Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 40 - 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật

2.1. Khái quát chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay viên kỹ thuật máy bay

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Máy bay (Vietnam Airlines Engineering Company - VAECO) được thành lập theo Quyết Định số 1276/QĐ-TTg ngày 28/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ. VAECO thành lập từ năm 2008 dựa trên sự tổ chức sắp xếp lại các Xí nghiệp Máy bay A75, A76, phòng Kỹ thuật thuộc Văn phòng Khu vực Miền Trung. Trụ sở chính của VAECO tại Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. VAECO có 2 chi nhánh, 1 chi nhánh Nội thất, cùng 7 trung tâm bảo dưỡng và 1 trung tâm đào tạo.

Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Máy bay. Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines Engineering Company Limited. Tên viết tắt: VAECO

Địa chỉ: Sân bay Quốc tế Nội bài, Hà Nội Tel/Fax: +84.4.3886.5532

SITA: HANEEVN - SGNEEVN Mă số thuế VAT: 01027.1367.3

VAECO đã được phê chuẩn chứng chỉ bảo dưỡng VAR-145 của Cục Hàng không Việt Nam (CAAV), chứng chỉ bảo dưỡng FAR-145 của Cục Hàng không Liên Bang Mỹ (FAA), chứng chỉ bảo dưỡng EASA-145 của Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu và một số chứng chỉ bảo dưỡng của các nhà chức trách hàng không khác.

Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, VAECO ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay trong và ngoài khu vực. Trong thời điểm hiện tại, bên cạnh khách hàng

lớn là VNA, Công ty VAECO đang đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật (ngoại trường, nội trường, cung ứng phụ tùng, bảo dưỡng nội thất…) kịp thời và chất lượng cho gần 50 khách hàng quốc tế với hơn 50 nghìn chuyến bay và hơn 30 gói bảo dưỡng dạng C một năm. Khách hàng của VAECO được chia thành 02 nhóm: Nhóm các Hãng Hàng không truyền thống (Cambodia Angkor Air, EVA Air, Aeroflot, Qatar Airways, Korean Air…) và Nhóm các Hãng hàng không giá rẻ (Jetstar, Jeju Air, Tiger Air, Tway Air, Beijing Capital Airlines, Hongkong Airlines...).

2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý máy quản lý

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh

- Bảo quản các loại máy bay của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP.

- Bảo dưỡng, sửa chức, đại tu máy bay, động cơ và phụ tùng vật tư máy bay. - Làm đại lý cho các nhà chế tạo, cung ứng động cơ và phụ tùng máy bay. - Tham gia thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến các thiết bị trên máy bay, các thiết bị chuyên dụng hàng không;

- Xuất nhập khẩu máy bay, động cơ máy bay, vật tư, phụ tùng và thiết bị kỹ thuật hàng không theo yêu cầu của nhà khai thác;

- Sửa chữa, lắp ráp, sản xuất máy bay và động cơ máy bay; - Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật máy bay;

- Đào tạo, huấn luyện nhân viên kỹ thuật máy bay, nhân viên kỹ thuật khác phục vụ các dịch vụ kỹ thuật máy bay, dịch vụ hàng không.

- Cho thuê tài sản, mặt bằng, kho băi phục vụ cho các hãng hàng không trong và ngoài nước, các đơn vị phục vụ trong lĩnh vực hàng không.

- Cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thí nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

- Bán buôn, bán lẻ các loại máy móc, thiết bị và phụ tùng vật tư cho máy bay, thiết bị, dụng cụ sửa chữa máy bay và các thiết bị chuyên dùng cho ngành

hàng không;

- Đào tạo các khóa học phục vụ cho các hoạt động dịch vụ kỹ thuật máy bay, dịch vụ hàng không;

- Đào tạo sơ cấp; cung ứng lao động tạm thời; cung ứng và quản lý nguồn lao động nhân viên kỹ thuật cho các hoạt động dịch vụ kỹ thuật máy bay, dịch vụ hàng không.

2.1.2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực

Tính đến 31/12/2019, VAECO có 2.868 cán bộ công nhân viên làm việc trung bình 42 giờ/ tuần. Trong đó, hơn 1800 cán bộ công nhân viên làm việc trực tiếp liên quan đến công tác bảo dưỡng máy bay và 800 kỹ sư và thợ kỹ thuật được phê chuẩn chứng chỉ bảo dưỡng các loại máy bay, như A350, 320, A321, A330, B787, B777, ATR72/42… Nhóm hỗ trợ AOG của VAECO sẵn sàng hỗ trợ 24/7 với đội ngũ kinh nghiệm nhất. Cụ thể như sau:

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của VAECO giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Người Năm Độ tuổi Tổng <=30 31-40 41-50 51-55 56-60 >60 2017 936 1255 356 179 148 0 2.874 2018 779 1408 390 141 163 1 2.882 2019 589 1534 434 114 194 3 2.868

Nguồn: Văn phòng Công ty

Nhìn bảng trên ta thấy, cơ cấu lao động của VAECO khá trẻ, độ tuổi dưới 40 chiếm 76%, trong đó chủ yếu lao động của Công ty trong độ tuổi từ 31 đến 30 tuổi. Đây là độ tuổi có đủ kinh nghiệm làm công tác kỹ thuật. Lao động trên 50 tuổi chiếm 24% còn lại.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ của VAECO giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Người

Năm Trình độ đào tạo Tổng

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học CĐ Trung cấp Sơ cấp Khác

2017 3 109 1396 169 884 273 40 2.874 2018 2 129 1407 179 859 266 40 2.882 2019 2 130 1402 178 855 263 38 2.868

Nguồn: Văn phòng Công ty

Nhìn bảng trên ta thấy, trình độ đào tạo cao, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 50% tổng số lao động. Đặc biệt, lao động của VAECO có trình độ tiến sĩ. Số lượng lao động có trình độ thạc sĩ ngày càng tăng, từ 109 người năm 2017, tăng lên 129 người năm 2018 và 130 người năm 2019. Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, 47,53% năm 2017; 46,63% năm 2018 và 46,51% năm 2019.

- Cơ cấu lao động theo chức danh

Xét cơ cấu lao động theo chức danh, đa số lao động của công ty là nhân viên kỹ thuật, chiếm khoảng 43% các năm; tiếp đến là chuyên viên, kỹ sư chiếm khoảng 39% các năm; cán sự, nhân vięn CMNV chiếm 7% các năm và các vị trí còn lại.

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay và động cơ, phụ tùng máy bay nên nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay tại VAECO là lao động đặc thù, chuyên môn sâu của Công ty. Tùy theo từng chức danh nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, yêu cầu các tiêu chuẩn khác nhau về đào tạo ban đầu, huấn luyện định kỳ; thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tế; giấy phép bảo dưỡng; chứng chỉ ủy quyền... theo các quy định của nhà chức trách hàng không.

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo chức danh tại Công ty

Đơn vị: Người

Stt Năm

Chức danh 2017 2018 2019

I Lao động theo chức danh 2874 2882 2868 1 Cán bộ quản lý Công ty 10 8 8 2 Cấp ban và tương đương 61 59 58 3 Cấp phòng và tương đương 150 147 150 4 Cấp đội và tương đương 7 6 11 5 Chuyên viên, kỹ sư 1126 1145 1134 6 Cán sự, nhân viên CMNV 222 216 212 7 Nhân viên kỹ thuật 1238 1234 1229 8 Nhân viên vệ sinh, bảo vệ, tạp vụ 60 67 66

9 Thuê ngoài 0 0 0 II Lao động có chứng chỉ 1.325 0 0 1 CRS máy bay 1007 0 0 - CRS A/ARS 561 0 0 - CRS B1/B2 446 0 0 2 Chứng chỉ khác 318 0 0

Nguồn: Văn phòng Công ty 2.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả sản xuất kinh doanh của VAECO giai đoạn 2017-2019 được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của VAECO giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Doanh thu 2.233 2.451 2.564

Chi phí 1.827 1.923 1.989

Lợi nhuận trước thuế 127,6 142 148,3

Nộp NSNN 32,4 35,4 36,9

Nhìn bảng trên ta thấy, năm 2017, tổng doanh thu của Vaeco là 2.233 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 127,6 tỷ đồng, tăng khoảng 15 % so với năm 2016. Năm 2018, tổng doanh thu của VAECO là 2.451 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 142 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu từ khách hàng ngoài đạt 131% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 62,3% kế hoạch năm 2019. Doanh thu năm 2019 của Công ty đạt 2.564 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 148,3 tỷ đồng. Theo đó, chi phí và số tiền nộp NSNN cũng tăng. Cụ thể, chi phí tăng từ 1.827 tỷ đồng năm 2017 lên 1.923 tỷ đồng năm 2018 và 1.989 tỷ đồng năm 2019. Về nộp NSNN tăng từ 32,4 tỷ đồng năm 2017 lên 35,4 tỷ năm 2019 và 36,9 tỷ năm 2019.

Như vậy, với việc giữ vững và phát triển khách hàng thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ bảo dưỡng ngoại trường từ hỗ trợ kỹ thuật (TS) lên dịch vụ ký tàu (FTH), tập trung bảo dưỡng nội trường dòng tàu bày thân hẹp (A320/A321, ATR72…) góp phần tăng doanh thu của Công ty hàng năm.

Như vậy, giai đoạn 2017-2019, Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao, cân đối được thu chi, kinh doanh có lăi và thu nhập của người lao động được đảm bảo. Các chỉ số về đảm bảo khai thác tàu bay đều tốt hơn so với mục tiêu; Công tác kiểm soát chất lượng được duy trì liên tục, mang lại nhiều hiệu quả. Công tác lao động đào tạo cũng được chú trọng. Kiểm soat định biên lao động, không tuyển lao động giản đơn, giảm tiến độ tuyển dụng lao động kỹ thuật cao, đưa ra các giải pháp tăng năng suất lao động, tập trung đào tạo, luân chuyển, tái cơ cấu, sử dụng hiệu quả lao động công ty. Việc chăm lo đời sống cho người lao động được thực hiện tốt, tạo phong trào thi đua sôi nổi, hứng khởi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tham gia sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật máy bay (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)