Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 38 - 40)

Những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của nhiều đề tài nghiên cứu trong cả nước. Cụ thể:

Tác giả Tăng Minh Lộc - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, với bài viết: “Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam (2011). Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc tế”đăng trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tác giả đã nêu ra một số kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính khái quát và chung chung. Bài viết có tính chất tham khảo hữu hiệu cho những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng địa phương cụ thể.

Tác giả Nguyễn Văn Đại (2012),Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Đại học KTQD. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn, và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: Trình bầy các khái niệm, định nghĩa, quan điểm cơ bản có liên quan tới nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phân tích, đánh giá nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả nêu đầy đủ các nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mục tiêu của công tác ĐTN cho LĐNT đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề trong thực tế hiện nay. Học tập một số kinh nghiệm của các tỉnh bạn như: Hoà Bình và An Giang; các nước bạn như: Trung Quốc và Hàn Quốc, trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó tác giả đúc rút ra một số kinh nghiệm nhằm củng cố, chuẩn bị các vấn đề, các ý kiến đề xuất cho chương III.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của ĐTN cho LĐNT, tác giả nhận thấy: Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Hữu Lũng là rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 38 - 40)