về quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ phụ tùng vật tư máy bay.

- Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Thông tư số 03/2016/TT-BGTVT ngày 31/3/2016, thông tư số 03//2016/TT-BGTVT ngày 31/3/2016, Thông tư số 56/2018/TT-BGTVT ngày 11/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

- Quyết định số 2606/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 7/9/2017 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Na.

- Quyết định số 1055/QĐ-BGTVT ngày 31/5/2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung quyết định 2606/QĐ-BGTVT.

2.3.1.2. Môi trường kinh doanh

- Về kinh tế: Cần chú ý tới các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, khu vực. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền

kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, tác động y tế của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả các cấp trung ương và địa phương. Trong khi kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8% trong quý đầu năm 2020, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra là khó dự đoán, tùy thuộc vào quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽ giảm xuống 3-4% so với tỉ lệ 6,5% được dự báo trước khủng hoảng. Yêu cầu lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đang tác động tiêu cực đến ngành hàng không, trong đó có VAECO khi số lượng chuyến bay giảm đáng kể, nhu cầu sửa chữa cũng giảm. Để đối phó với tình trạng này, Công ty chưa tiến hành cắt giảm nhân sự nhưng yêu cầu các cán bộ, nhân viên luân phiên làm việc, nhằm giảm bớt chi phí nhân công và vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động.

- Về văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường

được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần.

Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập … khác nhau.

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê Tình hình lao động, việc làm cả nước trong 6 tháng đầu năm 2019 có nhiều tín hiệu khả quan. So với cùng kỳ năm trước, số người có việc làm tăng lên, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung của cả nước năm 2018 theo giá hiện hành đạt 3,88 triệu đồng (tăng 778 nghìn đồng so với năm 2016), tăng 25,1% so với năm 2016 (khu vực thành thị đạt 5,62 triệu đồng, tăng 23,5%; khu vực nông thôn đạt 2,99 triệu đồng, tăng 23,4%), bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 11,9%/năm. Tốc độ tăng thu nhập theo giá so sánh (thu nhập sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của giai đoạn 2016-2018 là 8%, cao hơn 1,4 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của giai đoạn 2014-2016 nhưng thấp hơn 1 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của thời kỳ 2012-2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 72 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)