Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 102 - 106)

3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị nhân lực tại Trung tâm

3.3.5 Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực

a) Giải pháp

Đào tạo và phát triển còn là một nhu cầu của người lao động, đó là nhu cầu học tập nâng cao trình độ, nhu cầu tự hoàn thiện mình. Làm tốt công tác đào tạo và phát triển có nghĩa là Trung tâm đã thỏa mãn được một phần nhu cầu của người lao động, khi người lao động cảm thấy được thỏa mãn trong công việc thì họ sẽ có động lực lao động cao. Để công tác đào tạo phát triển đạt hiệu quả, nâng cao động lực đối với người lao động Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp:

Xác định đúng đối tượng đào tạo, xây dựng các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng đào tạo một cách chính xác và công bằng

Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc: Người được lựa chọn cử đi đào tạo là người đang có nhu cầu cần đào tạo về các kiến thức kỹ năng mà khóa học cung cấp để phục vụ cho công việc. Cần căn cứ vào bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc để xác đinh các kiến thức, kỹ năng cần thiết của người lao động phục vụ cho công việc.

Có quy định cụ thể về các yêu cầu đối với người được cử đi đào tạo: Khi lựa chọn đối tượng cử đi tham gia các khóa đào tạo cần phải xem xét đến khả năng học tập của họ, các đóng góp của người lao động cho đơn vị. Vì thế ngoài các quy định cụ thể như về độ tuổi, số năm công tác, Trung tâm cần xây dựng các tiêu chí lựa chọn đối tượng đào tạo cụ thể như về khả năng ngoại ngữ, tin học, trình độ hiện tại, thành tích đóng góp

đối với đơn vị, phẩm chất đạo đức, khả năng đóng góp cho đơn vị sau đào tạo… Việc xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn để cử đi đào tạo cụ thể vừa đảm bảo cho người lao động có đủ khả năng tham gia khóa học đạt hiệu quả, vừa nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh giữa những người lao động, đảm bảo tính công bằng trong cơ hội được học tập nâng cao trình độ.

Sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá thực hiện công việc: Do khâu đánh giá thực hiện công việc còn nhiều hạn chế nên khâu xác định nhu cầu chưa được thực hiện tốt, kết quả đánh giá chưa cho người lãnh đạo biết được người lao động có kết quả thực hiện công việc kém vì lí do gì, vì thế chưa xác định được các kiến thức, kỹ năng thiếu hụt của người lao động để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Trung tâm cần sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá thực hiện công việc phục vụ cho mục đích đào tạo đó là:

Cần mở rộng đối tượng được cử đi đào tạo, không nên chỉ tập trung vào bộ phận lãnh đạo Trung tâm mà cần tạo cơ hội cho những cán bộ nhân viên ưu tú khác. Có chính sách ưu tiên đào tạo những người có kết quả thực hiện công việc tốt, có khả năng phát triển trong tương lai.

Tiến hành đào tạo cho những người lao động có kết quả thực hiện công việc thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng mà có thể bù đắp được thông qua khóa đào tạo nhằm cải thiện kết quả làm việc của họ. Việc xác định chính xác các kiến thức, kỹ năng thiếu hụt sẽ giúp người lao động lấp “lỗ hổng” để có khả năng cải thiện kết quả thực hiện công việc cao hơn, người lao động sẽ cảm thấy tự tin hơn, cảm nhận được sự quan tâm của đơn vị, dẫn đến sự thỏa mãn cao trong lao động.

Quan tâm đến nguyện vọng của người lao động: Người lao động là người hiểu mình nhất, họ biết mình gặp khó khăn gì trong khi thực hiện công việc, từ đó có thể xác định các kiến thức kỹ năng còn thiếu hụt của bản thân. Tuy nhiên, khi tiến xác định nhu cầu đào tạo, Trung tâm đã chưa tiến hành điều tra nhu cầu, nguyện vọng được đào tạo, các kỹ năng, kiến thức mong muốn được đào tạo của người lao động, đặc biệt là đối với đối tượng lao động chuyên môn nghiệp vụ là đối tượng có nhu cầu về “có cơ hội học tập nâng cao trình độ” cao nhất so với các đối tượng.

Xác định mục tiêu đào tạo rõ ràng

Xác định mục tiêu đào tạo là một nguyên tắc không thể thiếu trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị. Mục tiêu đào tạo là kim chỉ nam cho việc quyết định nội dung đào tạo cũng như là một nhân tố không thể thiếu trong việc đánh giá kết quả đào tạo. Có thể nói, mục tiêu đào tạo hợp lý, phù hợp với thực tế sẽ giúp đào tạo có hiệu quả. Trung tâm cần tiến hành xác định mục tiêu đào tạo cụ thể trước khi tiến hành đào tạo. Lấy mục tiêu làm thước đo hiệu quả hoạt động đào tạo.

Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo nhằm tăng hứng thú và hiệu quả học tập

Để đào tạo phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả, Trung tâm cần đa dạng hóa các phưong pháp đào tạo, thích hợp với từng đối tượng và nội dung đào tạo. Mục tiêu của việc đa dạng hoá các phương pháp đào tạo này là:

+ Tận dụng tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất có sẵn để đào tạo + Tiết kiệm chi phí đào tạo

+ Tạo sự mới mẻ trong đào tạo và sự phù hợp với đối tượng, hứng thú trong nhân viên, giúp nhân viên tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn

Để đa dạng hoá các phương pháp đào tạo, ta có thể khuyến khích phát triển các biện pháp như phương pháp hội nghị, hội thảo chuyên đề, luân chuyển công việc, trò chơi công việc , sử dụng kĩ thuật nghe nhìn, bài tập tình huống…

Sử dụng hợp lý nhân lực sau đào tạo

Song song với kế hoạch đào tạo Trung tâm cần phải có kế hoạch bố trí, sử dụng nhân lực sau các khoá học đào tạo, Trung tâm cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế. Trao dần quyền tự chủ cho người lao động đã được đào tạo giải quyết công việc. Mở rộng công việc, người quản lý giao cho người lao động những nhiệm vụ có tính thách thức phù hợp với trình độ mới để kích thích người lao động nỗ lực và sáng tạo, phải tạo ra cho họ cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển bản thân sau khi họ kết thúc các khoá học đào tạo, có chế độ

khen thưởng phù hợp nếu người lao động đạt thành tích tốt trong học tập. Tăng thù lao lao động xứng đáng với trình độ mới và kết quả thực hiện công việc cải thiện sau đào tạo để khuyến khích những người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế để nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch đào tạo thì cần tiến hành đồng thời kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo, những cá nhân được cử đi đào tạo cần có khả năng phát triển cao trong tương lai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người lao động

Bên cạnh nhữngbiện pháp liên quan đến công tác đào tạo thì Trung tâm cũng cần chú ý tới công tác vận động, tuyên truyền để người lao động có ý thức tham gia đào tạo. Công tác này đòi hỏi cán bộ quản trị phải tích cực để chỉ cho người lao động thấy được những lợi ích rõràng khi họ tham gia vào đào tạo. Có thể thông báo các chương trình đào tạo của đơn vị để người lao động có thể chủ động đăng kí tham gia. Khi người lao động có ý thức tự giác tham gia thì họ sẽ có thể tự quản lý, giám sát tăng tính hiệu quả cho công tác đào tạo.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền về các chính sách đào tạo cũng có ý nghĩa rất quan trọng như làm người lao động hiểu rõ về chế độ hỗ trợ người lao động đi đào tạo, kế hoạch đào tạo, chính sách sử dụng người lao động sau đào tạo…. Như vậy, người lao động sẽ yên tâm tham gia đào tạo và chú tâm, đầu tư vào học tập.

b) Kiến nghị

Đối với ban Lãnh đạo Trung tâm: Ban Lãnh đạo cần xác định đúng đối tượng đào tạo, xây dựng các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng đào tạo một cách chính xác và công bằng. Vận động, tuyên truyền để người lao động có ý thức tham gia đào tạo. Trung tâm cần tiến hành xác định mục tiêu đào tạo cụ thể trước khi tiến hành đào tạo. Lấy mục tiêu làm thước đo hiệu quả hoạt động đào tạo.

Cần mở rộng đối tượng được cử đi đào tạo, không nên chỉ tập trung vào bộ phận lãnh đạo Trung tâm mà cần tạo cơ hội cho những cán bộ nhân viên ưu tú khác. Có chính sách ưu tiên đào tạo những người có kết quả thực hiện công việc tốt, có khả năng phát triển trong tương lai.

Bố trí thời gian hợp lý kể cả buổi tối để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh lạng sơn (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)