Phân tích thực trạng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thực trạng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công

tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay

2.2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tương đối khoa học, chuyên môn hóa thành từng cấp, từng phòng, đơn vị chức năng.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Văn phòng Công ty

Theo cấp quản lý, bao gồm 03 cấp là Cấp Hội đồng thành viên; Ban giám đốc và Các phòng, ban chức năng. Cụ thể đó là:

- Cấp Hội đồng thành viện gồm Hội đồng thành viên và Ban Kiểm soát. - Ban giám đốc gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc.

- Các phòng, ban chức năng: các ban/phòng chuyên môn, các trung tâm,

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

BAN/PHÒNG CHUYÊN MÔN

TRUNG TÂM CHI NHÁNH VĂN PHÒNG

1. Ban Tổ chức - Nhân lực;

2. Ban Tài chính - Kế toán;

3. Ban Kế hoạch - Kinh doanh; 4. Ban Đảm bảo chất lượng; 5. Ban Kỹ thuật và CNTT; 6. Ban Pháp chế và Hợp đồng; 7. Phòng An ninh.

1. Trung tâm Điều hành BD; 2. TTBD nội trường Hà Nội; 3. TTBD ngoại trường Hà Nội; 4. TT PVBD Hà Nội; 5. TTBD nội trường HCM; 6. TTBD ngoại trường HCM; 7. TT PVBD HCM; 8. Trung tâm Cung ứng

PTVT;

9. Trung tâm Đào tạo.

1. Chi nhánh Bảo dưỡng nội thất; 2. Chi nhánh Công ty tại Tp. Đà Nẵng; 3. Chi nhánh Công ty tại Tp. Hồ Chí Minh.

1. Văn phòng Công ty; 2. Văn phòng Đảng -

chi nhánh, văn phòng.

Như vậy, Công ty VAECO đang tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng. Mô hình này có sự kết hợp của hai cơ cấu tổ chức đó là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến và cơ cấu tổ chức kiểu chức năng. Theo đó, mối liên hệ giữa cấp dưới và lãnh đạo là trực tiếp, quyền tự chủ trong quá trình ra quyết định và đảm bảo phải tuân thủ theo quyết định, gắn liền với một vị trí quản lý nhất định trong tổ chức. Các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, lời khuyên, kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.

Mô hình quản lý này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, thu hút được các chuyên gia có kinh nghiệm vào giải quyết các vấn đề chuyên môn. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo (Hội đồng thành viên) và cấp dưới (Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc) và các cấp dưới nữa (các ban/phòng chuyên môn, các trung tâm, chi nhánh, văn phòng) là một đường thẳng (trực tuyến), những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, mô hình này có thể gây chồng chéo các chức năng quản lý do có thể làm thông tin không nhất quán giữa nhiều cấp quản lý, việc kết hợp giữa các bộ phận chức năng và bộ phận trực tuyến gây tốn thời gian, công sức. Do đó, cơ cấu này đòi hỏi Lãnh đạo của Công ty phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.

2.2.2. Thực trạng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tổ chức bộ máy quản lý

2.2.2.1. Thực trạng bộ máy quản lý

Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ trong Công ty để hình thành các bộ phận đã được thực hiện trên cơ sở khoa học và chặt chẽ. Mô hình tổ chức được hình thành theo chức năng mang tính lôgic cao, phát huy được thế mạnh

của việc chuyên môn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự, đó là là tập trung được những người lao động có trình độ chuyên môn tương đồng vào với nhau, tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hoạt động. Hoạt động đào tạo nhờ đó cũng được được đơn giản hóa, giảm bớt gánh nặng quản lý cho các nhà điều hành. Việc phân chia tổ chức theo chức năng của Công ty cũng sẽ phát huy được sức mạnh quy mô, tạo điều kiện mở rộng tổ chức. Các phòng ban chuyên môn được thành lập tại các khu vực theo tiêu chí phân chia theo địa dư, tạo điều kiện duy trì được chế độ quản lý tập trung một thủ trưởng, giảm được gánh nặng điều hành cho các nhà quản lý cấp cao.

Sự phân chia này được cụ thể hóa bằng các văn bản quy định chức năng nhiệm vụ cho từng đơn vị, hệ thống văn bản này đã được nhận định là phù hợp với hoạt động của đơn vị trên thực tế.

* Hội đồng thành viên

Bảng 2.5. Cơ cấu Hội đồng thành viên của VAECO giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Người Tiêu chí 2017 2018 2019 Tổng 2 2 2 Theo giới tính -Nam 2 2 2 -Nữ 0 0 0 Theo độ tuổi -Dưới 40 tuổi 0 0 0 -Từ 41-50 tuổi 1 1 1 -Từ 51-55 tuổi 1 1 0 -Từ 56-60 tuổi 0 0 1

Theo trình độ đào tạo

-Tiến sĩ 0 0 0 -Thạc sĩ 2 2 2 -Đại học 0 0 0 Trình độ lý luận chính trị -Cao cấp 2 2 2 -Trung cấp 0 0 0 -Sơ cấp 0 0 0

Tiêu chí 2017 2018 2019

Trình độ quản lý hành chính nhà nước

-Cao cấp 0 0 0

-Trung cấp 1 1 1

-Sơ cấp 1 1 1

-Chưa đào tạo 0 0 0

Trình độ ngoại ngữ

-Tiếng Anh nhóm 4 0 0 1 -Ngoại ngữ khác (tiếng Nga) 1 1 1

Nguồn: Văn phòng Công ty

Hội đồng thành viên chuyên trách của VAECO gồm 02 người. Tất cả thành viên của HĐTV là nam giới và có trình độ thạc sĩ. Hai cán bộ này trong độ tuổi trên 41 tuổi, là những người có kinh nghiệm quản lý, trải đời nên sẽ có những quyết định đúng đắn, sâu sắc hơn. Đây là đại diện Chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại Công ty; thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu tại Công ty và đối với các công ty do Công ty đầu tư vốn điều lệ và quyền, nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với phần vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác. Hai cán bộ đều có trình độ lý luận chính trị cao cấp, nhưng chỉ có trình độ quản lý hành chính nhà nước trung cấp và sơ cấp. Về trình độ ngoại ngữ, năm 2019, chỉ có 01 cán bộ có trình độ tiếng Anh nhưng nhóm 4, nhóm thấp nhất trong 04 nhóm và 01 người có trình độ tiếng Nga. Như vậy, trình độ của các cấp quản lý cao nhất của VAECO chưa thực sự cao, chưa bắt kịp theo những xu hướng mới nhất của đất nước khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.

Điều 79 của Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, bên cạnh đó, phạm vi quyền hạn của cấp HĐTV tại Công ty còn được mở rộng như sau:

“- Trong công tác kế hoạch: Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của Công ty;

- Trong công tác đầu tư: quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê, mua, bán tài sản có giá trị dưới 50% vốn điều lệ của

Công ty;

- Trong công tác tài chính: Quyết định các phương án huy động vốn; thông qua các báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; đồng thời quản lý và giám sát sử dụng các quỹ;

- Trong công tác tổ chức: quyết định Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; quyết định các quy chế quản lý nội bộ;

- Trong công tác nhân sự: quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh phó TGĐ, TGĐ và kế toán trưởng; quyết định lương thưởng với các chức danh do HĐTV bổ nhiệm;

- Trong công điều hành tác sản xuất kinh doanh: Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

- Trong công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo: kiểm tra giám sát TGĐ, phó TGĐ, cấp trưởng các đơn vị trực thuộc; báo cáo chủ sở hữu là TCT Hàng không Việt Nam các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt… [17].

* Ban Kiểm soát

Bảng 2.6. Cơ cấu Ban Kiểm soát của VAECO giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Người Tiêu chí 2017 2018 2019 Tổng 2 2 2 Theo giới tính - Nam 1 1 1 - Nữ 1 1 1 Theo độ tuổi - Dưới 40 tuổi 1 1 1 - Từ 41-50 tuổi 1 1 1 - Từ 51-55 tuổi 0 0 0 - Từ 56-60 tuổi 0 0 0

Theo trình độ đào tạo

- Tiến sĩ 0 0 0

- Thạc sĩ 0 0 0

Tiêu chí 2017 2018 2019

Trình độ lý luận chính trị

- Cao cấp 0 0 0

- Trung cấp 0 0 0

- Sơ cấp 0 0 0

- Chưa đào tạo 1 1 1

Trình độ quản lý hành chính nhà nước

- Cao cấp 0 0 0

- Trung cấp 0 0 0

- Sơ cấp 0 0 0

- Chưa đào tạo 1 1 1

Trình độ ngoại ngữ

- Tiếng Anh 0 0 1

- Ngoại ngữ khác 0 0 0

Nguồn: Văn phòng Công ty

Ban kiểm soát của VAECO cũng gồm 02 thành viên. 01 nam 01 nữ. Theo độ tuổi, có 01 thành viên dưới 40 tuổi và 01 thành viên từ 41đến 50 tuổi. Về trình độ học vấn, hai thành viên này chỉ có bằng đại học và không thành viên nào có trình độ lý luận chính trị hay trình độ quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, về cơ bản, hai thành viên trong Ban kiểm soát của VAECO chưa có trình độ học vấn cao, chưa nắm được các lý luận chính trị hay quản lý hành chính nhà nước nên phần nào ảnh hưởng đến công việc bởi các thành viên này đảm nhiệm các công việc liên quan trực tiếp đến các vấn đề pháp luật. Nguyên nhân là do các cán bộ này do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Công ty cổ phần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp chủ sở hữu kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, việc quản lý điều hành công việc kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Tổng Giám đốc.

Nhiệm vụ chính Kiểm soát viên là kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty trong tổ chức thực hiện quyền sở hữu, quản lý điều hành công việc kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kinh doanh; kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và

điều hành.

* Ban giám đốc

Bảng 2.7. Cơ cấu Ban giám đốc của VAECO giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Người Tiêu chí 2017 2018 2019 Tổng 4 3 4 Theo giới tính - Nam 4 3 4 - Nữ 0 0 0 Theo độ tuổi - Dưới 40 tuổi 0 0 0 - Từ 41-50 tuổi 0 0 2 - Từ 51-55 tuổi 1 1 1 - Từ 56-60 tuổi 3 2 1

Theo trình độ đào tạo

- Tiến sĩ 0 0 0 - Thạc sĩ 2 2 4 - Đại học 2 1 0 Trình độ lý luận chính trị - Cao cấp 3 2 2 - Trung cấp 0 0 0 - Sơ cấp 0 0 0

- Chưa đào tạo 1 1 2

Trình độ quản lý hành chính nhà nước

- Cao cấp 0 1 2

- Trung cấp 2 1 1

- Sơ cấp 0 0 0

- Chưa đào tạo 2 1 1

Trình độ ngoại ngữ

- Tiếng Anh nhóm 1 1 1 1 - Tiếng Anh nhóm 4 1 0 2 - Ngoại ngữ khác (tiếng Nga) 2 1 1

Nguồn: Văn phòng Công ty

Như vậy, Ban Giám đốc của Công ty đều là nam giới, gồm 01 TGĐ và 03 Phó TGĐ phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Năm 2017 và 2019, Công ty có 4 thành viên nhưng năm 2018 chỉ có 3 thành viên. Theo độ tuổi, đa số các thành viên trong Ban Giám đốc đều trên 41 tuổi, là những người có kinh

nghiệm, hiểu biết nhất định và có độ chín chắn. Tuy nhiên, các cán bộ từ 56 đến 60 tuổi dường như là quá cao, không thể thích ứng nhanh nhạy, kịp thời với những thay đổi hiện nay. Về trình độ đào tạo, năm 2017, chỉ có 2 thành viên có trình độ thạc sĩ, 2 người có trình độ đại học. Nhưng năm 2019, cả 4 thành viên đều có trình độ thạc sĩ. Về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý hành chính nhà nước, vẫn còn 30-50% cán bộ chưa qua đào tạo. Trình độ ngoại ngữ của các cán bộ này cũng hạn chế, năm 2019 chỉ có 01 người biết tiếng Anh nhóm 1; 02 người biết tiếng Anh nhóm 4 và 01 người biết ngoại ngữ khác, tiếng Nga. Như vậy, về cơ bản, trình độ của các thành viên Ban giám đốc chỉ đáp ứng những điều kiện tối thiểu của một cán bộ lãnh đạo mà chưa có trình độ chuyên môn cao. Các hiểu biết về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước hay ngoại ngữ của các thành viên Ban giám đốc đều không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Giám đốc của VAECO như sau:

- Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung mọi mặt hoạt động theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.

Tổng giám đốc phân công và ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực chỉ đạo, xử lý công việc đối với từng lĩnh vực được phân công, phụ trách trên cơ sở tài liệu, giáo trình tổ chức bảo dýỡng đã được Cục hành không Việt Nam phê duyệt và các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Công ty.

Tổng Giám đốc phân công và ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực luân phiên trực chỉ đạo, điều hành hoạt động bảo dưỡng đảm bảo bay hàng tuần tại trụ sở chính của Công ty – Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội.

ngày của Công ty, đảm bảo các hoạt động sản xuất, bảo dưỡng, an toàn, an ninh, chất lượng và các hoạt động khác của Công ty đáp ứng các yêu cầu của các Nhà chức trách Hàng Không liên quan, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tổng Giám đốc chỉ đạo, phân công và ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực điều hành một số lĩnh vực chuyên ngành.

- Phó Tổng giám đốc – Giám đốc lĩnh vực

Trong phạm vi các lĩnh vực được phân công/ ủy quyền, các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Tổng Giám đốc chỉ đạo, điều hành, giải quyết. Nếu các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực do Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực khác phụ trách thì các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực chủ động phối hợp thực hiện. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

Các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước Pháp luật về các quyết định có liên quan đến công việc được Tổng Giám đốc phân công và ủy quyền, thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho Tổng Giám đốc.

Trường hợp phát sinh nội dung công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực không nằm trong các lĩnh vực phân công cho các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực, Tổng Giám đốc sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực.

Các Phó Tổng Giám đốc – Giám đốc lĩnh vực trong lĩnh vực được phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)