Những cơ hội và thách thức đối với quản trị nguồn nhân lực của Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

3.2.1 Cơ hội

Vì lợi ích quốc gia, vì sự phát triển giống nòi của mỗi nước mà từng quốc gia sẽ có những giải pháp kiểm tra, kiểm soát an toàn dịch bệnh trên thực phẩm. Sự cạnh tranh kinh tế gắt gao sẽ tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm sạch ra đời, các chủ sản xuất sẽ chú trọng hơn sức khỏe cho người tiêu dùng. Mỗi nước có con đường đi riêng nhưng hội nhập để xây dựng đất nước giàu mạnh và bền vững.

Các nước trong khu vực có xu hướng xích lại gần nhau hơn đểthúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng… Sự phối hợp trong phát triển y tếđược đẩy mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh qua biên giới được chú trọng nhiều hơn.

Những phát minh khoa học của ngành y trong các năm qua đã giúp tìm ra nguyên nhân của một số bệnh nguy hiểm giúp cho việc phòng bệnh khoa học và hiệu quả hơn. Sự tiến bộ trong công nghệ vi sinh, sinh học phân tử,… đã làm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh hiểm nghèo.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nguồn thông tin đến với mọi người nhiều nhất và nhanh nhất. Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả cũng là một lợi thế lớn trong công tác tuyên truyền và vận động nhân loại hưởng ứng các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Những biến đổi phức tạp của môi trường, các thảm họa thiên nhiên,…:Trong các năm qua sự xuất hiện số lượng cơn bão dày hơn, mạnh hơn, nhiều lốc xoáy, lũ ống… làm cho đời sống người dân bịđảo lộn. Sự biến đổi khí hậu, môi trường dẫn đến con người dễ mắc bệnh tật. Việc đô thị hóa, công nghiệp hóa không kiểm soát làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt, ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đây là nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, bụi phổi,… Tình trạng ngập rác thành thị, tắc nghẽn kênh nông thôn xuất phát từ ý thức người dân, việc xửlý rác chưa được chú trọng, đây là thực trạng khó giải quyết và nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cao.

Sự xuất hiện, trỗi dậy, bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm như tả, cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm gan A, … đã và sẽ là thách thức trong công tác phòng chống dịch bệnh. Một số bệnh nguy hiểm chưa có vaccine phòng bệnh rộng rãi làm cho việc khống chế, đẩy lùi và triệt tiêu dịch bệnh trong cộng đồng là rất khó khăn. Việc lạm dụng các thuốc kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi để tăng sản lượng là yếu tố tiềm ẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Một bộ phận không nhỏ người dân hướng đến những món thức ăn khác thường dễ dẫn đến ngộ độc cấp hoặc mạn nguy hiểm. Công tác kiểm soát an toàn thực phẩm tại các nơi kinh doanh ăn uống, nhất là các quán ăn vỉa hè là hết sức khó khăn. Một nhóm người trong xã hội có lối sống lập dị, có nhiều kiểu sinh hoạt tình dục khác thường làm cho các bệnh lây lan theo đường tình dục không kiểm soát.

Việc toàn cầu hóa tạo điều kiện cho người dân thông thương, thuận tiện đi lại giữa các nước, các châu lục một cách nhanh nhất. Nhưng đây là một thách thức trong việc ngăn chặn không để dịch bệnh lan rộng khi có ổ dịch tại một vùng, lãnh thổ.

Việc lạm dụng thuốc, dùng kháng sinh vô tội vạ,… dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng. Một bộ phận không nhỏ thầy thuốc lâm sàng chạy theo lợi nhuận dẫn đến việc dùng thuốc không kiểm soát tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc hết sức nguy hiểm.

Tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái trong các năm vừa qua, dẫn đến sốlượng các dự án của nước ngoài đầu tư vào các nước chậm và đang phát triển ít đi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác y tế dự phòng đã thiếu, hư hỏng chậm được thay thế làm

ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Chiến tranh xảy ra thường xuyên tại một số nước, một số nước lớn, phát triển tập trung kinh phí và nghiên cứu công nghệ quốc phòng dẫn đến việc nghiên cứu công tác y tế dự phòng có chiều hướng giảm, không đáp ứng sựbùng phát như vũ bão của các nguyên nhân gây bệnh cho nhân loại.

Chiến tranh xảy ra thường xuyên tại một số nước dẫn đến tình trạng đói nghèo, dịch bệnh hoành hành. Bắt đầu xuất hiện các dạng nghèo mới, bao gồm nghèo lâu năm, nghèo thành thị, nghèo ở trẻ em và người di cư nghèo. Tình trạng đói nghèo làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh.

Khoa học công nghệ phát triển dẫn đến nhiều vật dụng thiết yếu trong cuộc sống được sản xuất nhanh hơn, số lượng nhiều hơn, người dân có cơ hội tiếp cận sử dụng nhanh hơn. Nhưng cũng đặt ra thách thức việc kiểm định tính an toàn đến sức khỏe con người là khó kiểm soát chặt chẽ. Điều này rất dễ dẫn đến người sử dụng rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm nếu các vật dụng chứa các chất độc hại có thể ngấm vào người sử dụng. Sự bùng nổ dân số tại các nước nghèo, kém phát triển và già hóa dân số tại các nước đang phát triển, phát triển cũng là một thách thức cho công tác y tế dự phòng. Bùng nổ dân số sẽđi kèm với thiếu các điều kiện sống tốt và sự già hóa dân số sẽ dẫn đến việc tích bệnh tật của mỗi cá thểtăng lên dẫn đến nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)