Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

1.6.2. Nhân tố bên trong

* Chiến lược của tổ chức

Chiến lược và cơ cấu của tổ chức là hai mặt không thể tách rời của hoạt động quản lý. Khi doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh mới, sự khan hiếm về các nguồn lực sẽ tạo động lực cho sự thay đổi về cơ cấu tổ chức để tận dụng những nguồn lực sẵn có, phục vụ cho mục tiêu của tổ chức. Quá trình phát triển của cơ cấu tổ chức để đảm bảo tương thích với chiến lược kinh doanh thường trải qua các giai đoạn: xây dựng chiến lược mới; phát sinh các vấn đề quản lý; cơ cấu tổ chức mới, thích hợp hơn được đề xuất và triển khai; đạt được thành quả mong đợi. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, chiến lược phát triển doanh nghiệp cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi hoàn thiện. Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hóa cao hay mở rộng sản xuất nhằm đạt mục tiêu. Mức độ chuyên môn hóa theo các lĩnh vực đòi hỏi cơ cấu tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trên các lĩnh vực.

dịch vụ mới thường có một bộ máy quản lý phù hợp với chiến lược đó. Bộ máy quản lý đòi hỏi sự linh hoạt, phân công lao động giữa các bộ phận nhằm tạo sự thích ứng với chiến lược đổi mới của doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp theo chiến lược cắt giảm chi phí, cần xây dựng một bộ máy quản lý với các liên kết chặt chẽ đúng quy định và mức độ tập trung quyền lực cao nhất.

* Quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức

Bộ máy quản lý tổ chức phục thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với từng quy mô khác nhau, doanh nghiệp có sự áp dụng quy trình sản xuất kinh doanh cũng như bố trí nhân lực sao cho hợp lý, nhằm đảm bảo năng suất lao động. Vì vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải xây dựng phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn và phức tạp thì hoạt động của doanh nghiệp cũng phức tạp. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, thực hiện những hoạt động phức tạp thường đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa cao hơn, tuy nhiên lại ít tập trung hơn các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, nhà quản lý cần đưa ra một mô hình cơ cấu tổ chức sao cho không phức tạp, cồng kềnh.

* Công nghệ và tính chất công việc

Công nghệ và tính chất công việc trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức cần sắp xếp nhân lực sao cho tăng cường khả năng thích nghi của doanh nghiệp trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ cấu tổ chức chưa có những chuyển biến nhanh, chủ động nên thường đi sau công nghệ gây ra sự chậm trễ trong việc khai thác đầy đủ công nghệ mới.

Các doanh nghiệp khi khai thác công nghệ mới thường có xu hướng sử dụng các cán bộ quản lý cấp cao có trình độ học vấn và kinh nghiệm về kỹ thuật. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cũng chú trọng đầu tư các dự án hướng vào việc duy trì và phát triển vị trí dẫn đầu của doanh nghiệp về mặt công nghệ.

Cơ cấu tổ chức phù hợp hệ thống công nghệ và đảm bảo tính chặt chẽ trong việc ra quyết định liên quan đến hoạt động của tổ chức và công nghệ.

* Con người

Khi xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố con người đến cơ cấu tổ chức, cần tìm hiểu trên hai khía cạnh: quan điểm của nhà lãnh đạo và năng lực của đội ngũ nhân viên. Quan điểm của lãnh đạo cấp cao có tác động đến cơ cấu tổ chức. Các nhà quản lý theo phương thức truyền thống thường thích sử dụng những hình thức tổ chức điển hình như tổ chức theo chức năng với hệ thống thứ bậc. Họ ít khi vận dụng hình thức tổ chức theo ma trận hay mạng lưới.

Khi lựa chọn mô hình tổ chức cũng cần xem xét đến đội ngũ công nhân viên. Nhân lực có trình độ, kỹ năng cao thường hướng tới mô hình có quản lý mở. Các nhân viên cấp thấp và công nhân kỹ thuật thường thích mô hình tổ chức có nhiều tổ đội, bộ phận được chuyên môn hóa như tổ chức theo chức năng, vì các mô hình như vậy có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng hơn và tạo cơ hội để liên kết những đối tượng có chuyên môn tương đồng.

Ngoài ra trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Cũng cần xem xét tới các yếu tố lực cản của quá trình thay đổi. Đó chính là quan điểm của nhà quản lý và sự đón nhận của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)