Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động ĐT nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 27 - 32)

1.5.1 Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền

Các cấp ủy, chính quyền tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, người lao động về công tác dạy nghề - việc làm. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc tuyên truyền, tư vấn về nghề nghiệp, cung cấp các thông tin về thị trường lao động, chú trọng tuyên truyền cho người lao động ở khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, lao động nữ về chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho trên 750 lao động với tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80%; bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề, nghiệp vụ sư phạm nghề cho 100% số người tham gia dạy nghề; nghiên cứu, biên soạn giáo trình phù hợp với nhu cầu, tình hình kinh tế- xã hội của địa phương; đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 300 lượt cán bộ, công chức cấp xã với tỷ lệ cán bộ được qua đào tạo đạt trên 65%; xuất khẩu lao động phấn đầu mỗi năm đưa trên 150 lao động đi tham gia xuất khẩu; lao động tại các doanh nghiệp trong nước đạt trên 1.000 lao động/năm. [10]

1.5.2 Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với LĐNT

Các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện báo chí ở địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; biến các phương tiện

thông tin đại chúng trở thành những kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn.

Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân chủ trương của Đảng và Chính phủ, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề của địa phương đến từng cơ sở đào tạo nghề và đến từng lao động nông thôn. Tuyên truyền các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.

Công tác tuyên truyền đã được các đơn vị triển khai thực hiện tốt, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

1.5.3 Hoạt động điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT

Để triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, hàng năm cần tiến hành điều tra khảo sát, tổng hợp số lượng người lao động trên địa bàn huyện có nhu cầu đào tạo nghề để có định hướng tốt các chương trình kế hoạch đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực thế của địa phương.

1.5.4 Nhân rộng mô hình dạy nghề cho LĐNT có hiệu quả

Trong quá trình triển khai và thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT, cần nghiên cứu nhân rộng các mô hình dạy nghề Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp, Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, Kỹ thuật trồng cây Lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây ăn quả …là những mô hình dạy nghề có nhiều hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, và nhu cầu của người học, có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Áp dụng phương pháp dạy giáo viên và học viên cùng trao đổi kiến thức thông qua tài liệu và thực hành trên các vật tư, nguyên liệu, dụng cụ thực hành. Học viên tự tạo được việc làm, vận dụng và phát huy được những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học, kết quả sau khi học xong người lao động đã biết áp dụng các kiến thức đã học vào quá trình lao động sản xuất của gia đình và địa phương.

1.5.5 Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập dạy nghề công lập

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao dạy và học tại các đơn vị dạy nghề công lập. Chất lượng của cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tue, hiện đại hóa cơ sở vật chất là đòi hỏi cần thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tế trong tình hình mới. Nếu cơ sở dạy nghề có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, hệ thống giáo trình… phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề thì chất lượng lao động được đào tạo tại cơ sở đó sẽ được đảm bảo và nâng cao. Ngoài ra một số cơ sở đào tạo ngoài địa phương cùng tham gia phối hợp dạy nghề.

Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các đơn vị dạy nghề công lập còn thuộc về chính các cơ sở đào tạo trong việc sử dụng nguồn vốn xã hội trong xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của mình. Đặc biệt các đơn vị dạy nghề còn năng động trong việc huy động nguồn vốn từ các đơn vị sử dụng lao động, từ các tổ chức phi chính phủ theo phương châm “xã hội hóa” đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất của từng cơ sở đào tạo nghề được xây dựng.

1.5.6 Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề

Để chủ động trong công tác xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, các cơ sở dạy nghề cần liên hệ với các cơ sở dạynghề khác, các cơ quan chức năng tham khảo, sưu tầm các tài liệu, giáo trình đã dạy nghề cho lao động nông; đồng thời khai thác thêm các kiến thức trên các tài liệu khác như sách tham khảo, từ thông tin đại chúng…. Trên cơ sở đó các Cơ sở dạy nghề tiến hành biên tập nội dung giáo trình, giáo án phù hợp với điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện, trở thành giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, tập chung vào các nghề như: Kỹ thuật sửa chữa cơ khí máy nông nghiệp, Kỹ thuật thêu ren, đan nón lá và kỹ thuật mây tre đan, Kỹ thuật sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp giâm hom, Kỹ thuật trồng lúa năng xuất cao, trồng khoai tây và trồng cây có múi, trồng rau an toàn, Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm – gia súc...

Căn cứ nội dung, chương trình đào tạo nghề được phê duyệt, công tác đầu tư về giáo trình, học liệu dạy nghề, UBND huyện cần quan tâm thực hiện đảm bảo theo quy trình quy định.

1.5.7 Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề nghề

- Tăng cường biên chế cho giáo viên dạy nghề, mời các giáo viên thỉnh giảng có đủ trình độ, kinh nghiệm tham gia dạy nghề tập chung vào các nghề: Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp; Kỹ thuật chăn nuôi gia súc-gia cầm; kỹ thuật nhân giống cây ăn quả, tin học văn phòng, kỹ thuật tạo giống và trồng cây Lâm nghiệp... Bồi dưỡng kiến thức, nghiệp sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Bố trí cử cán bộ chuyên trách tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã, cần quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn.

1.5.8 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động dụng lao động

Trong quá trình chỉ đạo nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta vẫn nhận định Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, do đó chất lượng lao động nông thôn cũng được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Đảng và Nhà nước ta triển khai một cách tích cực và thường xuyên, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nhờ đó làm tăng thu nhập cho họ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải những hạn chế nhất định mà chúng ta cần phải tìm cách giải quyết một cách nhanh chóng,hợp lý. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương bồi dưỡng về mọi mặt cho số công nhân, số lao động chưa qua đào tạo đầy đủ, tăng nhanh về qui mô với chất lượng cao. Và chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đạt được qua các chỉ tiêu sau:

- Kiến thức chuyên môn mà người lao động nhận được sau quá trình đào tạo: trong quá trình học nghề, người học được đánh giá kết quả thông qua các bài kiểm tra bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành. Kết thúc khóa đào tạo, người học trải quả kỳ thi tốt

nghiệp. Tùy ngành học, nghề học, bài kiểm tra có thể có hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm hoặc thực hành nghề. Tùy thuộc vào giá trị tích lũy về kiến thức và kỹ năng đặt được và biểu hiện qua kết quả kiểm tra và thi, người tốt nghiệp được xếploại giỏi, khá, trung bình.

- Kỹ năng (sự hoàn thiện) trong quá trình thực hiện công việc: quá trình sản xuất ra hàng hóa thông thường được kết thúc bằng việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo đảm các thông số kỹ thuật, các yêu cầu chất lượng, mẫu mã và có thể lưu thông. Sản phẩm của quá trình đào tạo nghề là con người được dùng vào quá trình sản xuất hàng hóa. Những người này cần được trang bị đầy đủ các hiểu biết kiến thức và năng lực thực hành đầy đủ…Quá trình đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề cần được đảm bảo chắc chắn quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, kiểm định (kiểm tra, thi cử) có chất lượng để có thể áp dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào công việc.

- Ý thức của người lao động: một số lao động không hằn là có tay nghề kém mà là họ chưa thực sự cố gắng phát huy hết khả năng cũng như chuyên môn của mình. Nguyên nhân dẫn tới việc này là do việc thực hành ở các cơ sở đào tạo khác so với thực tế công việc đòi hỏi nên họ vẫn chưa quen và việc sử dụng các máy móc, thiết bị tại cơ sở làm việc còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Ngoài ra, người lao động chưa thực sự coi trọng nghề nghiệp của mình và chưa thực sự muốn gắn bó với công việc mà họ đang làm dẫn đến tình trang một bộ phận nhỏ lao động không tuân thủ đầy đủ các nội quy của các cơ sở sản xuất kinh doanh...

Đồng thời còn có nguyên nhân đó là một số lao động vẫn mang nặng tính chất lao động nông nghiệp, khả năng tiếp thu của họ chậm và nhận thức về nghề nghiệp của họ còn rất hạn chế, do đó ý thức kỷ luật về nghề nghiệp còn yếu. Họ có mong muốn tìm được một công việc để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn nhưng họ lại không hiểu rõ giá trị nghề nghiệp mà mình đang làm, nên họ vẫn có tư tưởng coi thường nghề mà mình đã lựa chọn, dẫn đến tình trạng họ là việc không hăng say, ý thức chấp hành các nội quy, quy định của các đơn vị kém; điều này gây ảnh hưởng tới uy tín về công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)