Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 46 - 48)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Hình 2.2. Tỷ lệ các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Mật độ dân số trên 140 người/km2, tổng dân số toàn huyện là trên 114 nghìn người với 28.339 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động trên 78.730 người với số lao động qua đào tạo chiếm trên 38%. Hữu Lũng có 4.308 hộ nghèo bằng 14,93%; 3.117 hộ cận nghèo bằng chiếm 10,8%. Gồm 07 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ và một số dân tộc khác (trong đó dân tộc Tày 28%, Nùng 26%, Kinh chiếm 40%). Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiếu số, năm 2016 ước đạt 22,5 triệu đồng/người.

Hữu Lũng là huyện có tài nguyên khoáng sản phong phú, hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 1A nối Hà Nội với Lạng Sơn và có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, tạo điều kiện cho Hữu Lũng trở thành điểm nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với thành phố Lạng Sơn và các địa phương của Trung Quốc.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hữu Lũng đạt 11,2%, trong đó ngành nông – lâm nghiệp tăng 5,6% (tỷ trọng 36%), ngành CN-XDCB tăng 15,5% (tỷ trọng 26,6%), ngành thương mại- dịch vụ tăng 13,5% (tỷ trọng 37,4%). Các chỉ tiêu về xã hội cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Hình 2.3. Tỷ trọng tăng trưởng các ngành kinh tế huyện Hữu Lũng

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất lượng được nâng cao. 26/26 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 1 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Y tế được tăng cường từ huyện đến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và tiến độ đảm bảo theo kế hoạch. Công tác quản lý văn hóa, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo, tạo tiền đề để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.

Toàn huyện đã phát huy mạnh mẽ các nguồn lực tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng nông- lâm nghiệp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ và yêu cầu của thực tiễn. Cùng với đó là việc tập trung ưu tiên phát triển các ngành nghề huyện có nhiều lợi thế như khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng, trồng rừng và chế biến gỗ theo hướng tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Phối hợp nhà đầu tư sớm hoàn thiện Cụm công nghiệp thị trấn Hữu Lũng để mời gọi các nhà đầu tư. Về nông nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích nông dân trồng trọt chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, dần hình thành các khu chuyên canh như na tại Hòa Lạc, Cai Kinh, Yên Sơn, Yên Vượng, thuốc lá tại các xã Vân Nham, Đồng Tiến, Minh Tiến, Yên Bình, Hòa Bình, Hòa Thắng, trồng rừng tại các xã Hòa

Sơn, Hòa Thắng, Minh Sơn, Đô Lương, Thiện Kỵ… Đồng thời, nghiên cứu và đề xuất một số tuyến du lịch Tâm linh - lịch sử kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí với việc kết nối các địa điểm có nhiều tiềm năng như Đền Bắc Lệ - Đền Quan Chầu Lục - Hồ Cấm Sơn - Rừng đặc dụng Hữu Liên.

Song song với đó, công tác cải thiện môi trường đầu tư cũng được huyện rất quan tâm. Hữu Lũng luôn tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt vào các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng được các nguyên liệu, nguồn lao động ở địa phương. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch trong công tác đầu tư và lựa chọn đầu tư, để doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động có hiệu quả nhất. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những địa phương phát triển của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)