Nguyên nhân gây ra tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 68 - 71)

2.5 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

2.5.3 Nguyên nhân gây ra tồn tại

- Các cấp uỷ, chính quyền mặc dù quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng chưa thực sự đúng với vai trò quan trọng của công tác này. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thểtrên địa bàn chưa được thường xuyên.

- Số lượng cơ sở dạy nghề ít, chưa được tăng cường về chất lượng và đủ về số lượng. Ngoài ra việc huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; huy động những người sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm.

- Việc triển khai Đề án 1956 phải được lồng ghép, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; dạy nghề phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lao động của địa phương theo ngành, lĩnh vực và cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trường hàng hóa…

- Đào tạo nghề cần có qui mô về số lượng nhưng cũng phải chú trọng và đảm bảo được chất lượng đào tạo. Do vậy, kế hoạch dạy nghề phải căn cứ vào kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương (từ cấp xã) và nhu cầu cần lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Để dạy nghề có hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Số đăng ký học nghề nhiều nhưng chưa tập trung vào nhóm nghề cơ bản, một số người đăng kýnghề học chưa phù hợp, chưa thiết thực với lao động nông thôn như các nghề: May và thiết kế thời trang, Chế biến Mây tre đan, Kỹ thuật đan nón lá; xây dựng dân dụng… chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao đông và của doanh nghiệp.

- Người lao động chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, nên chưa mặn mà và dành sự tập trung cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đa số người lao động chưa vượt qua những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề như: điều kiện giao thông khó khăn, thu nhập thấp…để tham gia học nghề.

- Ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ, canh tác theo kinh nghiệm lâu đời tâm lý ít muốn thay đổi, ngại tiếp thu kiến thức mới, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài; ý thức tổ chức, tính kỷ luật còn thấp.

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm được thông tin về đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động để người dân hiểu rõ, nhận thức đúng về dạy nghề trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình thì họ mới tích cực tham gia học nghề.

- Công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề chưa được thực hiện thường xuyên từ huyện đến xã, thị trấn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công tác đào tạo nghề những năm qua trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Các cấp chính quyền đã được quan tâm, trú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề. Công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở đạt hiệu quả, tuyên truyền đến đông đảo người lao động nông thôn về các chính sách cho người học nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được trú trọng.

Các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về chăn nuôi, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và đáp ứng được toàn bộ những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Để công tác đào nghề cho LĐNT được nâng cao, hoàn thiện, huyện Hữu Lũng cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, huy động sự tham gia, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể; đẩy mạnh phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm nghề và Kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề và bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn tỉnh; Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 68 - 71)