2.5 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
2.5.2 Những tồn tại
Bên cạnh các kết quả đã đạt được trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là:
- Chính sách của Huyện về công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay. Chưa tìm ra được định hướng kế hoạch dạy nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua. Kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề còn ít, chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề, chưa có kinh phí đối ứng của địa phương.
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Toàn huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Đội ngũ giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, chưa huy động được đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đàotạo. Thậm trí đối với Trung tâm dạy nghề huyện chưa được bố trí đủ đội ngũ giáo viên cơ hữu cho các chuyên môn nghề do vậy đến nay chưa có khả năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nhiều loại hình học nghề đáp ứng theo nhu cầu của người lao động và của doanh nghiệp. Huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dơi về dạy nghề tại pḥng Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này.
Ngoài các tồn tại nêu trên còn có một số tồn tại khác: Việc phân luồng lao động theo nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của của địa phương. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận đến từng người dân về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của xã hội chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết lao động tham gia học nghề đều có tâm lý lo ngại sau khi học nghề không tìm được việc làm đã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân và ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người có dự định học nghề. Hơn nữa, tư tưởng ăn xổi làm thuê không cần học nghề đã cản trở không ít lao động nông thôn không muốn tham gia học nghề vì sợ lãng phí thời gian. Ý thức đối với học nghề của học viên còn chưa cao, tình trạng đi học không đầy đủ vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được lợi ích của học nghề, nên chưa có tinh thần tự giác trong học tập.