1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của một số trường Đại học
công lập
Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở một số trường đại học cơng lập tại Mỹ
Tính tự chủ của các trường đại học ở Mỹ rất cao. Điều này dễ thấy khi Mỹ khơng có hệ thống trường quốc gia. Hiến pháp giao trách nhiệm giáo dục cho chính quyền từng bang và địa phương thay vì cho chính phủ liên bang. Mỗi bang có sở giáo dục riêng quản lý các trường trong địa phận. Tuy nhiên, đây chưa phải là cơ quan “chỉ định” quyền lực, quyết định hoạt động của các trường. Chính quyền bang chỉ có quyền ban bố những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của trường; khảo sát số lượng và trình độ giảng viên, hệ thống hạ tầng, quy mơ trường học… Từ đó quy định trường có thể đào tạo tối đa bao nhiêu học viên để đảm bảo chất lượng tối thiểu, quyền lợi tối thiểu cho người học.Trong khi đó, các đơn vị hành chính thấp hơn, bao gồm các cộng đồng địa phương - thường là thành phố hoặc thị trấn - mới là cơ quan có quyền bổ nhiệm các ban giám hiệu cho trường công lập. Ban giám hiệu này sẽ quyết định chương trình tuyển chọn đầu vào, phương pháp đào tạo giảng dạy, tổ chức hoạt động rèn luyện…
sao cho phù hợp với nhu cầu của địa phương. Các trường dân lập tư thục còn có quyền tự chủ cao hơn trường cơng lập. Cấu trúc trên dẫn đến việc các loại hình đào tạo mở Mỹ rất đa dạng. Mỗi trường có thế mạnh và yêu cầu rất khác nhau, tạo ra sự đa dạng về mặt chọn lựa: Ai muốn theo học đều sẽ có cơ hội phù hợp với mình.
Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt, sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào. Thường sinh viên sẽ phát hiện một ngành nào đó họ xuất sắc hoặc thích thú. Cần lưu ý là thay đổi ngành
học cũng đồng nghĩa với việc phải học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí
hơn.
Học phí ở các trường Đại học tư thục thường cao hơn nhiều so với Đại học cơng lập. Một số trường Đại học tư thục có mức học phí cao nhất có thể lên đến hơn $100,000 cho 4 năm học, trong khi đó mức học phí ở những trường Đại học cơng lập thường chỉ ở mức dưới $10,000 / 1 năm học do có sự hỗ trợ của ngân sách liên bang, chính quyền
bang. Sự chênh lệch về học phí này làm cho số lượng sinh viên ở các trường Đại học công lập thường cao hơn các trường Đại học tư thục. Trái ngược với các trường Đại học tư thục khi mức học phí được áp dụng cho mọi đối tượng sinh viên, các trường Đại học cơng lập thường có 2 chính sách về học phí. Sinh viên đến từ các tiểu bang khác và sinh viên quốc tế sẽ phải đóng học phí cao hơn sinh viên đến từ chính tiểu bang đó.
Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở một số trường đại học cơng lập tại Đài Loan
Hiện nay Đài Loan có gần 170 trường đại học, cao đẳng và các học viện trong đó 2/3 là các trường tư thục, tỷ lệ chấp nhận sinh viên nhập học của các trường lên tới 90%
(thuộc loại cao nhất châu Á); Học phí của sinh viên Đài Loan hiện nay dao động trong khoảng 3500 – 5000 USD. Học phí trường tư thường cao hơn trường cơng, tuy nhiên sự chênh lệch cũng không đáng kể.
Từ những năm 1990 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi của Đài Loan đã quy định: thiết chế “đại học tự trị” (autonomous university) và “tự do học thuật” (academic freedom)
cần phải được bảo vệ. Đồng thời đáp ứng địi hỏi cải cách trên khắp đảo quốc, chính quyền Đài Loan đã thể chế hóa (institutionalize) nguyên tắc pháp trị (rule of law) đối với vấn đề trao quyền tự trị cho các đại học bằng ba đạo luật chính: luật Giáo dục Đại học, luật Giáo chức và luật Giáo dục Tư thục. Luật Giáo dục Đại học mới cho các trường được tự quyết trong vấn đề tài chính, nhân sự, giáo trình giảng dạy,… Hai đạo luật còn lại nhằm tăng quyền cho giáo chức lẫn các cá nhân người học, giúp họ chủ động hơn trong mọi vấn đề.
Tăng tính phân quyền: Cơ chế ra đời để biến hoạt động quản lý tại các trường đại học
trở nên đa dạng hơn, khi các phân khoa trực thuộc được trao nhiều quyền tự quyết. Khơng có sự khác biệt trong tính phân quyền ở trường tư và trường công; thực hiện bầu cử đội ngũ lãnh đạo quản lý minh bạch đã mang tới hiệu quả tích cực, làm tăng tính chính danh (legitimacy) của vai trị lãnh đạo đại học; cơ chế chi trả lương và điều kiện làm việc theo thỏa thuận, sử dụng chính sách tiền lương để thu hút nhân tài, đặc biệt là các nhà quản lý, các giáo sư (GS Lý Nguyên Triết – Nobel Hóa học 1986 được mời về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Trung ương (Academia Sinica), phải từ bỏ quốc tịch Mỹ và nhận lương cao hơn Tổng thống)
Tài trợ về tài chính: hiện nay, mỗi năm Đại học Quốc gia Đài Loan vẫn nhận được hàng trăm triệu USD tiền trợ cấp từ Quốc hội. Mỗi năm Đài Loan chi tối thiểu 15% ngân sách cho giáo dục, chưa kể các chương trình tài trợ cho nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể thao, … được đảm bảo bởi hiến pháp. Tài chính được phân chia hợp lý hơn, cơng bằng hơn, Mọi người cơng dân đều có quyền được trợ cấp, tại đại học, hay cao đẳng, sinh viên trường công cũng như tư đều được trợ cấp một phần học phí. Nhà nước giám sát học phí, giữ lại ở mức thấp nhất để mọi con em có thể theo học và có thể đánh giá học phí ở xứ Đài rất thấp (so cả với Việt Nam, nếu tính theo thu nhập bình quân), con cái của cán bộ, giáo viên, binh sĩ, cảnh sát, bưu điện, … và của những gia đình thu nhập thấp đều được trợ cấp học phí hồn tồn, số tiền có được là do mọi người dân đóng thuế, do đó mọi người đều có quyền được phân chia một cách cơng bằng. Chính vì vậy mà tuyệt đại đa số học sinh sau trung học đều tiếp tục học đại học, hay sau đại học. Và đây cũng là một nguyên do về sự thành công của Đài Loan trong
đào tạo nhân tài.
Tự kiểm định chất lượng:Đây là cơ chế thứ hai, được xây dựng nhằm đảm bảo chất
lượng của các trường khi được tự trị. Tuy nhiên muốn được quyền tự kiểm định, các trường phải trải qua ba vòng xét duyệt và trường phải đáp ứng được chuẩn mực tối thiểu do bộ giáo dục quy định.
Tự quyết chương trình giảng dạy:Đây là cơ chế thứ ba, được thông qua để đảm bảo
các đại học thật sự là tự trị. Theo đạo luật giáo dục tư thục, hoạt động đào tạo chuyên ngành sư phạm cũng được nới rộng. Trước đây, sứ mệnh đào tạo giáo viên (tiểu học và
trung học cơ sở) chỉ do các trường công thực hiện (3 đại học và 9 cao đẳng) nay những trường trước đây khơng chun và khơng có phân khoa sư phạm sẽ được mở thêm
ngành này. Các đại học được tự do cạnh tranh, mở những mơn học thích hợp, và chọn lựa mục đích đeo đuổi của họ.
Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TPHCM là trường ĐHCL có lịch sử gần 60 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, Trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân
và các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Từ thành quả đào tạo của trường,nhiều cựu sinh viên đã và đang đóng góp khơng ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước, nhiều cựu sinh viên đã trở thành những chính trị gia xuất sắc của đất nước với các trọng trách như như Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Uỷ viên Bộ chính trị, bíthư các tỉnh thành phố,… Cơ cấu ngành đào tạo của Trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; củng cố và nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản - truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng - hiện đại; thực hiện quy mô hợp lýđối với các phương thức và loại hình đào tạo: ổn định quy mơ hệ chính quy và văn bằng 2, giảm quy mô hệ vừa làm vừa học, và mở hệ đào tạo chất lượng cao ở bốn ngành Quan hệ quốc tế; Báo chí – Truyền thơng, Du lịch, Nhật Bản học. Nhà trường là đơn vị tiên phong trong việc khai mở ra những ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý...; là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập toàn thời gian và trên 5.000 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm. Hiện nay, tồn trường có hơn 20.000 sinh viên các hệ đại học và sau đại học được đào tạo theo 54 chương trình giáo dục (phân ngành) thuộc 27 ngành đào tạo bậc đại học, 43 chương trình sau đại học và trên 10 chương trình liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Quan hệ quốc tế, Ngơn ngữ học, Báo chí đã được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) kiểm định chất lượng.
Các hoạt động hợp tác quốc tế là điểm mạnh của Nhà trường.Trường có quan hệ đối tác với hơn 250 trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Quan hệ quốc tế được thể hiện trong nhiều hình thức đa dạng bao gồm: Trao đổi sinh viên và giảng viên theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn; Các chương trình học tập ở nước ngồi; Các chương trình đào tạo chung và cơng nhận tín chỉ lẫn nhau cấp đại học học sau đại học;
Các dự án nghiên cứu chung và tổ chức hội nghị/hội thảo khoa học quốc tế và xuất bản các ấn phẩm khoa học về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Từ những thành tựu trên ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP nay là nghị định 16/2015/NĐ-CP đã tiến tới tự chủ 100% về kinh phí với khả năng khai thác số thu tăng, tiết kiệm chi thường xuyên cụ thể (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Doanh thu Bổ sung nguồn
kinh phí NSNN cấp Tổng chi thường
xuyên
Khả năng tự đảm bảo chi thường xuyên
2014 199.734 141.357 40.630 181.987 78%
2015 225.768 164.698 18.300 182.998 90%
2016 248.342 184.740 - 184.740 100%
Như vậy Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM là trường đại học có mơ hình, chức năng nhiệm vụ tương tự với Trường ĐHKHXH&NV -
ĐHQGHN, trong quá trình hoạt động, trường đã từng bước nâng cao khả năng tự chủ
tài chính, đến năm 2016 Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM đã tự đảm bảo
100% kinh phí chi thường xuyên nhờ những định hướng phát triển đúng đắn, trường mở thêm các ngành đào tạo như Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý, ngữ văn Anh đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội.
Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định 535/Ttg
đại học quốc gia do BộGiáo dụcvà Đào tạo trực tiếp quản lý. Từ khi thành lập trường được giao cơ chế tự chủ tài chính 100% đảm bảo các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH của trường theo quy định của Pháp luật và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, trong 24 năm xây dựng và phát triển trường đã đào tạo một lực lượng không nhỏ cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho Việt Nam.
Những thành quả đạt được của Viện Đại học mở Hà Nội đến năm 2016 như sau:
Về tổ chức bộ máy: Viện Đại học Mở Hà Nội được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiêm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tại Quyết định số 1325/QĐ-
BGD&ĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục& Đào tạo, theo đó Viện đã kiện tồn tổ chức hoạt động đến nay cơ bản đã hoàn thành và đang vận hành ổn định, hiện Viện có
12 khoa và 4 trung tâm, bên cạnh đó Viện tiếp tục liên kết với các đối tác tại các địa phương, mở rộng liên kết đào tạo với 10 cơ sở mới, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy 1.936 giảng viên, trong đó 210 là giảng viên cơ hữu của Viện gồm 03 PGS, 28 TS, 125 Thạc sĩ, 57 đại học và 1.726 giảng viên thỉnh giảng.
Về quy mô đào tạo: Viện Đại học Mở Hà Nội là trường đại học đào tạo đa ngành, đa cấp độ. Năm 2016thực hiện các chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ Giáo dụcvà Đào tạo giao, Viện đã đổi mới công tác tuyển sinh từ thi tuyển sang xét tuyển. Tổng số sinh viên thực tuyển 13.004 Sv đạt 95% chỉ tiêu được giao (13.004 Sv/13.750 Sv), trong đó số lượng thực tuyển đại học 12.544 Sv/13.350 Sv chỉ tiêu; Thạc sĩ 400 Sv/400 Sv. Tổng quy mô đào tạo toàn Viện 55.299 Sv, tăng 0,2 so với dự kiến và chủ yếu là phương thức đào tạo từ xa chiếm 60% quy mơ các loại hình (33.310 Sv/55.299 Sv).
Về tài chính: thực hiện cơ chế tự chủ và để kiểm soát điều hành các hoạt động tài chính có hiệu quả, Viện đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ kèm theo Quyết định số 06/QĐ-ĐHM ngày 10/01/2012 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội (đến thời điểm năm 2016 đang quá trình thực hiện sửa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ mới
theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP), tuy nhiên chưa qui định các khoản chi phí như: tỷ lệ phân bổ chi phí chung để phân bổ cho các hoạt động dịch vụ, hiện đang hịa chung vào nguồn kinh phí của Viện; chi phí xây dựng chương trình đào tạo Thạc sĩ; tỷ lệ chi
phí từ nguồn thu học phí cho các khoa đảm bảo được cân đối tránh tình trạng có nhiều định mức khác nhau cho cùng một khoản chi.
Về trích lập các quỹ: chênh lệch thu chi từ hoạt động thu học phí, lệ phí và các hoạt động khác được trích lập các quỹ: Quỹ Khen thưởng phúc lợi 9.432trđ; Quỹ Phát triển sự nghiệp 22.918,8trđ chiếm 68,8% tổng kinh phí đã trích các quỹ trong năm; Quỹ ổn định thu nhập 956,3trđ. Tổng số dư các quỹ đến cuối năm tài chính 141.116,3trđ.
* Những bài học rút ra
Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong nước về tự chủ tài chính tại
các trường đại học, có thể rút ra một số kết luận và bài kinh nghiệm cho các trường đại học công lập tại Việt Nam như sau:
Một là,Chú trọng đến giao quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tự chủ trong tổ chức sắp xếp, biên chế và tự chủ trong quản trị hoạt động của trường, nhà nước giám sát hoạt động của các trường thơng qua kiểm tra kiểm sốt chất lượng đầu