Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 55 - 56)

2.3 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hữu Lũng

2.3.5 Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

- Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho ĐTN nhìn chung còn thấp so với quy định của Nhà nước, chưa đáp ứng tốt đối với quy mô đào tạo ngày càng tăng của huyện. Để duy trì hoạt động và đảm bảo nguồn lực phục vụ đào tạo thì các cơ sở ĐTN cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài, trên cơ sở xã hội hóa giáo dục trong công tác đào tạo nghề như các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác.

- Mặc dù là người trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động đào tạo của nhà trường nhưng đến nay các DN, cơ sở SXKD chưa có sự đóng góp gì đối với công tác ĐTN của các cơ sở đào tạo. Một phần vì chưa có chính sách chia sẻ gánh nặng đào tạo nghề, mặt khác các DN, cơ sở SXKD chưa hoặc không sẵn sàng nên toàn bộ kinh phí đều lấy từ ngân sách nhà nước.

- Mức chi ngân sách cho ĐTN hàng năm có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Do mức chi còn thấp nên cơ sở đào tạo hầu như không có nhiều cơ hội để đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, học tập, cải tạo cơ sở vật chất, đầu tư nâng cấp giáo trình…Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 2.5. Kết quả sử dụng kinh đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015

Đ/vị tính: triệu đồng

TT Năm Tổng số người được đào tạo Số kinh phí đã thực hiện Số người Trong đó

nghèo, DTTS Kinh phí thực hiện 1 2011 610 930,2 39 25,74 2 2012 187 290 5 3,3 3 2013 667 999,1 121 79,86 4 2014 728 1.059,4 31 20,46 5 2015 880 721 200 132 Cộng: 3.072 3.999,7 396 261,36

(Nguồn UBND huyện Hữu Lũng)

Qua Bảng 2.5 thấy rằng, kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo nghề chưa nhiều, tất cả đều từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, chưa có kinh phí đối ứng của Huyện. Kinh phí chủ yếu chi cho công tác đào tạo nghề, kinh phí hỗ trợ hộ nghèo, dân tộc thiểu số, chưa có kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)