Nhóm giải pháp về công tác xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 93 - 95)

nội bộ.

* Căn cứ đề xuất các giải pháp.

Trong thực hiện tự chủ tài chính tại Trường ĐHKHXH&NVquy chế chi tiêu nội bộ là

một công cụ hữu hiệu trong quản lý thu chihoạt động tài chính.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường ĐHKHXH&NV đã được thường xuyên điều chỉnh, bổ sung tuy nhiên còn một số nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ còn tồn tại những bất cập chủ yếu tập trung ở những nội dung chi trả thù lao thuê giảng viên, các

tiêu chí đánh giá để chi trảthu nhập tăng thêm, chi giảng dạy vượt giờ, chi trả thù lao quản lý... còn chưa tạo động lực khuyến khích người lao động, chưa đảm bảo công bằng trong chi trả thù lao quản lý, dẫn đến có sự chênh lệch đáng kể giữa thu nhập của người quản lý và giảng viên.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với các văn bản quy định của nhà nước, đảm bảo công khai minh bạch, phân phối hài hòa lợi ích gắn với trình độ lao động, trách nhiệm và mức độ đóng góp của cán bộ giảng viêntrong các hoạt động. Gắn trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng tài chính giữa các cấp trong nhà trường. Các

giải pháp, kiến nghị cụ thể gồm:

Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ đối với một số nội dung quy chế cònbất cập, chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính công bằng.

(1) Điều chỉnh quy định về chithù lao quản lý phải đảm bảo gắn với tiền lương, thu nhập tăng thêm như quy định hệ số chi thù lao quản lý trên tiền lương, thu nhập tăng thêm của từng cán bộ quản lý, đồng thời phải quy định rõ điều kiện được xét hưởng mức thù lao quản lý ngoài hệ số phụ cấp trách nhiệm quy định của nhà nước để gắn việc chi trả thù lao với chất lượng, mức độ hoàn thành công tác quản lý. Bổ sung quy

định trong quy chế chi tiêu nội bộ tỷ lệ phân phốithu nhập từ nguồn trích 10% thu học

phí cho các khoa, phòng theo số lượng tuyển sinh của từng khoa, theo tỷ lệ đóng góp các phòng ban chức năng, quản lý nhằmkhuyến khích toàn bộ cán bộ công nhân viên tăng cường, nâng cao chất lượng đào tạo,phục vụ,nâng cao khả năng thu hút sinh viên đăng ký theo học. Không thực hiện trích riêng một khoản (10%) từ nguồn thu học phí, dịch vụ để phân phối cho đội ngũ lãnh đạo gây ra sự mất cân bằng lớn về thu nhập giữa cán bộ quản lý và giảng viên.

(2) Bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ quy định về mức trích lập các quỹ, trong đó đặc biệt là mức trích lập quỹPhát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25% chênh lệch thu

chi) để kiểm soát việc trích lập quỹthực hiện đúng quy định của nhà nước, đồng thời tăng tính tích cực trong tạo lập nguồn để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất. Hoàn thiện nội dung quy định về sử dụng các quỹ, đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy.

(3) Quy định mức chi ngoài giờ, chi vượt giờ giảng quy chuẩn, chi thù lao giảng viên phù hợp với thực tế hoạt động và mức chi trả bình quân của các trường ĐH trong ĐHQGHN và các trường thuộc Bộ GD&ĐT. Đồng thời quy định rõ cách xác định giờ

giảng chuẩn của giảng viên trong quy chế chi tiêu nội bộ, tính thời gian hướng dẫn, chấm thi, ra đề, giờ giảng hệ đào tạo sau đại học, hệ chất lượng cao trong tổng giờ giảng để xác địnhtổng sốvượt giờ tiêu chuẩn, đảm bảo tính công khai trong tính toán xác định chính xác vượt giờ giảng của giảng viên. Đồng thời phải quy định rõ thời gian vượt giờ tối đa của giảng viên phù hợp với luật lao động và các quy định của nhà nước trong quy chế chi tiêu nội bộ.

(4) Để khuyến khích công tác tăng thu cho nhà trường đối với các hoạt động đào tạo ngắn hạn, thu hoạt động kinh doanh khác, cần quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ các hình thức thưởng theo doanh thu (lợi nhuận) từ các hoạt động dịch vụ cho các cá nhân, tổ chứctrực tiếptạo radoanh thu về cho nhà trường.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Xuất phát từ chiến lược pháttriển của Nhà trường giai đoạn 2017-2020 phát triển nâng cao chất lượng giao dục, từ nhận thức của nhà lãnh đạo, nhận thức được tầm quan trọng trong thực hiện khuyến khích nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc và việc thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên thông qua công cụ tiền thưởng, thu nhập tăng thêmđể từ đó xác định các tiêu thức, tiêu chí phân phối nguồn lực tài chính,

nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên để giữ chân được người lao động chất lượng cao, tránh tình trạngchảy máu chất xám của Trường.

* Dự kiến kết quả đạt được giai đoạn 2017-2020.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ quy định đầy đủ, toàn diện các hoạt động thu chi của đơn vị, các chế độ thu nhập tăng thêm, thưởng đảm bảo công bằng, khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng công việc.

+ Xây dựng, duy trì đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao, nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý và ý thức thực hành tiết kiệm trong hoạt động chuyên môn.

+ Tăng tiết kiệm chi trong năm, nâng cao nguồn tích lũy để phát triển cơ sở vật chất, trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đạt 25% chênh lệch thu chi, dự kiến từ năm 2018-2020 trích lập quỹphát triển hoạt động sự nghiệp đạt 14-16 tỷ/1 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 93 - 95)