Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 71 - 72)

3.1 Định hướng phát triển của huyện Hữu Lũng đến năm 2020

3.1.1 Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

* Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề:

Phải thực sự coi ĐTN là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực, yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác ĐTN nhằm nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, ĐTN phải được tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý hơn cho thời kỳ CNH - HĐH và phải gắn với chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, địa phương…

* Xã hội hóa đào tạo nghề:

Thực hiện xã hội hóa ĐTN nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài huyện cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia ĐTN và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Người học nghề và người sử dụng lao động phảicó trách nhiệm đóng góp theo phương châm “nhân dân và nhà nước cùng làm”.

Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong ĐTN, đáp ứng yêu cầu học nghề của lao động cần đầu tư có trọng điểm để tạo nên một bộ phận ĐTN chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tham gia cạnh tranh thị trường lao động trong nước.

* Đào tạo gắn với sử dụng:

Các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư và phát triển, đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu về số lượng, cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kết hợp tốt

giữa đào tạo và sử dụng, giữa lao động và DN, giữa cơ sở đào tạo và các DN tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

* Tăng cường ngân sách cho đào tạo:

Cần đầu tư tăng ngân sách cho ĐTN đồng thời có chính sách, cơ chế hợp lý, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nguồn ngân sách của huyện tập trung đầu tư cho các cơ sở ĐTN cho lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 71 - 72)