Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hữu Lũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 50 - 54)

2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo nghề

Theo dự báo dân số, cung cầu lao động của huyện thì dân số đến hết năm 2015 dân số huyện Hữu Lũng khoảng 116.060 người, năm 2020 tăng lên khoảng 121.365 người, do đó nhu cầu việc làm sẽ tăng lên. Nhìn chung trong giai đoạn đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khoảng 60%, do vậy đào tạo nghề và tạo việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

Bảng 2.2. Dự báo dân số, quy mô tạo việc làm, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010-Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Dân số trung bình người 116.060 117.178 118.181 119.192 120.337 121.365

2 Tỷ lệ tăng dân số % 1.3 1.25 1.20 1.25 1.20 1.15

3 Số lao động được tạo việc làm người 1.733 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc

trong nền kinh tế % 40.0 44 48 52 56 60

Nguồn: Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng

Từ Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đến năm 2020 khoảng 121.365 người. Số lao động thanh niên cần được tạo việc làm đến năm 2020 khoảng 2.000 người. Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,15%, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60%.

Như vậy trước hết, phải hiểu, xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin, để làm rõ hơn khoảng cách giữa những kiến thức và kỹ năng lao động hiện có so với mục tiêu cần đạt đến. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường cũng như đảm bảo hiệu quả sau đào tạo nghề trong việc giải quyết việc làm và tự tạo việc làm đối với lao động nông thôn, cần thiết phải xác định nhu cầu đào tạo. Để có thể xác định được nhu cầu đào tạo, một biện pháp phổ biến thường được sử dụng đó là điều tra khảo sát trên các đối tượng có liên quan. Mà cụ thể trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ta cần khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, nhu cầu học nghề của người lao động tại địa phương.

Đồng thời, cũng cần quan tâm tới các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, đó là yếu tố:

- Các xu thế phát triển của thị trường lao động địa phương, các ngành nghề đang có tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Thế mạnh của địa phương so với các địa phương khác về một ngành nghề, hay một sản phẩm đặc trưng.

- Các ngành nghề truyền thống hiện có tại địa phương.

Nhìn chung lại, xác định nhu cầu đào tạo là một công tác hết sức cần thiết để địa phương, cũng như cơ sở đào tạo nghề định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời có những thông tin cần thiết về nhu cầu học nghề của lao động địa phương về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo,… để lập kế hoạch đào tạo phù hợp.

2.3.2 Xây dựng kế hoạch đào tạo

Lập kế hoạch là quá trình xác lập mục tiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trước và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Nói cách khác lập kế hoạch là xác định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm. Căn cứ thực trạng ban đầu và căn cứ vào mục tiêu cần phải hướng tới để cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ cử tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Từ đó tìm ra con đường, biện pháp đạt được mục tiêu.

Bảng 2.3. Dự báo về nhu cầu đào tạo nghề và tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện

TT Năm việc làm, tạo Giải quyết việc làm mới

Đào tạo nghề

cho LĐNT Số LĐ tại các DN trong

nước (người)

Số tham gia XKLĐ

(người)

Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

(%) Ghi chú Số lớp Số người 1 2010 1.250 64 2.264 2.000 56 28 2 2011 2.064 23 733 5.300 114 31 3 2012 1.650 8 250 1.585 65 33,2 4 2013 1.600 22 680 1.020 57 35 5 2014 1.500 22 728 1.250 132 38 6 2015 1.550 20 700 1.250 130 40 7 KH 2016 -2020 1.550 20 750 1.250 130 42

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Hữu Lũng

Vậy có thể hiểu, xây dựng kế hoạch đào tạo là xác định các mục tiêu, thời gian, biện pháp, cách thức thực hiện và nhân sự thực hiện công tác đào tạo nghề để đạt được mục tiêu đã đề ra. Dựa trên nhu cầu đào tạo nghề, cần xác định mục tiêu đào tạo nghề và

các yếu tố cần thiết để đảm bảo người lao động sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Những yếu tố đảm bảo được vấn đề trên chính là số lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo và trình độ đào tạocủa người lao động.

Xây dựng kế hoạch đào tạo có nhiều loại, nhưng ta có thể chia ra làm 2 loại chính: - Kế hoạch vĩ mô, là loại kế hoạch mang tính định hướng, tổng quát, loại kế hoạch này thường do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xây dựng.

- Kế hoạch vi mô, là loại kế hoạch mang tính cụ thể, chi tiết, loại kế hoạch này thường do các cơ sở lên kế hoạch để thực hiện.

Các cơ quan quản lý của Nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo dựa vào các yếu tố về mặt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, khả năng đầu tư của ngân sách trong từng kì thực hiện. Từ đó sẽ có thể đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch đào tạo cụ thể.

Các cơ sở đào tạo dựa trên các yếu tố về nhu cầu đào tạo đã khảo sát được, cùng với các điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên giáo viên sẽ lập kế hoạch chi tiết về tính khả thi của từng lớp học. Bước này cần có sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, cũng như sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả cơ sở đào tạo nghề.

2.3.3 Tổ chức đào tạo

Sau khi đã xây dựng đượckế hoạch đào tạo, tổ chức chương trình đào tạo là nội dung quan trọng thứ ba trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong giai đoạn này, bộ phận phụ trách đào tạo thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức các lớp đào tạo bằng các hình thức, phương pháp đào tạo khác nhau. Phương thức đào tạo rất đa dạng, căn cứ vào nhu cầu, mục tiêu cũng như đặc điểm của ngành nghề, đối tượng học nghề để lựa chọn và xác định phương thức đào tạo phù hợp. Đa số các hình thức đào tạo đều sử dụng chung phương pháp đào tạo trực tiếp, đó là Nghe/đặt câu hỏi kết hợp với Xem xét/thực hành để áp dụng. Sự khác nhau giữa các lớp học và giữa các cơ sở dạy nghề chính là ở hình thức đào tạo, một số hình thức đào tạo phổ biến:

- Đào tạo tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề.

- Kèm cặp trong sản xuất, tại địa điểm tập trung trong địa phương: - Đào tạo tại doanh nghiệp.

Có thể có nhiều mô hình tổ chức dạy nghề khác, trong quá trình thực hiện cần có sự đánh giá kếtquảđểđiềuchỉnh mô hình và nhân rộngnhững mô hình có hiệu quả. Ngoài phương thức đào tạo ra, một số vấn đề quan trọng khác trong khâu tổ chức đào tạo cũng cần được chú ý, đó là các thiết bị phục vụ cho đào tạo, kinh phí cho đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo viên, các hình thức theo dõi nội dung và tiến độ đào tạo, định kỳ gặp gỡ người dạy và người học để nắm bắt tình hình và các phát sinh, nắm bắt kết quả từng bước trong quá trình đào tạo để có thể phối hợp và điều chỉnh kịp thời…đảm bảo điều kiện và sự phục vụ tốt nhất cho quá trình đào tạo.

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả dạy nghề cho LĐNT củacác cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện (từ năm 2010 – năm 2014)

ĐVT: người

TT Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT

Số giáo viên tham gia

dạy nghề cho LĐNT Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT

Giáo viên cơ hữu Giáo viên thỉnh giảng Tổng số LĐNT đã được đào tạo

Tổng số LĐNT học xong có

việc làm

1 Trung tâm dạy nghề huyện 2 9 1.030 880

2 Trường CĐNCN NL Đông Bắc 126 45 1.379 1.079

3 Viện nghiên cứu PTCN Nông thôn 70 50

4 Trung tâm Khuyến nông tỉnh 5 2 70 50

5 Cty TNHH 1TV Giáp Huệ - - 35 35

6 TT dạy nghề Hội LH Phụ nữ tỉnh - 5 238 79

Công: 133 61 2.822 2.173

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)