Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 89 - 91)

vụ cho giảng dạy, học tập

a) Cơ sở của giải pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học tại các đơn vị dạy nghề công lập. Chất lượng của cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất là đòi hỏi cần thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tế trong tình hình mới. Nếu cơ sở dạy nghề có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, hệ thống giáo trình… phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề thì chất lượng lao động được đào tạo tại cơ sở đó sẽ được đảm bảo và nâng cao.

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã được đầu tư cơ sở vật chất theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Tuy nhiên với mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Toàn huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Với định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, huyện cần tập chung đào tạo các nghề chiến lược là cơ khí, điện, điện tử, hàn, trồng rừng, trồng nấm…, trang thiết bị, phương tiện máy móc cần tập đầu tư mới, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

b) Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục các công trình của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện; đầu từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng cho hoạt động dạy nghề.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của người lao động.

Tăng cường máy móc, trang thiết bị phục vụ cho các nghề chiến lược của huyện trong những năm tới đây. Đảm bảo có đủ trang thiết bị giảng dạy cho tất cả các nghề được đào tạo.

c) Nội dung của giải pháp

Huyện cần có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tăng cường đầu tư kinh phí, đảm bảo các điều kiện vật chất theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ. …đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khai thác mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng tham gia đào tạo nghề; tiếp tục đầu tư các trường dạy nghề trọng điểm để đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao;khuyến khích các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện nâng cấp lên trường đào tạo có trình độ cao hơn; thu hút các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia đào tạo nghề. Có chính sách khuyến khích thích hợp và ưu đãi hơn đối với đào tạo nghề cho nông dân như cấp đất làm trường, miễn giảm thuế cùng với nhiều ưu đãi khác về phát triển cơ sở đào tạo nghề ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị, đảm bảo lợi ích cho họ khi đầu tư ở khu vực nông thôn. Phấn đấu đến năm 2018 có từ 75-80% học viên được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi sau đào tạo.

Tranh thủ sự đầu tư của Trung ương trên cơ sở dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo. Đồng thời hàng năm dành một phần kinh phí của tỉnh để hỗ trợ cơ sở dạy nghề công lập đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

d) Dự kiến kinh phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp * Dự kiến kinh phí:

- Kinh phí xây dựng nhà, xưởng thực hành, lớp học 8 tỷ đồng.

- Kinh phí bổ sung trang thiết bị theo lộ trình mỗi năm 700.000.000 đồng.

- Kinh phí trang bị các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập cho lao động nông thôn: 300.000.000 đồng

* Hiệu quả thực hiện:

- Trang thiết bị, cơsở vật chất đảm bảo đào tạo được tất cả các ngành nghề đào tạo đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

- Trang thiết bị đủ khả năng liên kết đào tạo các ngành, nghề có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặc biệt là các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 89 - 91)