Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 50 - 55)

2.2 Thực trạng triển khai cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Khoa học xã

2.2.4 Tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu

Nguồn thu của Trường ĐHHXH&NV hàng năm bao gồm:

- Kinh phí NSNN cấp cho các dự án, nhiệm vụ không thường xuyên, cấp sự nghiệp NCKH.

- Nguồn thu sự nghiệp của Trường

+ Học phí đào tạo bậc đại học hệ chính quy.

+ Học phí đào tạo bậc đại học hệ vừa làm vừa học/khơng chính quy. + Học phí đào tạo bậc sau đại học.

+ Học phí từcác chương trình phối hợp đào tạo quốc tế. - Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác

Các nguồn thu đều được ghi chép, hạch toánsổ sách theo đúng quy định và được quản lý tại kho bạc Nhà Nước.

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 trường Đại học KXH&NV) Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu nguồn kinh phí của trường ĐHKHXH&NV năm 2014-

2016

Trong tổng nguồn thu hàng năm, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi phí

thường xun từ 37,6%-42,4% cịn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của Nhà trường, tuy nhiên tỷ trọng nguồn NSNN cấp có xu hướng giảm dần; NSNN cấp cho hoạt động dự án, đề tài NCKH, và nguồn viện trợ chiếm từ 5,6% - 7,8%; Nguồn thu sự nghiệp đào tạo chiếm từ 37,6% - 39,7%; thu hoạt động dịch vụ chiếm từ 12,2%-18,2%

tổng nguồn thu; Qua biểu số liệu cho thấy kinh phí NSNN cấp giảm dần theo từng

42,4% 39,7% 37,8% 7,8% 6,2% 5,6% 37,6% 37,4% 38,4% 12,2% 16,6% 18,2%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

NSNN cấp chi thường xuyên NSNN cấp dự án, NCKH, viện trợ

năm, năm 2014:42,4%, năm 2015: 39,7%, năm 2016: 37,8%. Trong khi nguồn kinh phí thu sự nghiệp (học phí, lệ phí) cịn có những tăng giảm trong các năm 2014: 37,6%, năm 2015: 37,4%, năm 20126: 38,4% (hình 2.4). Kinh phí dự án và tài trợ tổ chức Ngồi nước và nguồn thu khác vẫn cịn rất hạn chếvà có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu thu hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ bao gồm thu sự nghiệp đào tạo,

thu phí lệ phí được để lại chiếm từ 50,2%-57,5%; thu từ đào tạo sau đại học chiếm từ

18%-20,3%; dịch vụ NCKH chiếm từ 0,9%-2,2%) và thu dịchvụ đào tạo chiếm từ 21-

24,4%; thu dịch vụ vụ khác2,5% đến 3,2%)(Hình 2.5).

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 trường Đại học KHXH&NV)

Hình 2.5: Số liệu thu sự nghiệp, dịch vụ tại trường Đại học KHXH&NVgiai đoạn 2014-2016 giai đoạn 2014-2016

* Thu sự nghiệp đào tạo (Gồm thu từ đào tạo chính quy hệ đại học, sau đại học, thu đào tạo hệ tại chức trong chỉ tiêu)

Thu sự nghiệp đào tạo đại học, sau đại học vẫn là khoản thu chính trong tổng cơ cấu thu sự nghiệp và dịch vụ tại trường ĐH KHXH&NVquyết định đến khả năng đảm bảo kinh phí của Trường. Trường ĐHKHXH&NV đã gửi Bộ GDĐT và ĐHQGHN công

văn số 2263/XHNV ngày 13/7/2016 đăng ký mức thu học phí của Trường giai đoạn

0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

57,5% 51,7% 50,2% 18,0% 20,3% 20,2% 0,9% 0,9% 2,2% 21,1% 24,0% 24,4% 2,5% 3,1% 3,2%

Thu đào tạo đại học Thu đào tạo sau đại học Thu sự nghiệp khoa học Thu dịch vụ đào tạo Dịch vụ khác

2015-2021 (bằng với mức thu theo quy định của quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ- CP). Với mức thu học phí/1 tín chỉcủa các năm (bảng 2.2):

Bảng 2.2: Mức thu học phí các năm học từ 2014-2016 Đơn vị: ngàn đồng Năm Hệ chuẩn Đại học chính quy Hệ chất lượng cao ĐHCQ Hệ chuẩnThạc sĩ, tiến sĩ Nhiệm vụ chiến lược (CH-TS) Hệ chuẩn (CH-TS) NV chiến lược CH- TS) 2014-2015 550 650 975 1.140 1.375 1.900 2015-2016 625 750 1.005-1.185 1.675 2016-2017 670-870 870 1.110-1.305 1.850

( Nguồn: Quyết định thu học phí các năm học từ 2014-2016 tại Đại học KHXH&NV) Ngoài thực hiện đào tạo hệ chính quy đối với sinh viên, học viên trong trường, Trường ĐHKHXH&NV có được số thu từ đào tạo một số môn trong các trường ĐH trực thuộc ĐHQGHN theo phân công giảng dạy theo chức năng nhiệm vụ theo quy định của ĐHQGHN. Mức thu do ĐHQGHN quy định tính trên mức thu học phí do nhà nước quy định theo số tín chỉ và số lượng sinh viên.

Nhà trường chưa đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, mới bắt đầu triển khai một số đề tài nghiên cứu khảo cổ; một số đề tài nghiên cứu nhỏ lẻdưới dạng dịch vụ nghiên cứu khoa học. Đồng thời Trường đã tích cực khai thác thu các hoạt động dịch vụ như mở các lớp đào tạo ngắn hạn, thực hiện liên doanh liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài…mặc dù tỷ trọng thu dịch vụ đào tạo chưa cao tuy nhiên tỷ lệ thu dịch vụ đào tạo trong cơ cấu tổng thu sự nghiệp và dịch vụ của Trường vẫn đang có xu hướng tăng.

Nhà trường chưa khai thác hiệu quả hoạt động thu dịch vụ khác mặc dù đã tổ chức 01 đơn vịdịch vụhạch tốn độc lập trực thuộc Trường (Cơng ty TNHH dịch vụ Khoa học và du lịch) tuy nhiên hiệu quả của Công ty mang lại cho Trường là không cao so với cơ sở vật chất, vốn Công ty được Trường giao sử dụng từ năm 2010, gồm 02 phòng 108, 109 nhà A với đầy đủ trang thiết bị làm việc (bàn ghế, máy tính) và vốn điều lệ Trường cấp cho Công ty 750trđ (sử dụng quỹ) nhưng tỷ lệ trích nộp về hàng năm Trường chỉ đạt 3,6%/năm(năm 2014-2015: 46,6trđ; năm 2016 là 27,6trđ), thấp hơn lãi

suất ngân hàng (8,5%/năm) chưa tính đến cơ sở vật chất và hoạt động kinh doanh của Công ty không thực hiện hỗ trợ cơng tác đào tạo, chương trình thực tập cho sinh viên của Khoa Du lịch của Trường.Khả năng khai thác nguồn thu khác từ trônggiữ xe, cho thuê kiốt, lãi tiền gửi ngân hàng còn thấp. Nhà trường chưa tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi để gửi ngân hàng có kỳ hạn.

Nguồn kinh phí thu sự nghiệp hệ đào tạo chính quy của trường sau khi trừ các khoản chi phí trực tiếp được bổ sung nguồn kinh phí sử dụng cho hoạt động thường xuyên, và thực hiện phân phối chênh lệch thu chi. Trong đó nhà trường ưu tiên sử dụng nguồn thu sự nghiệp đào tạo chính quy cho đào tạo đội ngũ giảng viên, bồi dưỡng thường xuyên dưới các hình thức như đào tạo sau đại học, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao đời sống thu nhập cho cán bộ giảng viên...

Đặc biệt đối với các trường đại học trực thuộc ĐHQGHN đều phải thực hiện trên phần nộp cấp trên trong đó Trường ĐHNN xác định số phải nộp theo văn bản số 1756/HD-

KHTC ngày 13/5/2009 và Quyết định số 1777/QĐ-ĐHQG HN ngày 16/6/2011 của ĐHQG Hà Nội (gồm: 4,3% học phí ĐH chính quy, 2% học phí sau ĐH và học phí văn bằng hai học tại trường, 1% học phí sau ĐH học ngồi trường và học phí văn bằng hai học ngồi Hà Nội, 2% số thu dịch vụ trong nước, 3% thu dịch vụ liên kết quốc tế nộp về Văn phịng ĐHQG HN; 1% học phí chính quy nộp về Trung tâm hỗ trợ sinh viên; 2% học phí chính quy, cao học, tiến sĩ nộp về Trung tâm thông tin thư viện) Quy định này của ĐHQGHN hiện naychưa đảm bảo tính hợp lý, chưa khuyến khích đảm bảo sử dụng kinh phí hợp lý, chưa phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, mức trích nộp áp dụng 7,3% từ số thu học phí là một tỷ lệ khơng nhỏ, trong khi xu hướng các đơn vị đang phải tăng dần mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên.

Mặc dù đã tích cực khai thác nguồn thu, từng bước tăng số lượng tuyển sinh thực tế, nâng cao số thu từ khai thác các hoạt động dịch vụ, tuy nhiên công tác quản lý, theo dõi thu học phí đối với cao học viên cịn bất cập dẫn đến số học phí chưa thuđược do sinh viên, cao học viên còn nợ lũy kế đến 31/12/2016, số tiền là 6.825trđ, trong đó sinh viên hệ đại học chính quy nợ học phí là 535trđ và cao học viên nợ học phí là 6.290trđ do đơn vị chưa quản lý, theo dõi, hạch toán số phải thu học phí trên báo cáo tài chính (nguyên nhân Trường chưa theo dõi số sinh viên, cao học viên bỏ học hàng năm mà

theo dõi số liệu trúng tuyển đầu vào để phản ánh số thu học phí hoặc kết thúc kỳ học một số sinh viên, cao học viên chưa đóng đủ học phí Trường vẫn cho thi, khi cao học viên thôi học dẫn đếnTrường thất thu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 50 - 55)