Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Khoa học Xã hội và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 37 - 44)

2.1 Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vă n Đại học Quốc gia

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường Đại học Khoa học Xã hội và

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiền

thân Trường Đại học Văn khoa Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945, tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành

lập ngày 05/06/1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.Trong hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn luôn được nhà nước Việt Nam coi là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cósứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Mục tiêu xây dựng trường thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ đắc lực sự

nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Định hướng phát triển của nhà trường

Tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học thuật và mở

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có chức năng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành đào tạo được Bộ Giáo dụcvà Đào tạo duyệt; tổ chức nghiên cứu khoa học; xây dựng và phát triển Nhà trường, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tiến tới tự chủ về tài chính... Trên tinh thần đó, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncó các chức năng - nhiệm vụ chính sau:

(1) Chức năng chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ bậc đại học cho đến tiến sĩ.

(2) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên

cứu khoa học và sản xuất, cung ứng dịch vụ đào tạo, khoa học và công nghệ theo qui định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của Pháp luật..

(3) Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lượcvà kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.

(4) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dũ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của Nhà trường, về quá

trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường

(5) Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, viên chức.

(6) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sởvật chất của Nhà trường, mở rộng sản xuất kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

(7) Tự đánh giá chất lượng giáo dụcvà chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

(8) Tuyển sinh và quản lý người học.

(9) Quản lý, sử dụng đất đai, trường lớp, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật.

(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường ĐHKHXH&NV gồm 10 phòng ban chức năng; 17 khoa và 17 trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc trường. Cơ cấu tổ chức hiện nay qua nhiều lần kiện toàn, hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu phát triển và thực hiện nhiệm vụ của Trường qua từng giai đoạn

Mơ hình tổ chức bộmáy trong trường ĐHKHXH&NV thực hiệntheo ba cấp: Trường - Khoa - bộ mơn

Hình 2.1: Sơ đồ khối tổ chức bộ máy trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Nguồn báo cáo củaĐHKHXH&NVnăm 2016)

BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG KHĐT

ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO PHÒNG CHỨC NĂNG VIỆN, BẢO TÀNG, TRUNG TÂM,

- Khoa triết học

- Khoa Đông phương học

- Khoa du lịch học

- Khoa Báo chí và truyền thơng

- Khoa Khoa học quản lý - Khoa Khoa học chính trị - Khoa Lịch sử

- Khoa lưu trữ học và quản trị văn phịng

- Khoa ngơn ngữ học - Khoa Nhân học - Khoa Quốc tế học - Khoa tâm lý học

- Khoa Thông tin thư viện - Khoa Văn học

- Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt

- Khoa Xã hội học - Khoa Tơn giáo học

- Phịng Tổ chức cán bộ

- Phòng Đào tạo

- Phịng Hành chính tổng

hợp

- Phịng quản lý Nghiên cứu khoa học - Phịng chính trị và cơng tác sinh viên - Phịng Hợp tác phát triển - Phịng Kế hoạch tài chính - Phịng Thanh tra pháp chế - Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn - Viện chính sách và quản lý - Bảo tàng Nhân học

- Trung tâm Đảm bảo Chất lượng

Giáo dục

- Trung tâm Biển và hải đảo

- Trung tâm Giáo dục Đài Loan

tại Hà Nội

- Trung tâm Hàn ngữ Sejong Hà

Nội

- Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm

- Trung tâm Nghiên cứu Châu Á -

Thái Bình Dương và Các vấn đề quốc tế

- Trung tâm Nghiên cứu Dân số,

Môi trường và Các vấn đề xã hội

- Trung tâm Nghiên cứu phát

triển Dân tộc thiểu số - Miền núi

và Lưu vực Sông Hồng

- Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo

Đương đại

-Trung tâm Nghiên cứu Trung

Quốc

- Trung tâm nghiên cứu và ứng

dụng văn hóavà nghệ thuật

- Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí

và Truyền thơng

-Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác

Đào tạo

- Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa

Việt Nam

- Cơng ty TNHH dịch vụ khoa

Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nộiquyết định bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường Đại học.

Phó hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề nghị bổ nhiệm, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định bổ nhiệm; là công chức quản lý; giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện một số lĩnh vực công tác được Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những lĩnh vực được phân công.

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Nhà trường, có quyền hạn: Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường; Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, Khoa học -

Công nghệ, hợp tác Quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng đầu tư phát triển của Nhà trường; Quyết nghị về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục Đại học; Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Nhà trường

Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình đào tạo, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ, viên chức theo mục tiêu và chiến lược phát triển Nhà Trường.

Các phòng tham mưu và quản trị chức năng (gọi chung là phòng) do Hiệu trưởng quyết định thành lập, căn cứ theo tình hình, nhiệm vụ cụ thể từng giai đoạn mà số lượng phịng và nhiệm vụ của mỗi phịng có thể thay đổi cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của Trường. Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến và tổ chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu của Trường theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

Các khoa trực thuộc Trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo và các nhiệm vụ được Hiệu trưởng phê duyệt; là đơn vị quản lý hành chính của Trường trong hệ thống quản lý 3 cấp.

Các trung tâm, viện bảo tàng, viện nghiên cứu, đơn vị dịch vụ là các đơn vị trực thuộc nhà Trường, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng phê duyệt trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động ban hành kèm quyết định thành lập. Hiện nay Nhà trường có các trung tâm trực thuộc Trường.

2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế hoạch - Tài chính

Quản lý tài chính là hoạt động khơng thể thiếu, đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định, và phát triển của Trường. Với mục tiêukhai thác hiệu quả các nguồn

thu,sử dụng kinh phí một cách hợp lý nhất, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, tăng thu nhập cho cán bộcông chức, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhà Trường đã rất nỗ lực thực hiện tự chủ tài chính, thực hiện tự chủ trong tổ chức, biên chế và sử dụng tài sản trong hoạt động đào tạo, khai thác dịch vụ và nâng cao vai trò của bộ máy kế hoạch tài chính trong quản lý tài chính của Nhà trường.

Trường Đại học KHXH&NV vận dụng mơ hình tổ chức kế tốn vừa tập trungvừa phân tán để tổ chức kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tài chính. Tồn bộ hoạt động thu, chi và kết quả hoạt động tài chínhphát sinh của nhà trường và các trung tâm được tập trung thực hiện ở phòng Kế hoạch - Tài chính. Riêng hoạt động thu chi của Viện chính sách và quản lývà công ty TNHH dịch vụ khoa học và du lịch được tổ chức hạch toán riêng, cuối năm báo cáo Trường ĐHKHXH&NV.

Nhiệm vụ của phòng Kế hoạch tàichính trường Đạihọc KHXH&NV:

Mở các loại sổ sách kế toán để hạch toán các nghiệp vụ thu, chi của trường theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

Xây dựng kế hoạch tài chính theo từng năm học; lập dự tốn thu chi tài chính hàng năm để trình duyệt, tổ chức cơng tác kế tốn, báo cáo tài chính, quyết tốn các nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn quỹ tựtạo hàng năm của trường theo quy định của Luật ngân sách và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Thực hiện việc thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thu học phí, lệ phí của sinh viên ở các hệ đào tạo; các khoản trích nộp theo định mức của các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc

trường theo quy định của Hiệu trưởng, các khoản nộp nghĩa vụ của cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ban Giám hiệu để tăng nguồn thu cho trường. Làm đầu mối trong công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ của trường và phương án phân phối các quỹ của trường trình Hiệu trưởng phê duyệt; hàng năm tính tốn hiệu quả tài chính của các hệ đào tạo trong trường, báo cáo Hiệu trưởng để chỉ đạo.

Thực hiện việc chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn cho cán bộ, viên chức, các khoản phụ cấp, tiền giảng dạy, phúc lợi, ngoài giờ và các chế độ khác cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo thời vụ; chi trả học bổng, các khoản phụ cấp cho sinh viên, các khoản tiền phải hoàn lại cho sinh viên theo quyết định của Hiệu trưởng (nếu có) và tất cả các khoản chi khác phục vụ học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị… của trường theo đúng các quyđịnh hiện hành.

Phổ biến, hướng dẫn và thực hiện chế độ tài chính, kế tốn, phổ biến các văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính, tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu và sử dụng ngân sách trực thuộc trường.

Thực hiện theo dõi quyết toán ấn chỉ thuế, biên lai trường, thuế thu nhập cá nhân, kinh phí khốn và theo dõi tài khoản của trường tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng nơi trường mở tài khoản.

Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức quản lý thực hiện có hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực tài chính, tài sản của trường.

Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định của Nhà nước.

Tổ chức thực hiện việc lập dự toán, quyết toán các hạng mục sửa chữa lớn tài sản cố định,

các cơng trình xây dựng cơ bản của trường.

Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt động tài chính theo chế độ kế tốn hiện hành; bảo quản, lưu trữ các chứng từ, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của Nhà

nước.

2.2 Thc trng trin khai cơ chế t ch tài chính tại trường Đại hc Khoa hc xã hội và Nhân văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 37 - 44)