Về quy trình lập kế hoạch ngân sách và quản lý sử dụng kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 99 - 119)

* Căn cứ đề xuất các giải pháp

Trường ĐHKHXH&NV đã thực hiện lập kế hoạch ngân sách hàng năm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số bất cập, việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm trong lập dự toán thu còn nhiều hạn chế, tồn tại như đã nêu ở phần trên, công tác quản

lý chi chưa đảm bảo chặt chẽ đối với chi vượt giờ, làm thêm giờ còn quá 300 giờ không đúng quy định của nhà nước....

* Nội dung các giải pháp

- Chú trọng công tác lập kế hoạch năm, đặc biệt là lập dự toán thu phải đảm bảo tính tích cực, phấn đấu số thu năm sau phải cao hơn số thu năm trước, đồng thời bám sát mục tiêu quy mô phát triển của trường trong từng ngành lĩnh vực để xây dựng dự toán thu sát với tình hình thực tế, tạo động lực để toàn thể các cán bộ giảng viên phấn đấu thực hiện đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Căn cứ vào báo cáo tổng kết năm và kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo, các mục tiêu phát triển hàng năm của các trung tâm, các khoa để xây dựng dự toán thu chi hoạt động dịch vụ, đặc biệt là hoạt động dịch vụ đào tạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thể nguồn tài chính của Trườngđể đảm bảo tính tích cực, phấn đấu tăng thu dịch vụ đạt kế hoạch đã đề ra, đồng thời quản lý chi theo dự toán, kế hoạch đã xây dựng nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí, đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm.

- Nâng cao vai trò công tác lập kế hoạch đặc biệt là kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trong đó phải có kế hoạch dài hạn trong công tác đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đầu tư trọng điểm, có mục tiêu và có sự ưu tiên về vốn để thực hiện đầu tư tập

trung, tránh tình trạng cải tạo, sửa chữa nhiều lần, mua sắm dàn trải gây lãng phí và sử dụng không hiệu quả nguồn kinh phí.

- Thực hiện công tác dự trù mua sắm, sửa chữa và lập kế hoạch trong phân phối sử dụng nguồn tài chính hàng năm từ các nguồn thu học phí, thu dịch vụ, nguồn NSNN cấp và nguồn quỹphát triển hoạt động sự nghiệp (nguồn tích lũy và dự kiến trích lập hàng năm) để đảm bảo nguồn tài chính phục vụ hoạt động thường xuyên của Trường

được liên tục.

- Thực hiện các thủ tục mua sắm như đấu thầu, chào hàng cạnh tranh...trong quá trình

mua sắm, sửa chữa phục vụ hoạt động thường xuyên của Trường nhằm thực hiện đúng các quy định của nhà nước đồng thời đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, lựa chọn nhà cung cấp có đủ năng lực cung cấp dịch vụ, hàng hóa kịp thời, liên tục, lựa chọn nhà cung cấp có giá dịch vụ thấp nhất, từ đó sử dụng tiết kiệm nguồn lực tài chính.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính trong nhà trường và các đơn vị trực thuộc,sử dụng nguồn tài chính của nhà trường đúng quy định của nhà nước, đúng mục đíchtiết kiệm, hiệu quả và phù hợp vớimục tiêu phát triển của trường: Thường xuyên kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt vai trò kiểm soát nội bộ trong hoạt động của đơn vị đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến thu chi tài chính để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, bất cập, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, các khoản chi phải có trong kế hoạch của

trường hoặc được giám đốc phê duyệt, các khoản chi phải được thực hiện đúng định mức, tuân thủ đúng quy chế chi tiêu nội bộ và phải được hạch toán theo quy định.

Nghiêm túc thực hiện các chế độ quy định của nhà nước, đặc biệt là về chế độ đối với người lao động tránh tình trạng làm thêm giờ quá quy định của nhà nước. Đồng thời

thực hiện kiểm soát chi đối với các hoạt động dịch vụ nhà trường đã thực hiện khoán chi để đảm bảo các đơn vị trực thuộc sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các văn bản quy định của nhà nước đối với đội ngũ quản lý tài chính.

- Nâng cao tỷ trọng các khoản chi đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nâng cao năng lực hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo quốc tếcủa Trường.

- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng quỹ một cách hợp lý và hiệu quả trong đó tập trung ưu tiên trong tạo lập, quản lý và sử dụng quỹphát triển hoạt động sự nghiệp theo

mục tiêu chiến lược dài hạn trong đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng trong tạo lập nguồn tích lũy cho đầu tư cơ sở vật chất do nguồn NSNN cấp ngày càng hạn hẹp trong khi

nhu cầu về tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao và đảm bảo được năng lực hợp tác liên kết đào tạo quốc tế.

- Tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên, tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm điện nước, văn phòng phẩm và tiết kiệm chi trong thực hiện hoạt động chuyên

môn đối với toàn bộ cán bộ giảng viên của nhà trường, phấn đấu tiết kiệm chi giai đoạn 2018-2020 để tăng thu nhập bình quân tối thiểu của cán bộ trong trường và tăng trích lập quỹphát triển hoạt động sự nghiệp.

*Điều kiện thực hiện các giải pháp

- Công tác lập kế hoạch ngân sách phải căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch mục tiêu phát triển hàng năm.

-Để đảm bảo công tác lập kế hoạch ngân sách và quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm hiệu quả đòi hỏi đội ngũ quản lý tài chính phải có trình độ cao, có kinh nghiệm và có

sự phối hợp giữa bộ phận quản lý tài chính và các khoa phòng, các bộ phận trong Nhà trường. Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo tính hiệu lực, quy định bao quát và có tính tiết kiệm tích cực.

-Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính phải có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý tài

chính.

* Dự kiến kết quả đạt được giai đoạn 2018-2020

- Các hoạt động thu chi ngân sách hàng năm đều được lập kế hoạch phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển và thực tế của nhà trường. Sử dụng nguồn lực tài chính tiết kiệm, theo kế hoạch và đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

- Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, sử dụng kinh phí tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ và các nguyên tắc quản lý, hạch toán chi, dự kiến chênh lệch thu chi giai đoạn

2018-2020 tăng 19%/1 năm, thu nhập bình quân tối thiểu của người lao động đạt

19trđ/1 người/1 tháng.

- Nâng cao cơ sở vật chất và các điều kiện giảng dạy, nâng số phòng học đạt tiêu chuẩn quốc tế giai đoạn 2017-2020 lên 7 phòng học. Tạo lập nguồn tài chính để sẵn sàng có phương án về vốn đối ứng đầu tư xây dựng hoàn thành trụ sở mới tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

3.3.4 Cơ chế chi trả thu nhập cho CBVC

* Căn cứ đề xuất các giải pháp.

Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ CBVC trong nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường, Trường ĐHKHXH&NV đã từng bước nâng cao thu nhập của Cán bộ viên chức, Tuy nhiên trong cơ chế chi trả thu nhập cho CBVC còn một số tồn tại, chưa thực sựđảm bảo công bằng trong chi trả thu nhập, thù lao quản lý.

* Nội dung giải pháp

- Từng bước nâng cao thu nhập bình quân cho cán bộ viên chức, hoàn thiện cơ chế, tiêu chí bình xét để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo việc xác định thu nhập tăng thêm được căn cứ trên kết quả công việc, không phụ thuộc vào ý

chí chủ quan của lãnh đạo phòng, khoa...Xây dựng, định lượng các tiêu chí bình xét thi đua để đánh giá xếp loại hoàn thành công việc trong quy chế chi tiêu nội bộ trong đó chú trọng đến kết quả khảo sát đánh giá chất lượng giảng dạy từ sinh viên, đánh giá của các thành viên trong các khoa phòng. Đồng thời đảm bảo chi trả đến 70% thu nhập tăng thêm hàng tháng cho CBVC nhằmkhuyến khích động viên kịp thời đối với người lao động.

- Chi trả thù lao vượt giờ phải tương xứng với mặt bằng chung của các trường đại học trong nước đồng thời xây dựng đơn giá/1 giờ giảng linh hoạt, không khuyến khích các giảng viên giảng vượt giờ quá 300 giờ quy định của nhà nước thông qua cơ chế đơn giá giảm dần đối với số giờ vượt 300 giờ giảng nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và sức lao động lâu dài cho các cán bộ giảng viên.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Hoàn thiện cơ chế chi trả thu nhập cho CBVC phụ thuộc vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và chiến lược phát triển các ngành đào tạo của nhà trường, căn cứ vào khả năng khai thác nguồn thu, tiết kiệm chicủa đơn vị.Đồng thời phụ thuộc vào nhận thức của đội ngũ lãnh đạo trong quá trình điều hành, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

* Dự kiến kết quả đạt được giai đoạn 2018-2020

Thu hút, gìn giữ và duy trì ổn đinh đội ngũ lao động có chất cao đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô, lĩnh vực đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Dự kiến thu nhập bình quân tối thiểu của cán bộ viên chức tăng lên hàng năm, đến năm 2020 thu nhập bình quân đạt 19trđ/1 người/1 năm. Người lao động yên tâm công tác, nâng cao chất lượng công việc.

Các khoản chi thù lao, thu nhập tăng thêmđảm bảo công bằng, minh bạch căn cứ trên

3.3.5 Về cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự

* Căn cứ đề xuất giải pháp

Mặc dù cơ cầu tổ chức bộ máy, nhân sự của Trường ĐHKHXH&NV đã ngày càng được kiện toàn tuy nhiên cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh và hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao, đội ngũ nhân sự còn được bố trí ở các khoa còn chưa hợp lý, chưa đạt đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn quốc tế về trình độ ngoại ngữ....

Trong quá trình đổi mới công tác quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, vẫncòn có một số bộ phận, cá nhân cán bộ viên chức còn muốn duy trì cơ chế cũ do tâm lý trì trệ, thói quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, làm giảm chất lượng hoạt động và giảm thu nhập dẫn đến việc thực hiện tự chủ tài chính tại Trường ĐHKHXH&NV còn chưa được thực hiện triệt để. * Nội dung các giải pháp

- Rà soát, kiện toàn tinh gọn bộ máy hoạt động của Nhà trường, quy hoạch các trung

tâm, theo hướng gắn kết nhiệm vụ đào tạo và NCKH, hỗ trợ, mở rộng chức năng nhiệm vụ của các trung tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển của Trường. Cụ thể:

 Trường ĐHKHXH&NV phải thực hiện rà soát lại các chức năng nhiệm vụ của các trung tâm và đánh giá lại hiệu quả thực hiện của các trung tâm trong giai đoạn 2014- 2017 để từ đó thực hiện sáp nhập các trung tâm có cùng tính chất, có chức năng tương tự, giải thể các trung tâm không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không hoạt động hiệu quả và không phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của nhà trường để tiết kiệm biên chế, kinh phí.

 Xây dựng các quy chế, cơ chế khuyến khích hỗ trợ hoạt động của các đơn vị trực thuộc cụ thể: Mở rộng các chức năng nhiệm vụ trong phạm vi năng lực của các đơn vị trực thuộc; có chính sách khuyến khích các trung tâm thực hiện hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học; Phối hợp giữa đào tạo và hoạt động dịch vụ để tăng khả năng thực hành của sinh viên thông qua việc khuyến khích các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, thực hành tại các trung tâm và Công ty TNHHDịch vụ Khoa học và du lịch.

- Trường phải có kế hoạch tổng thể dài hạn và sử dụng các phương thức thích hợp để tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng được nhu cầu phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, theo đó các giải pháp cụ thể là:

 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ viên chức trong thực hiện tự chủ tài chính, để cán bộ viên chức nắm rõ lộ trình thực hiện tự chủ tài chính, các biện pháp, chiến lược đồng bộ, cụ thể, những kết quả dự kiến đạt được trong quá trình

thực hiện tránh tâm lý hoang mang, e dè không quyết tâm đồng lòng trong đội ngũ cán bộ. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến và có những chế tài, các hình thức đánh giá bình xét để nâng cao ý thức của cán bộ nhân viên về thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ và sử dụng nguồn lực tài chính.

 Rà soát thực hiện phân tích công việc, xây dựng bộ tiêu chí cho từng vị trí công việc, xác định định biên và áp dụng các phương pháp quản trị nhân lực hiện đại trong giai đoạn 2018-2020, xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với nhu cầu, quy mô và chiến lược phát triển của giai đoạn. Thực hiện rà soát, bố trí sắp xếp lại nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, chú trọng đánh giá phân loại nhân lực theo chất lượng và hiệu quả bằng các bộ tiêu chí theo từng vị trí công việc cụ thể, nhân rộng mô hình khảo sát người học để đánh giá chất lượng giảng viên. Đồng thời xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và đề án tinh giản biên chế, thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình và chủ trương của Nhà nước.Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và thực hiện tuyển dụng lao động theo

đề án vị trí việc làm.

 Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng điểm và chính sách thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán bộ đầu đàn, đầu ngành và các chuyên gia làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hợp tác phát triển, dịch vụ kinh doanh của Trường, chăm lo phát triển đội ngũ giáo sư chất lượng cao có thể tham gia giảng dạy Quốc tế. Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu suất và hiệu quả theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định số 426/2010/QĐ-TCCB ngày 28/01/2010 của ĐHQGHN đối với các trường thành viên.

 Xây dựng các chính sách hỗ trợ khuyến khích trong việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ đạt các tiêu

tác giảng dạy, nghiên cứu để đáp ứng được yêu cầu liên kết nghiên cứu, đào tạo quốc tế, học tập áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại của các nước trên thế giới.

 Áp dụng linh hoạt các hình thức tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, thuê ngoài đểđảm bảo giờ giảng cho các giảng viên không vượt quá 300 giờ so với giờ giảng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Đối với các giảng viên tại các khoa có số lượng sinh

viên ít, không thực hiện đủ giờ giảng tiêu chuẩn phải thực hiện rà soát, sắp xếp và từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 99 - 119)