.2 Quy trình Kiểm dịc hY tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 56)

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2016

Đối tượng không có yếu tố nguy cơ: Không đi qua vùng dịch, phóng xạ, hóa chất, sinh học, không có các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tới sức khỏe cộng đồng.

Đối tượng có yếu tố nguy cơ: Đi qua vùng dịch, phóng xạ, hóa chất, sinh học, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tới sức khỏe cộng đồng.

Kiểm tra y tế Giám sát y tế

Phát hiệnđối tượng nhiễm bệnh phải kiểm dịch, mang vật chủ, véc tơ, tác nhân truyền bệnh

Kết thúc quy trình kiểm dịch Cấp giấy chứng nhận

KDYTQT

Xử lý y tế

Đối tượng kiểm dịch:

Người, phương tiện vận tải, hàng hóa, thi thể hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học mô, bộ phận cơ thể người.

Không phát hiệnđối tượng nhiễm bệnh phải kiểm dịch, mang vật chủ,

2.1.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kiểm soát dịch bệnh giai đoạn 2011-2016

Theo Nghị định số 103/2010/NĐ-CP của Chính phủ, kiểm dịch y tế quốc tế là kiểm tra y tế để phát hiện các bệnh phải kiểm dịch và giám sát các bệnh truyền nhiễm đối với người, các phương tiện vận tải khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; những hành lý, hàng hóa, bưu phẩm khi nhập khẩu hay xuất khẩu... Như vậy, các cán bộ của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn là những người đầu tiên tiếp xúc, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn các bệnh phải kiểm dịch ở cửa khẩu, biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nếu phát hiện người nghi nhiễm bệnh thì mới đến công việc của Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện...

Hàng năm, Trung tâm đều có quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch công tác KDYT của năm cho các khoa, phòng, tổ KDYT cửa khẩu. Trong các năm từ 2011 - 2016, tình hình vệ sinh môi trường tương đối tốt. Không có dịch bệnh xảy ra tại cửa khẩu và khu vực dân cư liền kề. Thực hiện tốt tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác KDYT biên giới, giám sát thường xuyên các bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu theo quy định. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống vec tơ truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm trong khu vực cửa khẩu theo quy định. Thực hiện tốt Nghị định 103 của Chính phủ, quy trình KDYT và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế, thực hiện các hoạt động phòng chống dịch.

Trong giai đoạn 2011-2016, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp và khó lường, đặcbiệt trong năm 2016 nổi lên 2 dịch bệnh lớn là dịch cúm H7N9 và dịch Ebola. Để ngăn không cho dịch bệnh nguy hiểm trên xâm nhập vào nội địa, công việc của cán bộ Trung tâm Kiểm dịch y tế ngày càng nặng nề hơn. Trên thực tế, mặc dù đã được ngành y tế, tỉnhquan tâm trang bị một số máy móc như máy đo thân nhiệt, máy phun khử trùng... nhưng để kịp thời phát hiện người nghi nhiễm bệnh thì vẫn dựa chủ yếu vào chuyên môn của cán bộ. Vào thời điểm nóng, cán bộ của Trung tâm tăng cường hết nhân lực, trực 24/24 giờ.

Được biết, đơn vị còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác. Hiện tại mặc dù được Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương thường xuyên cập nhật chỉ đạo về chuyên môn, Sở Y tế Lạng Sơn chỉ đạo, quản lý chung về hoạt động, UBND tỉnh

quan tâm, tạo điều kiện tối đa giúp đỡ đơn vị phối hợp với các lực lượng biên phòng, hải quan, thuế… trong việc kiểm tra người và phương tiện, ngoài ra Trung tâm cũng được trang bị một số hệ thống máy móc như máy đo thân nhiệt bằng camera tự động, máy phun khử trùng diện rộng... nhưng so với nhiệm vụ thực tế thì trang thiết bị vẫn còn thiếu rất nhiều. Khó khăn là vậy nhưng trong năm 2016, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Lạng Sơn đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mà ngành y tế giao, Trung tâm đã được UBND tỉnh Lạng Sơn tặng thưởng giấy khen cho danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2016. Năm qua, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, với trách nhiệm của mình, các cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã không để lọt một trường hợp khách XNC nào có biểu hiện sốt hay nghi ngờ mắc bệnh vào nội địa. Không chỉ kiểm tra chặt chẽ đối với khách XNC, các cán bộ kiểm dịch y tế cũng kiểm tra chặt chẽ các phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới. Điều này đã góp phần không để lọt lô hàng nào mang mầm bệnh lây nhiễm xâm nhập vào các tỉnh phía sau.

2.2 Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn quốc tế tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Đặc điểm về tổ chức của Trung tâm

2.2.1.1. Số lượng đội ngũ nguồn nhân lực Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn

Lực lượng lao động hay nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định quá trình hoạt động của đơn vị. Khi còn trong thời kỳ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, đại bộ phận các doanh nghiệp, Trung tâm đặc biệt là các đơn vị nhà nước đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đơn vị là sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong điều kiện mới. Có như vậy bản thân người lao động mới có thể thích nghi được với tổ chức và tổ chức mới có thể đứng vững và cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Bảng 2.1 Số lượng đội ngũ nguồn nhân lực ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Tổng số nguồn nhân lực 41 42 46 2,4 9,5

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016

Biểu đồ2.1 Cơ cấu giới tính nguồn nhân lực 2014 - 2016

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 - 2016

Quy mô lao động của Trung tâm tương đối ổn định qua các năm và gần như không thay đổi nhiều, thường biến đổi không quá 10% giữa các năm, số lượng lao động ít và dao động trong khoảng 41 đến 46 người. Quy mô lao động lớn nhất trong 3 năm là 46 người vào năm 2016 và thấp nhất là 41 người vào năm 2014. Số lượng lao động nữ ổn định ở mức 9 lao động qua cả 3 năm.

Độ tuổi của người lao động tại Trung tâm tương đối cao so với mặt bằng chung của các đơn vị cùng ngành Y tế trong tỉnh.

Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi người lao động qua các năm

9 9 9 32 33 37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2014 (41) 2015 (42) 2016 (46) Số lư ợng Năm Nữ Nam

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016

Tỷ trọng lao động dưới 30 tuổi còn thấp, chỉ chiếm dưới 11% trong tất cả các năm từ 2014 đến 2016. Nhóm độ tuổi lao động từ 41-50 tuổi chiếm đa số và có xu hướng giảm từ 53,7% năm 2014 xuống còn 39,1% năm 2016. Nhóm 51-60 tuổi có xu hướng tăng và đạt tỉ lệ bằng với nhóm từ 41-50 tuổi là 39,1% vào năm 2016. Nhìn chung, độ tuổi lao động trên 40 tuổi chiếm đa số đến 78,2% trong cơ cấu độ tuổi lao động (vào năm 2016) điều này thể hiện phần lớn lao động của Trung tâm đều đã có thời gian làm việc lâu dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc đặc biệt với công việc đặc thù cần không ít kỹ năng giao tiếp, làm việc với các khách hàng, chủ hàng. Tuy nhiên do độ tuổi cao nên khả năng học hỏi, tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới trong khi làm việc cũng phần nào bị hạn chế.

2.2.1.2 Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn

Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực được phản ánh thông qua trình độ học vấn. Đó là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc của người lao động.

Bảng 2.3 Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nguồn nhân lựcĐộ tuổi Độ tuổi 2014 2015 2016 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 18-30 3 7,3 3 7,1 5 10,9 31-40 5 12,2 5 11,9 5 10,9 41-50 22 53,7 19 45,3 18 39,1 51-60 11 26,8 15 35,7 18 39,1 Tổng 41 100,0 42 100,0 46 100,0

Trình độ 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Trên đại học 9 22,0 10 23,8 12 26,1 11,1 20,0 Đại học 9 22,0 9 21,4 10 21,7 0,0 11,1 Cao đẳng 4 9,7 4 9,5 4 8,7 0,0 0,0 Trung cấp, khác 19 46,3 19 45,3 20 43,5 0,0 5,3 Tổng 41 100,0 42 100,0 46 100,0 2,4 9,5

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn , 2014 – 2016

Đội ngũ nguồn nhân lực của Trung tâm phần lớn làm nhiệm vụ quản lý và công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, Trung tâm nên có kế hoạch nguồn nhân lực dài hạn nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Do trình độ lao động tương đối cao nên tần suất lao động không cần nhiều nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt, nội dung đào tạo ở mức độ chuyên sâu, thường xuyên cập nhất thông tin, kiến thức và được chuẩn bị kỹ lưỡng, giáo viên được lựa chọn phải là người có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

Nhìn vào bảng và biểu đồ dưới đây ta thấy đội ngũ nguồn nhân lực của Trung tâm có trình độ tương đối đồng đều. Trong đó đội ngũ nhân viên được đào tạo trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ trọng gần 50% trong cả 3 năm, đặc biệt trình độ sau đại học tăng đều qua các năm. Đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp và trình độ khác chiếm tỷ lệ trên 50% qua các năm, tuy tỷ lệ % nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống giảm qua từng năm nhưng thực chất số nhân lực nhóm này không giảm mà là do số nhân lực có trình độ đại học và sau đại học tăng. Như vậy chứng tỏ rằng chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao đang ngày càng được cải thiện.

Biểu đồ2.2 Cơ cấu theo trình độ của đội ngũ nhân lực

Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016

2.2.2 Công tác hoạch định và dự báo nguồn nhân lực tại Trung tâm

Hiểu được vai trò của công tác kế hoạch nguồn nhân lực là giúp cho Trung tâm chủ động thấy được các khó khăn về nguồn nhân lực trong tương lai, từ đó có những định hướng cụ thể, rõ ràng nên quản trị nguồn nhân lực nắm bắt được rõ tình hình sử dụng nhân sự của Trung tâm, từ đó vạch ra những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn

Căn cứ công tác hoạch định nguồn nhân lực các kế hoạch, các định hướng phát triển và các mục tiêu trong thời gian tới. Trên cơ sở các định hướng đó, Giám đốc Trung tâm cùng các đơn vị, bộ phận đưa ra dự kiến về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lại. Bộ phận phụ trách nhân sự căn cứ vào báo cáo của các phòng và những đánh giá về nguồn nhân lực hiện có để đưa ra kế hoạch nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Công tác hoạch định nguồn nhân lực thực hiện theo các bước sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)