Nguồn: Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn
Công tác tuyển dụng được quan tâm vì mục tiêu đặt ra là tăng chất lượng chứ không đơn thuần là tăng số lượng. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để người được tuyển có thể phát huy mọi khả năng của mình, hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân lực được tuyển qua các năm tăng về chất lượng. Hình thức tuyển dụng thường là tuyển dụng nội bộ trong Trung tâmcho các vị trí lãnh đạo, quản lý hoặc luân chuyển, điều động cán bộ có năng lực tốt, chuyên môn phù hợp từ các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài ngành Y tế trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm của đơn vị và thực hiện đúng quy trình luân chuyển điều động của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn.
Xét duyệt hồ sơ
Các trắc nghiệm Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn tuyển chọn
Khám sức khỏe Thẩm tra các thông tin
Ra quyết định tuyển dụng
Ứ
ng viên bị
loại
Những người được tuyển Nộp hồ sơ
Trong những năm qua, số nhân lực của Trung tâm theo xu hướng giảm nhân lực có trình độ chuyên môn cao đẳng và các trình độ khác, tăng số lượng nhân lực có trình độ cao như đại học, trên đại học, trung cấp.
Bảng 2.5Số lượng lao động được tuyển dụng 2014- 2016
Năm CK1 Đại học Cao đẳng Trung cấp, khác
2014 2 0 0 1
2015 1 0 0 0
2016 2 1 0 1
Tổng 5 1 0 2
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 - 2016
Tuyển dụng cũng như các hoạt động quản trị nhân lực khác đều cần có một quy trình để thực hiện. Nhận thức được điều này, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng quy trình tuyển dụng và qua các năm, cùng với sự thay đổi và phát triển quy trình tuyển dụng đã không ngừng được xem xét và sửa đổi. Hiện nay, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn đang sử dụng quy trình tuyển dụng, quy trình điều động cán bộ được ban hành theo quy định của pháp luật và của Sở Y Tế.
Biểu đồ 2.3 Lao động được tuyển dụng theo trình độ 2014-2016
2014 2015 2016 trung cấp,khác 1 1 đại học 1 sau đại học 2 1 2 1 1 1 2 1 2 Số lư ợng Năm
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 - 2016
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình tuyển dụng lao động trong những năm gần đây chủ yếu là lao động có trình độ sau đại học, đại học và trung cấp, không có trình độ cao đẳng. Số lượng lao động tuyển dụng thêm mỗi năm ổn định từ 1-4 cán bộ.
2.2.3.2 Thực trạng đánh giá, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực
Lựa chọn và đánh giá chưa đủ để đảm bảo phát huy chất lượng của đội ngũ người lao động. Vấn đề sắp xếp, bố trí lao động có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Việc bố trí người lao động cũng như cán bộ quản lý phải được thể hiện ở kết quả cuối cùng, đó là hiệu quả và chất lượng hoạt động, là sự phù hợp giữa các thuộc tính có tính cá nhân kể cả tri thức và phẩm chất với yêu cầu của công việc đảm nhận.
* Mục đích: Đảm bảo sự phù hợp cao nhất giữa yêu cầu của công việc và năng lực của người lao động. Đảm bảo sự tương xứng giữa công việc và người thực hiệncông việc. Đảm bảo cho mọi công việc được thực hiện tốt.
* Công tác bố trí lao động: Hiện nay, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn chỉ áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng, gồm có các nhóm sau đây:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa.
- Nhóm lao động chuyên môn, nghiệp vụ gồm: kiểm dịch viên, xét nghiệm viên. - Nhóm lao động hỗ trợ, phục vụ gồm: kế toán, thủ quỹ, văn thư, tin học, bảo vệ, lái xe, tạp vụ.
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo chức năng 2014 - 2016
STT Loại lao động 2014 2015 2016
1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 6 6 8
2 Lao động chuyên môn, nghiệp vụ 26 27 28
Tổng 41 42 46
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn , 2014-2016
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động theo chức năng 2014 – 2016
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Theo biểu đồ trên thì tỷ lệ lao động chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn, trong 3 năm gần đây đều chiếm trên 50% tổng số lao động. Tỷ lệ cán bộ quản lý ngày càng tăng và tỷ lệ lao động phục vụ có xu hướng ổn định nhất.
* Tỷ lệ cơ cấu nhân lực theo khoa, phòng, bộ phận như sau:
Bảng 2.7 Cơ cấu nhân lực theo bộ phận
Bộ phận năm Ban lãnh đạo Phòng TC-HC Phòng KH-TV Khoa KDYT- XLYT Khoa Xét Nghiệm Tổng số 2014 3 7 3 22 6 41 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 năm 2014 năm 2015 năm 2016 6 6 8 26 27 28 9 9 10
2015 3 7 3 23 6 42
2016 3 8 4 25 6 46
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nhân lực theo bộ phận
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, số lượng cán bộ lãnh đạo qua các năm từ 2014 đến 2016 là không thay đổi do nhân lực của trung tâm không biến động nhiều, lao động phòng TC-HC và KH-TV đều chỉ tăng 01 người vào năm 2016, lao động khoa chuyên môn KDYT-XLYT tăng qua các năm, điều này là hợp lý do phương tiện hàng hóa, cư dân biên giới qua lại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm từ 2014 đến 2016, lao động làm công tác Xét nghiệm của đơn vị ổn định ở mức 06 người.
-Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt cụ thể như sau:
Trang bị nơi làm việc: Các phòng chức năng được trang bị hệ thống máy tính nối mạng, điều hoà nhiệt độ, quạt thông gió, đảm bảo ánh sáng, chống tiếng ồn.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
3 3 3 7 7 8 3 3 4 22 23 25 6 6 6 Số lư ợng
Bố trí nơi làm việc: Khu vực làm việc được được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo được không gian và diện tích làm việc thích hợp. Các trang thiết bị, công cụ được bố trí khá ngăn nắp, khoa học và tạo điều kiện cho người lao động dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng.
Phục vụ nơi làm việc: Tại Trung tâm thường xuyên chuẩn bị một khối lượng vật tư, trang thiết bị và các phương tiện vật chất dự phòng đảm bảo phục vụ công tác quản trị, điều hành, sinh hoạt tại nơi làm việc.
Nhìn chung, trong công tác tổ chức lao động, đơn vị đã thực hiện tốt việc phân công lao động, thực hiện tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc, đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh tại nơi làm việc, thực hiện tuyên truyền, giáo dục và trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảoan toàn lao động. Việc thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện đúng theo các quy định của Bộ Luật lao động.
Hàng năm, viên chức trong trung tâm được đánh giá kết quả làm việc bằng văn bản, trong
đó có ý kiến nhận xét của tập thể, lãnh đạo trực tiếp (khoa, phòng) và lãnh đạo Trung tâm.
Sau đó được phân loại theo 4 mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.8 Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ các năm từ 2014 – 2016
Mức độđánh giá
Nguồn: Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Lạng Sơn, 2014 – 2016
Trong những năm gần đây, 100% số viên chức của Trung tâm đều đạt mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, điều đó chứng tỏ 100% viên chức của Trung tâm đều có trình độ tốt, có năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm ổn định ở mức 3 đến 4 viên chức.
Bên cạnh đó thì vẫn còn một số tồn tại nhất định như:
- Công tác tổ chức, bố trí luân chuyển ,điều động cán bộ theo trình độ chuyên môn được thực hiện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, cảm tính của nhà quản lý. Do đó, chưa tận dụng hết năng lực cán bộ, chưa thực sự thúc đẩy quá trình làm việc, tăng hiệu quả công việc. Cụ thể trong quá trình phân công công tác cán bộ tại cáctổ KDYT cửa khẩu năm 2016, số lượng các cán bộ, viên chức có trình độ đại học và sau đại học bố trí tại các tổ không đồng đều, tại thời điểm tháng 2 năm 2016, cán bộ có trình độ đại học và sau đại học bố trí công tác tại các tổ KDYT như sau, tổ Hữu Nghị: 04/07 CB, tổ Tân Thanh: 04/07 CB, tổ Cốc Nam: 01/04 CB, tổ Chi Ma: 02/04 CB, tổ Co Sâu: 01/02 CB, còn lại 03 tổ không có cán bộ nào, cụ thể là tổ Ga Đồng Đăng: 0/3 CB, tổ Nà Nưa: 0/3 CB, tổ Na Hình: 0/2 CB.
- Vấn đề bố trí công việc so với chuyên môn cán bộ chưa được hợp lý, vẫn còn một số cán bộ, viên chức đang làm những công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn. Cụ thể: 01 CB hợp đồng theo Nghị định 68 làm công tác tạp vụ kiêm nhiệm công tác
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Hoàn thành xuất sắc 3 7,9 4 9,5 4 8,7 Hoàn thành tốt 38 92,1 38 90,5 42 91,3 Hoàn thành 0 0 0 0 0 0 Không hoàn thành 0 0 0 0 0 0 Tổng 41 100,0 42 100,0 46 100,0
văn thư, 01 CB hợp đồng theo Nghị định 68 làm công tác tinhọc kiêm nhiệm công tác kế hoạch - tài vụ, 01 dược sĩ làm công tác xét nghiệm.
- Công tác quy hoạch nguồn cán bộ gặp nhiều khó khăn. Việc xác định nguồn kế cận, thay thế cho viên chức hiện tại luôn là một vấn đề quan trọng nhưng không bao giờ dễ dàng. Việc đề bạt, bổ nhiệm còn mang tính chủ quan. Nguyên nhân là do:
- Chưa xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt, do đó việc xem xét, đánh giá năng lực, thành tích công tác của người dự kiến được đề bạt gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc đề bạt nhân lực thiếu khách quan và chưa chính xác.
- Chưa xây dựng và ban hành được quy trình, Quy chế bổ nhiệm các vị trí, chức vụ lãnh đạo chủ chốt. Chưa áp dụng các hình thức luân phiên công tác trước khi bổ nhiệm hoặc thi tuyển vào các chức danh, do vậy chưa tạo ra được những nhà lãnh đạo có kỹ năng toàn diện và không khuyến khích họ nâng cao trình độ để có cơ hội thăng tiến. Đánh giá về công tác sử dụng lao động theo kết quả khảo sát được tổng hợp theo thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, 5 là mức độ đánh giátốt nhất,như sau:
Công tác bố trí lao động phù hợp với năng lực chuyên môn điểm bình quân trên 3. Còn yếu tố về sự phù hợp của chính sách sử dụng thì lao động của Trung tâm chỉ đánh giá ở mức độ trung bình (điểm bình quân dưới 3). Nhưng còn yếu tố sự công bằng trong đánh giá lao động thì được đánh giá ở mức tương đối cao.
Bảng 2.9 Đánh giá về công tác sử dụng lao động
STT Chiến lược và quy hoạch phát triển NLL
Mức đánh giá Bình quân
1 2 3 4 5
1 Bố trí lao động phù hợp với
năng lực chuyên môn 0 17,5 55 25 2,5 3,125
2 Sự phù hợp của các tiêu chuẩn
đánh giá lao động hàng năm 0 22,5 50 12,5 15 3,2 3 Sự phù hợp của chính sách sử
dụng lao động 0 27,5 57,5 15 0 2,875
4 Sự công bằng trong đánh giá
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016
2.2.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Trung tâm
Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi lao động được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao. Trình tự thực hiện công tác đào tạo được tiến hành như sau:
a) Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo được thực hiện khi tiến hành đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển của lao động tại các bộ phận. Kế hoạch đào tạo được lập trên cơ sở yêu cầu của đơn vị, yêu cầu của bộ phận và nguyện vọng của cá nhân.
Quý 4 hàng năm, viên chức đăng ký nhu cầu đào tạo với cán bộ quản lý trực tiếp bằng cách thảo luận và thống nhất về các nội dung: Yêu cầu của Lãnh đạo khoa, phòng đối với viên chức nhằm hoàn thiện hoặc nâng cao trình độ, nguyện vọng đào tạo.
Về mặt khách quan, mỗi cán bộ quản lý có thể chưa hiểu hết được những thiếu sót của mình trong quá trình thực hiện công việc. Cán bộ quản lý trực tiếp là người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với lao động, họ có thể hiểu rõ hơn về những thiếu sót đó và yêu cầu lao động thực hiện một số khoá đào tạo để nâng cao trình độ.
Việc khảo sát nhu cầu đào tạo được thực hiện thông qua 2 phương pháp áp dụng với các đối tượng khác nhau. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý điền vào phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo, đối với cán bộ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo sẽ cho biết các thông tin như: Đánh giá về hoạt động đào tạo nói chung cũng như nội dung đào tạo viên chức đã được tham dự, nhận xét về phương pháp giảng dạy, các môn học mà họ cảm thấy cần thiết cho công việc …
Nội dung đào tạo được ghi rõ trong bản đánh giá hoàn thành công việc. Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo cán bộ phụ trách nhân sự tập hợp nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo có thể xem xét yêu cầu các cán bộ
quản lý cấp bộ phận và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan xem xét kế hoạch đào tạo trước khi trình cấp trên phê duyệt và phê duyệt. Kế hoạch đào tạo được gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự để kiểm soát việc thực hiện đào tạo.
Cán bộ phụ trách nhân sự đơn vị căn cứ vào kế hoạch đào tạo phối hợp đánh giá khả năng thực hiện và khả năng cung cấp của các tổ chức đào tạo, lập kế hoạch đào tạo chung cho đơn vị.
b) Chọn người cử đi đào tạo - Đối tượng
Việc lựa chọn và cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch cán bộ với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết, khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiêp vụ.
Đối tượng được cử đi đào tạo là cán bộ thuộc diện nằm trong quy hoạch cán bộ là