Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 34 - 37)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.2 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Các đề tài phân tích cơ chế tự chủ tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao cơ chế tự chủ tài chính của các trường đại học công lập và các đơn vị sự nghiệp công lập đã được nhiều tác giả quan tâm như

+ Đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong ĐHQGHNcủa học viên Đỗ Thị Thùy Dương“. Đề tài này đã phân tích và làm sáng tỏ thực trạng cơ chế TCTC trong ĐHQGHN, tuy nhiên phạm vi đề tài này là rất rộngphủ cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc ĐHQGHNvà các giải pháp đưa ra mang tính bao qt có thể vận dụng cho tất cả các đơn vị trực thuộc ĐHQG, kể cả các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ;

+ Đề tài “ Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính trong trường Đại học cơng lập: Trường hợp trường Đại học thương mại” của học viên Phạm Xuân Tuyểnđề tài này nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ, quá trình hình thành cơ chế tự chủ và các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tại trường Đại học Thương mại theo nghị định

43/2006/NĐ-CP mà chưa cập nhật các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 16/2015/NĐ-CP.

+ Đề tài luận án: “Hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại họccông lập ở Việt Nam” của Trần Đức Cân-Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Bảovệ năm 2012), Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơchế tài chính nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường Đại học cơng lập ở Việt Nam. Trọng tâm nghiên cứu:

(1) Phân tích cơ chế TCTC (tự chủ tài chính) (Nghị định 43/2006/NĐ-CP) từ góc độ trường ĐHCL (đại học cơng lập). Nêu ra những thuận lợi, khó khăn, đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế tự chủ tài chính và sử dụng nguồn thu, trách nhiệm giải trình tài chính trước xã hội, khả năng TCTC của các trường. Tuy nhiên đề tài chưa cập nhật những thuận lợi, khó khăn của các trường ĐHCL khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 16/2015/NĐ/CP;

(2) Đề tài nghiên cứu và đề xuấtnhững giải phápNhà nước cần đổi mới cơ chế TCTC như thế nào để thúc đẩy hoạt động tạo nguồn thu; nâng cao hiệu quả sử dụng, trách nhiệm giải trình tài chính của trường ĐHCL.Để thực hiện tốt cơ chế TCTC của trường ĐHCL cần điều kiện gì. Tuy nhiên luận án thực hiện từ những năm 2012 do đó đã phần nào khơng phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy có thể thấy việc hồn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập rất được quan tâm. Tuy nhiên đối với việc đánh giá về hoàn thiện cơ chế tài

chính phải đi đơi với tự chủ về nhiệm vụ, tự chủ về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tếđồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ theo quy định của nghị định 16/2015/NĐ-CP và những giải pháp hồn thiện cơ chế chính sách của nhà nước là chưa có đề tài nào nghiên cứu. Do đó, việc đánh giá, phân tích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập trường hợp cụ

thể tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đề tài nghiên cứu độc lập,

không trùng lặp với những đề tài đã thực hiện trước đây.

Kết luận chương 1

Việc phân tích làm rõ các khái niệm, nội dung, nguyên tắc và các yếu tố tác động đến cơ chế TCTC tại các trường ĐHCL, cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của 02

nước trên thế giới và 02 trường tại Việt Nam, có thể khẳng định rằng việc giao quyền TCTC cho các trường ĐHCL ở nước ta là đúng hướng, phù hợpvới các quy luật khách quan và với xu hướng phát triển của giáo dục quốc tế và nhu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam. Cơ chế TCTC sẽ đemđến sự đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia.Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn hoạt động của các trường còn cho thấy những mặt tồn tại, vướng mắc khó khăn khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

trong các trường đại học cơng lập, để tăng cường chất lượng của cơ chế TCTC trong việc hỗ trợ các trường phát triển thì Nhà nước và mỗi trường cần thường xuyên phân tích đánh giá cơ chế TCTC để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

CHƯƠNG 2 THC TRNG THC HIN CƠ CHẾ T CH TÀI CHÍNH TI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HC QUC GIAO HÀ NI

2.1 Gii thiu v trường Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn - Đại hc Quc gia Hà Ni

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 34 - 37)