Tự chủ trong việc quản lý sử dụng kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 55 - 61)

2.2 Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Khoa học xã

2.2.5 Tự chủ trong việc quản lý sử dụng kinh phí

Giai đoạn 201-2016 Trường ĐH KHXH&NV thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ

và thực hiện thống nhất trong toàn đơn vị. Tự chủ trong quản lý nguồn kinh phí, Trường ĐHKHXH&NV quản lý sử dụng kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng và thống nhất, cơng khai tồn trường, thực hiện theo các định mức, quy định của Nhà nước gồm:

Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và sử dụng nguồn kinh phí bổ sung từ hoạt động thu sự nghiệp.Giai đoạn 2014-2016 tổng chi thường xuyên của Nhà trường từ 142 tỷ đồng đến 144 tỷ đồng. Trong đó Trường tự đảm bảo chi thường xuyên 65,2trđ – 66,6trđ đạt 45%-46,3%; NSNN cấp bù từ 77,1trđ-77,9trđ đạt 53,7% đến 54,3% chi thường xuyên (Hình 2.6) (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Tình hình kinh phí, nguồn kinh phí chi thường xun năm 2014; 2015; 2016

của Đại học KHXH&NV

Đơn vị: triệu đồng

Năm tài chính Nguồn NSNN cấp Nguồn thu sự nghiệp bổ sung nguồn kinh phí Tổng cộng

Năm 2014 77.389 65.225 142.614

Năm 2015 77.099 66.499 143.598

Năm 2016 77.913 66.637 144.550

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn kinh phí thường xuyên

(Nguồn Báo cáo quyết toán năm 2014; 2015; 2016 của Đại học KHXH&NV)

Nội dung chi thường xuyên:

- Chi thanh toán cá nhân chiếm 31,7%-35,2% tổng chi thường xuyên. Bao gồm chi

tiền lương và các khoản phụ cấp lương, phụ cấp đặc thù nghề cho các cán bộ, giảng

viên được chi trả hàng tháng; các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội; y tế; thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo hệ số lương (hệ số ngạch bậc và các hệ số phụ cấp lương và mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định). Các nội dung này được NSNN

cấp bù, phần còn lại được đảm bảo từ nguồn thu học phí theo quy định.

- Các khoản chi phí thuê mướn, mua ngồi chi phí hoạt động quản lý, khác... chiếm từ

19,1% - 34,5% tổng chi thường xuyên gồm chi thanh tốn tiền cơng tác phí, chi hội nghị, hội thảo trong nước, chi trang bị điện thoại và hỗ trợ cước phí điện thoại, văn phịng phẩm, điện nước, các khoản chi khác, chi thuê giảng viên, chuyên gia... Được quản lý, kiểm soát chi theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị tự xây dựng (Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2014; 2015; 2016), chi theo thực tế phát sinh gắn với kế hoạch, dự toán của các hoạt động chun mơn. Trong đó chi hỗ trợ điện thoại, chi văn phịng phẩm, xăng xe, cơng tác phí, chi hội nghị... được xây dựng định mức và kiểm soát chi theo định mức khoánquy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đã góp phần sử dụng tiết kiệm nguồn kinh phí tại ĐHKHXH&NV. Năm 2015 kinh phí chi

54,3% 53,7% 53,9% 45,7% 46,3% 46,1% 40,0% 42,0% 44,0% 46,0% 48,0% 50,0% 52,0% 54,0% 56,0%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn NSNN cấp

thường xuyên tăng đột biến do Nhà trường thực hiện kỷ niệm 70 năm thành lập trường, còn về cơ bản chi thường xuyên tăng hàng năm không đáng kể.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm từ 10,3% - 14,6% chi thường xuyên: Chi cho các

hoạt động phát sinh liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo như chi tuyển sinh, tốt nghiệp, đi thực tế, biên soạn giáo trình; thanh tốn vượt định mức giờ giảng, trang

phục công tác, hỗ trợ tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tập thể cho CBVC,

phục vụ hội trường, lớp học vào các buổi tối và ngày nghỉ và các khoản chi nghiệp vụ

chun mơn khác... trong đó chi xây dựng chương trình khung, biên soạn bài giảng, thẩm định giáo trình, bài giảng, chi hỗ trợ sinh viên đi thực tế được quy định định mức chi cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, các nội dung chi còn lạiđược thực hiện theo các quy định của nhà nước, một số nội dung chưa được quy định, căn cứ vào dự trù và thực tế phát sinh, quy chế chi tiêu nội bộ đã quy định hiệu trưởng phê duyệt định mức chi.

- Tiết kiệm chi thường xuyên đạt từ 23,5% - 33,2% cho thấy nhà trường đã có những tích cực trong khai thác nguồn thu, bổ sung nguồn kinh phí chi thường xuyên và tiết kiệm trong chi thường xuyên để tạo nguồn nâng cao thu nhập tăng thêm cho cán bộ

viên chức. (Hình 2.7)

Hình 2.7: Cơ cấu chi thường xuyên tại ĐHKHXH&NV năm 2014-2016

(Nguồn Báo cáo quyết toán năm 2014-2016 của trường ĐHKHXH&NV)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chi tiền lương 32,6% 31,7% 35,2%

Chi thuê mướn, mua ngoài,

khác... 19,6% 34,5% 19,1%

Chi nghiệp vụ chuyên môn 14,6% 10,3% 14,3%

Chênh lệch tiết kiệm chi 33,2% 23,5% 31,3%

0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0%

- Phân phối kinh phí tiết kiệm từ nguồn kinh phí thường xuyên:

./ Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ giảng viên chiếm từ 47% - 62,6% tổng chênh lệch thu chi (Hình 2.8). Trường ĐHKHXH&NV đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTCđể quy định đối tượng được hưởng, điều kiện được hưởng, định mức, hệ số hưởng trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để khuyến khích nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý trong đơn vị. Chi thu nhập tăng thêm hàng năm tại Trường ĐHKHXH&NV giai đoạn

2014-2016 bình quân đạt 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ. Tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt từ 14trđ – 16trđ/1 tháng.

Hình 2.8: Cơ cấu phân phối nguồn tiết kiệm chi thường xuyên giai đoạn 2014-2016.

(Nguồn báo cáo quyết tốn năm 2014-2016 của Trường ĐHKHXH&NV)

./ Chi trích lập các quỹ

Hàng năm căn cứ vào chênh lệch thu - chi Trường Đại học KHXH&NV trích lập các

quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi mức trích lập

thực hiện theo phê duyệt của hiệu trưởng. Qua đối chiếu số liệu trích lập quỹcác năm từ 2014-2016 cho thấy Nhà trường dành ưu tiên sử dụng chênh lệch thu chi để chi cho

con người gồm chithu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên, chi ổn định thu nhập, chi phúc lợi chiếm đến gần 90% tổng chệch thu chi, chưa chú trọng trích lập quỹ phát

52,438% 47,633% 62,552% 10,794% 9,383% 8,988% 23,039% 33,408% 26,914% 13,729% 9,576% 1,545% ,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu nhập tăng thêm Quỹ PT hoạt động sự nghiệp Quỹ khen thưởng PL Quỹ ổn định thu nhập, khác

triển hoạt động sự nghiệp theo quy định của nhà nước (tối thiểu 25%) để tạo nguồn tái đầu tư cơ sở vật chất (Hình 2.8). Qua số liệu trên cho thấy Trường ĐHKHXH&NV

trong cơng tác tự chủ tài chính cịn tâm lý phụ thuộc NSNN cấp để mua sắm đầu tư cơ sở vật chất, chưa chủ động trong tạo nguồn tài chính để tái đầu tư.

Hình 2.9: Tình hình sử dụng quỹphát triển hoạt động sự nghiệp tại ĐHKHXH&NV (Nguồn Báo cáo quyết toán năm 2014-2016 tại Trường ĐHKHXH&NV)

Chi quỹphát triển hoạt động sự nghiệptrong nămchủ yếu cho hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ chun mơn (hỗ trợ 100% tiền học phí cao học, NCS, hỗ trợ cao học 4trđ/người/năm; NCS là 5trđ/người/năm) chiếm 30%; chi mua

sắm trang thiết bị và cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo chiếm 70% tổng chi quỹ. Giai đoạn 2014- 2016 tổng chi quỹ PTSN của Nhà trường từ 8.553trđ-14.859trđ và có xu hướng giảm dần (Hình 2.9)

Chi khơng thường xuyên Trong giai đoạn 2014-2016 NSNN cấp chi thường xuyên cho các nội dung: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học 79,7%-88,3%; ngồi ra cịn nguồn kinh phí viện trợ để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhiệm vụ đào tạo đại học 7,6%- 16,2% và sau đại học 3,9%-5,2% (hình 2.10)

14.859

12.098

8.553

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 2.10: Cơ cấucác hạng mục donguồn kinh phí khơng thường xuncấp. (Nguồn Báo cáo quyết toán năm 2014; 2015; 2016 tại Trường ĐHKHXH&NV)

Trong Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016 nguồn NSNN và nguồn viện trợ cấp cho chi không thường xuyên hỗ trợ cho các hoạt động Nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ lớn (80%-87%); hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo mới chuẩn quốc tế cho chương trình đào tạo đại học chiếm từ 7,6%-16%; và sau đại học chiếm 3,9% -4,1%

tổng kinh phí khơng thường xun. Nguồn kinh phí khơng thường xun cấp cho sự nghiệp NCKH cũng từng bước được nâng lên do chức năng nhiệm vụ của Trường phù

hợp với thực tế nghiên cứu.

Giai đoạn 2014-2016 Trường ĐHKHXH&NV đã rất chú trọng công tác Nghiên cứu khoa học, đã triển khai thực hiện 85 đề tài nghiên cứu khoa họccấp Nhà nước; 7 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, thành phố; 72 đề tài cấp ĐHQG; 61 đề tài cấp cơ sở. Đã đạt được 9 giải thưởng về nghiên cứu khoa học, công bố 1.553 bài báo uy tín trong nước và

quốc tế, cơng bố 55 cuốn giáo trình, sách chuyên khảo và sách tham khảo, thực hiện 76 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Nhà trường đã nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, các chủ nhiệm đề tài được tự chủ trong

công tác đăng ký, tham dự tuyển chọn, xét chọn đề tài, tự chủ trong xây dựng dự toán của đề tài theo các quy định của nhà nước... Tuy nhiên công tác nghiên cứu khoa học còn tồn tại, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học còn chậm tiến độ, thực hiện các định mức chi, thực hiện khoán chi chưa đúng quy định của nhà nước làm giảm hiệu quả và chưa đảm bảo tính cấp thiết của đề tài.

79,7% 87,2% 88,3% 16,2% 7,6% 7,8% 4,1% 5,2% 3,9% 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Kinh phí nghiên cứu khoa học

Kinh phí đào tạo ĐH Kinh phí đào tạo SĐH

Chi hoạt động dịch vụ: Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định định

mức chi cho một số hoạt động dịch vụ như chi thuê giảng viên, chi thù lao theo giờ giảng, các nội dung chi khác do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở tham khảo báo giá 3 bên, thực tiễn hoạt động và kế hoạch được phê duyệt...để kiểm soát chi hoạt động dịch vụ. Về cơ bản chi hoạt động dịch vụ chủ yếu chi thù lao giảng viên các lớp ngắn hạn, chi một số dịch vụ như photo tài liệu, tổ chức quản lý lớp học, chi điện nước,... tổng chi hoạt động dịch vụ các năm 2014 là 14.919trđ; năm 2015: 20.113trđ; năm 2016 là

19.680trđ. Từ kết quả kiểm soát chi, lợi nhuận của hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng lên từ 6.523trđ đến 10.592trđ (Hình 2.11) cùng với mức tăng của doanh thu có thể thấy Trường ĐHKHXH&NV thực hiện tự chủ tài chính đã từng bước khai thác nguồn thu đồng thời quản lý chặt chẽ chi phí để tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ.

(Nguồn Báo cáo quyết tốn năm 2014-2016 tại Trường ĐHKHXH&NV)

Hình 2.11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của hoạt động dịch vụ từ 2014-

2016 của Trường ĐHKHXH&NV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 55 - 61)