Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 63 - 71)

2.2 Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Khoa học xã

2.2.7 Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

* Về công tác đào và hợp tác quốc tế

Thực hiện tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, trường ĐHKHXH&NV đã chủ động trong

công tác đào tạo như: Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của từng Khoa, bộ môn; xây dựng nội dung và chương trình đào tạo phù hợp các quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT và phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng được phần nào các yêu cầu thực tiễn công việccủa sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời nâng cao hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế với các tổ chức, trường đại học nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Ngày càng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Trường.

- Công tác đào tạo:

Số lượng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với hệ đào tạo đại học chính quy, bằng kép, hệ đào tạo chất lượng cao, hệ đào tạo sau đại học do ĐHQGHN giao hàng năm, thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh, Trường đại học KHXH&NV đã nỗ lực thu hút, tuyển chọn sinh viên, học viên đảm bảo kết quả tuyển sinh đạt chỉ tiêu do ĐHQGHN giao, số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014-2016 dần tăng lên từ không đạt chỉ tiêu đến vượt chỉ tiêu được giao (năm 2014 chỉ đạt 99%; năm 2015 chỉ đạt 92,9%; năm 2016

vượt 5% chỉ tiêu tuyểnsinh được giao). Tuy nhiên số lượng tuyển sinh hệ đào tạo sau đại học, hệ đào tạo chất lượng cao và đào tạo bằng kép đạt thấp hơn chỉ tiêu được ĐHQGHN giao hàng năm (chỉ đạt trên 40% -52% đối với hệ đào tạo bằng kép; đạt

70%-87% đối với hệ đào tạo chất lượng cao; hệ đào tạo SĐH chỉ đạt 83%-92% trong

đó hệ đào tạo thạc sĩ có tỷ lệ thực hiện từ 87% đến 95%; hệ đào tạo tiến sĩ có tỷ lệ tuyển sinh chỉ đạt 65-75%) .

Nhà trường đã thực hiện tự chủ trong xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, giai đoạn 2014-

2016 Nhà trường đã xây dựng và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đã bước đầu gắn với đặc thù và nhu cầu đào tạo của xã hội, thực tế số lượng tuyển sinh đã ngày càng tăng từ 2.440 đến 2680 sinh viên, học viên (Hình 2.12), tuy nhiên số lượng tuyển sinh một số

ngành còn chưa đạt kế hoạch đặt ra nguyên nhân do ở một số ngành đào tạo số lượng học viên đăng ký dự thi và nhập học vào trường tăng rõ rệt, nhưng do khả năng về cơ sở vật chất, sổ lượng ngành nghề, cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN giao

cho trường hạn chế nên số lượng tuyển sinh vào cịn thấp, bên cạnh đó một số ngành đào tạo lại có nhu cầu xã hội thấp(triết học, văn học dân gian...) dẫn đến không tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Năm 2016, Hệ đại học chính quy chỉ tiêu đào tạo là 1.610 chỉ tiểu, kết quả tuyển sinh được 1.690 chỉ tiêu, đạt 105,3% so với chỉ tiêu kế hoạch. Đào tạo thạc sĩ chỉ tiêu đào tạo là 600 chỉ tiểu, kết quả tuyển sinh được 408 chỉ tiêu, đạt 68% so với chỉ tiêu kế hoạch; Đào tạo tiến sĩ chỉ tiêu đào tạo là 140 chỉ tiểu, kết quả tuyển sinh được 132 chỉ tiêu, đạt 94,3% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên nếu tính chỉtiêu đào tạo theo

từng ngành học thì cịn một số ngành tuyển sinh đạt tỷ lệ thấp (Triết học tuyển sinh hệ đại học đạt 70%) ngược lại một số ngành tuyển sinh vượt chỉ tiêu đào tạo (Tâm lý học

tuyển sinh đạt 134%); cá biệt một số ngành đào tạo thạc sĩ tuyển sinh đạt tỷ lệ rất thấp (Lịch sử thế giới tuyển sinh đạt 18%; Văn học dân gian tuyển sinh đạt 25%...).

Trường đã thực hiện tốt công tác tự chủ trong mở mã ngành đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo cụ thể trong giai đoạn 2014-2016 Trường đã mở chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Ngôn ngữ học; mở mới và tuyển sinh ngành Quản trị Khách sạn; hoàn thành đề án mở ngành Tôn giáo học, ngành Khoa học Thư viện; xây dựng đề án mở chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quốc tế học, ngành Xã hội học và mở

mới ngành Đơng Nam Á học, ngành Chính sách cơng...đạt được số lượng tuyển sinh của các ngành mới tương đối cao.

(Nguồn Báo cáo quyết toán năm 2014-2016 tại Trường ĐHKHXH&NV)

Hình 2.12: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của hoạt động dịch vụ từ 2014-

2016 của Trường ĐHKHXH&NV

Thường xuyên cập nhật, đổi mới và hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo giai đoạn 2014-2016 Trường đã xây dựng, trình, được ĐHQGHN phê duyệt chương trình

đào tạo cử nhân Đông Nam Á học; các chương trình đào tạo thạc sỹ theo định hướng ứng dụng; chương trình thạc sĩ “Chính sách cơng định hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo tiến sỹ Du lịch”; Nghiệm thu 237 đề cương học phần các ngành đào tạo đại học sau điều chỉnh chương trình đào tạo; nghiệm thu 122 bài giảng, giáo trình....

Điều chỉnh kế hoạch giảng dạy linh hoạt heo hướng tăng cường các lớp 7 tuần và điều chỉnh khung thời gian giảng dạy giúp học đã giúp cho việc đăng ký học tập thuận lợi hơn, số lượt sinh viên đăng ký cao hơn, tiến trình đào tạo được đẩy nhanh hơn (thống kê học kỳ II năm 2016 - 2017, số lượt SV đăng ký tăng hơn 10.000 lượt so với học kỳ trước đó); Cơng tác tổ chức thi được chia thành 2 đợt (tiến trình 7 tuần và 15 tuần) đã

giúp công tác tổ chức thi, chấm thi được trải đều, rút ngắn được thời gian thi, chấm thi vào cuối kỳ và đẩy nhanh được tiến độ xét tốt nghiệp. Đặc biệt, việc ban hành “Lịch

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng tuyển sinh (đơn

vị: học viên) 2238 2258 2498 2100 2150 2200 2250 2300 2350 2400 2450 2500 2550 họ c viên

trình đào tạo thạc sĩ và Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo thạc sĩ” (ngày 16/8/2016)

đã đưa công tác tổ chức đào tạo SĐH ngày càng ổn định, bảo đảm đúng kế hoạch. Ngoài ra để nâng cao chất lượng dạy và học Nhà trường đã triển khai16 chương trình định hướng cho SV, trong đó tập trung vào việc hướng dẫn SV xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập và nắm vững các quy định, quy chế đạo tạo của Nhà trường. Thực hiện đánh giá giảng viên của một số khoa... Hoạt động đào tạo đại học chính quy đã triển khai được nhiều chương trình để nâng cao chất lượng đào tạo: Tổ chức 56 lớp học phần có sử dụng website; tổ chức 24 buổi tọa đàm về “Phương pháp xây dựng, quản lý mục tiêu và lập kế hoạch học tập”, “Phương pháp học Ngoại ngữ”, “Phương pháp học đại học”, “Kỹ năng tìm kiếm và khai thác thơng tin hiệu quả trên mạng internet”cho gần 1.700 SV khóa QH-2016-X; Ngồi ra, các đơn vị đào tạo ngành khoa học cơ bản đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới phương pháp dạy - học như: Tọa đàm “Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho sinh viên khoa Triết học”; Toạ đàm “Đào tạo đại học Văn học và Hán Nôm trong bối cảnh hiện tại”…

Tuy nhiên trong công tác đào tạo còn một số tồn tại như chưa chủ động đánh giá giảng viên tại 100% các bộ môn, các khoa; chưa chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, các chương trình đào tạo ngắn hạn cịn ít,nhà trường chỉ tập trung nâng cao chất lượng đào tạo chính quy, chưa đầu tư cho hoạt động đào tạo ngắn hạn để nâng cao nguồn thu dịch vụ đào tạo. Chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo cịn đồng đều, chưa có điểm nổi bật,chưa khai thác được nguồn lực, các kết quả nghiên cứu khoa học bên ngồi ĐHQGHN và thực tiễn cơng việc. Chương trình đào tạo cịn mang nặng tính lý thuyết, chưa hấp dẫn và chưa chú trọng vào đào tạo kỹ năng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao.

Công tác đổi mới tuyển sinh: ĐHQGHN là đơn vị tự chủ trong hoạt động, nhận thấy

những tồn tại trong công tác tuyển sinh, ĐHQGHN đã tự xây dựng quy chế tuyển sinh và áp dụng hình thức tuyển sinh riêng từ năm 2015 tổ chức cùng với Bộ GĐ&ĐT áp dụng cho toàn ĐHQGHN. Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị thành viên trực thuộc ĐHQGHN, thực hiện theo quy định về tuyển sinh của ĐHQGHN tổ chức 02 kỳ thi tuyển sinh đại học chính thức: Đợt 1 tháng 5 và đợt 2 tháng 8 hằng năm, việc tổ chức 2 đợt thi đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của học sinh sinh viên và của toàn xã hội,

cho thấy sự năng động của ĐHQGHN trong tuyển sinh, thu hút học sinh đăng ký dự thi. Công tác tổ chức tuyển sinh được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế đảm bảo mục tiêu đề ra. So sánh kết quả tuyển sinh thực tế giữa năm 2014 và các năm

2015-2016 cho thấy số lượng học sinh trúng tuyển tăng lên đáng kể.

Đối với công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế:

Trường ĐHKHXH&NV thực hiện tự chủ trong công tác liên kết đào tạo, giai đoạn

2014-2016 thực hiện liên kết đào tạo hệ đại học với 01 trường đại học đào tạo các ngành Báo chí với Đại học Quảng Tây chương trình 2+2; Thực hiện liên kết đào tạo hệ sau đại học với 02 trường đại học với chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế các ngành: Tâm lý học Phát triển Trẻ em và Thanh thiếu niên, Quản lý Hành chính cơng và Doanh nghiệp. Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ về Quản trị Truyền thông liên kết với Đại học Stirling, Vương quốc Anh; liên kết đào tạo thạc sĩ quốc tế các ngành Tâm lý học Phát triển Trẻ em và Thanh thiếu niên, Quản lý Hành chính cơng và Doanh nghiệp với Đại học Toulouse II (Pháp).

Nhà trường đã khơng ngừng phát triển các chương trình hợp tác quốc tế với các đối tác, ký các văn bản hợp tác quốc tế với các trường đại học có uy tín của nước ngồi như Đại học Burapha, Đại học Udon Thani Rajabhat (Thái Lan), Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc), Đại học Tokyo, Đại học Nữ thục Showa, Đại học Rikkyo, Đại học Kobe, Đại học Hiroshima (Nhật Bản), Đại học Ajou, Đại học Hosan, Đại học Hanyang Cyber (Hàn Quốc), Đại học Cork (CH Ai Len), Đại học UCAM (Tây Ban Nha), Đại học Bắc Đan Mạch (Đan Mạch), Đại học Zurich (Thụy Sỹ), Đại học Monterey Bay, (Bang California, Hoa Kỳ), Đại học Paul Valery, Montpellier III (Pháp)… đến năm 2016 tổng số văn bản hợp tác quốc tế hiện tại của Nhà trường lên 273. Tiếp đón 285 sinh viên nước ngồi tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn; 2.565 lượt sinh viên, nhà khoa học tham gia hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, thực tập và nghiên cứu tại trường... Tuy nhiên số lượng sinh viên nước ngoài tham gia học tập, nghiên cứu các chương trình đào tạo tại trường đến năm 2016 đang có xu hướng giảm, số lượng lưu học sinh đăng ký tham gia các chương trình đào tạo cử nhân, sau đại học có dấu hiệu chững lại và giảm sút, chương trình đào tạo 2+2 bậc cử nhân với Đại học Quảng tây không tiếp tục tuyển sinh..., hiệu quả khai thác các

văn bản hợp tác còn hạn chế.Nguyên nhân còn bất cập về quy định chuẩn ngoại ngữ đầu vào đối với ứng viên quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục ( Ngoại ngữ đầu vào phải đạt tiêu chuẩn B2 Châu Âu đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) trong điều kiện chương trình đào tạo 2+2 (2 năm đào tạo trong nước và 2 năm đào tạo nước

ngồi) là khơng phù hợp với thực tế; Thủ tục xem xét, phê duyệt chương trình liên kết đào tạo quốc tế cịn chậm, việc quảng bá tuyển sinh chưa được quan tâm đúng mức. Gây ra rào cản cho các sinh viên tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới thông qua kênh hợp tác phát triển của Nhà trường. Đội ngũ giảng viên của trường còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, số lượng giảng viên giảng dạy chương trình liên kết đạt tiêu chuẩn khơng thấp hơn trình độ C1 theo khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương còn thấp.

2.3 Nhng nhân tảnh hưởng đến vic thc hiện cơ chế t ch tại trường Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn.

Thứ nhất phụ thuộc lớn vào cơ chế chính sách của nhà nước, các quy định và tính đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tự chủ tài chính và các lĩnh vực liên quan đến giáo dục đại học. Cơ chế chính sách của nhà nước và các quy định của các văn bản pháp luật là hành lang pháp lý để Trường ĐHKHXH&NV thực hiện cơ chế tự chủ, là yếu tố quyết định đến hiệu quả trong mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đại học, hoạt động dịch vụ và cơng tác quản lý tài chính.

Quy định về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được nhà nước điều chỉnh, thay đổi từ năm 2015 (Nghị định 16/2015/NĐ-CP) tuy nhiên đến31/12/2016 vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể do đó gây khó khăn trong công tác thực hiện, đổi mới cơ chế tự chủ tại Trường ĐHKHXH&NV.

Thứ 2. Năng lực quản lý của cơ quan chủ quản.

Cơ quan chủ quản của ĐHKHXH&NV là ĐHQGHN. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của ĐHKHXH&NV phụ thuộc vào việc giao tự chủ tài chính và việc hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính của ĐHQGHN. Cho đến 31/12/2016, ĐHQGHN chưa phân loại và xác định mức độ tự chủ tài chính giai đoạn 2013-2015 và năm 2016 cho

ĐHKHXH&NV gây ra những khó khăn nhất định trong thực hiện tự chủ tại Trường. Bên cạnh đó do chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ theo nghị định 16/2015/NĐ-CP do đó đến nay ĐHQGHN vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện xây dựng đề án tự chủ.

Về cơng tác phân quyền quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc, ĐHQGHN cịn phân quyền tự chủ trong cơng tác mua sắm, đấu thầu mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị ở phạm vi hẹp (Các đơn vị trực thuộc được tự quyết định mua sắm đấu thầu với quy mô dưới 100tr) là rào cản về thủ tục hành chính (trình phê dyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm, phê duyệt tổng mức đầu tư, sửa chữa) và chưa nâng cao tính chủ động cho các đơn vị trực thuộc.

Về quy định tỷ lệ điều tiết nộp cấp trên từ nguồn thu học phí còn quá cao so với khả năng thu và tự cân đối nguồn thu của các đơn vị trực thuộc, trong đó việc xác định tỷ lệ nộp ĐHQGHN đã ban hành quy định phát triển, quản lý và sử dụng nguồn thu bổ

sung NSNN cấp trong toàn ĐHQGHN tại Quyết định số 1721/QĐ-ĐHQGHN ngày

12/5/2015, trong đó quy định các đơn vị phải trích nộp theo tỉ lệ đối với cả nguồn thu viện trợ, tài trợ nước ngồi là khơng phù hợp với Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg

ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ (chỉ trích nộp trên nguồn thu sự nghiệp).

Đồng thời việc nộp cấp trên từ nguồn thu học phí để đảm bảo chi quản lý hành chính và chi thu nhập tăng thêm của khối văn phịng là khơng hợp lý.

Thứ ba. Nhu cầu của thị trường lao động.

Nhu cầu thị trường lao động đối với các ngành, lĩnh vực quyết định đến khả năng sinh viên đào tạo ra trường có việc làm hay khơng, từ đó tác động đến số lượng sinh viên đăng ký theo học các ngành do Nhà trường đào tạo. Trường ĐHKHXH&NV đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội, đào tạo nhân lực nghiên cứu, đào tạo một số chuyên ngành đặc thù do đó nhu cầu của thị trường lao động đối với lĩnh vực này là khơng cao đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng khai thác nguồn thu và mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường.

Trước hết việc thực hiện cơ chế tự chủ tai chính của Trường ĐKHKHXH&NV phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 63 - 71)