Kinh nghiệm ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 34 - 38)

1.6 Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.6.2 Kinh nghiệm ngoài nước

* Kinh nghiệm của Trung Quốc:

Trung Quốc là một nước thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa khá thành công,. Với dân số đông nhất thế giới, lên tới hàng tỉ người, hàng năm có Trung Quốc có hàng chục triệu người bước vào độ tuổi lao động, một nửa trong số đó là lao động khu vực nông thôn. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng, tại nhiều vùng nông thôn diện tích canh tác ngày càng thu hẹp, dẫn tới hàng trăm triệu lao động nông thôn không có việc làm. Trước tình hình đó, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác đào tạo nghề cho nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa phương, các kinh nghiệm chính của Trung Quốc trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn là:

- Đào tạo nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp hương trấn, thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương”. Đẩy mạnh các doanh nghiệp hương trấn, sử dụng lao động địa phương. Đặc điểm sử dụng lao động của doanh nghiệp hương trấn là lấy hiệu quả làm đầu, tự chủ sản xuất kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, rất coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ có chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống các lớp, cơ sở dạy nghề, ở các vùng nông thôn, nhằm đáp ứng cho phát triển doanh nghiệp hương trấn. Biện pháp đào tạo mà doanh nghiệp hương trấn sử dụng là dùng các lao động nông thôn có chuyên môn kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm, trưởng thành từ thực tiễn, để đào tạo tay nghề cho những người vừa tốt nghiệp các cấp trung học phổ thông. Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp hương trấn là thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật cao để có thể nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo ở nông thôn chưa cung ứng được đầy đủ lao động chuyên môn kỹ thuật cao cho doanh nghiệp hương trấn.

- Chính phủ có các chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề, tích cực đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các khu vực đô thị hóa nhanh để tạo điều kiện cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp FDI, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các cụm kinh tế mở…đây là điều kiện để thu hút nguồn lao động nông thôn đến với các vùng đô thị hóa nhanh chóng và các ngành công nghiệp dịch vụ đang trên đà phát triển.

- So với các nước khác, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Trung Quốc đã thực hiện chính sách kiểm soát được ở mức độ nhất định dòng di chuyển lao động đến các thành phố lớn, tuy nhiên hạn chế của chính sách này là làm giảm khả năng cạnh tranh lao động trên phạm vi lớn của thị trường lao động bao gồm cả thành thị và nông thôn. Do đó, ở mức độ nhất định đã làm giảm tính kích thích lao động nông thôn tham gia đào tạo học nghề. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc có chính sách phát triển các đô thị loại vừa và nhỏ ở nông thôn để phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, Chính phủ còn có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nông thôn hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước để đào tạo lao động chuyên

môn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu đổi mới lao động trong các trường hợp tiếp nhận công nghệ sản xuất mới. [9]

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là con rồng Châu Á đã đạt được những thành tựu huyền diệu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Trong các năm 1960-1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc thuộc loại cao nhất thế giới, GNP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng trung bình 6,7%/năm. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã đặt ra nhiệm vụ lớn cho Chính phủ Hàn Quốc là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nông thôn để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói, Hàn Quốc là nước thành công trong việc kết hợp được hài hòa giữa chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Thành tựu trong vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hàn Quốc phải kể tới vai trò của việc tập trung đầu tư cho giáo dục, đảm bảo cho mọi người dân, trong đó có dân cư khu vực nông thôn được giáo dục đào tạo với quy mô lớn, ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế.

Trong những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, Chính phủ Hàn Quốc phát triển hệ thống đào tạo, thu hút lao động nông thôn vào đào tạo các ngành nghề hàm lượng lao động cao như dệt, may, giày da, đồ chơi, công nghiệp chế biến, nhà hàng, … Các thời kì sau, công nghiệp phát triển mạnh mẽ , lao động nông thôn được đào tạo với quy mô lớn trong các lĩnh vực sắt thép, hóa chất, đóng tàu, xây dựng công nghiệp, … Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp xuất khẩu đã giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn mất việc làm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

Chính phủ Hàn Quốc có chính sách khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn thực tập nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn tham gia học nghề ban đầu, để đảm bảo nguồn cung ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Chính phủ cũng khuyến khích phát triển hình thức tín dụng, giảm thuế và trợ cấp, nhằm tạo điều kiện cho lao động nghèo, lao động nông thôn có thể tham gia các khóa đào tạ học nghề, học đại học. Trong giai đoạn

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hướng vào phát triển các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức và công nghệ cao hơn, Hàn Quốc đã có chính sách tăng cường quy mô giáo dục phổ thông kể cả ở nông thôn, để đảm bảo cơ sở cho đào tạo nhân lực trình độ cao, đáp ứng giai đoạn phát triển của các ngành kinh tế. Trong đó đặc biệt là nhân lực ngành công nghệ thông tin, dược phẩm, chế tạo ôtô, điện tử cao cấp, viễn thông, chế tạo máy móc chính xác, tự động hóa, công nghệ sinh học….[9]

Như vậy từ những căn cứ trên, kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương và các nước bạn cho thấy việc xác định đúng nhu cầu đào tạo cũng như đào tạo các nghề phù hợp với địa phương, và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và người lao động là hướng đi hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Một số các vấn đề chính cần lưu ý, đó là:

- Cần có chính sách phát triển hệ thống đào tạo nghề tại các vùng nông thôn. Các nghề phải gắn với nhu cầu của thị trường laođộng.

- Đào tạo nhân lực nông thôn đáp ứng cho các khu chế xuất, khu công nghiệp cần chú ý tới các ngành nghề có hàm lượng tri thức cao, có giá trị gia tăng lớn.

- Đào tạo nghề truyền thống để phát triển các làng nghề sẵn có. - Đào tạo nghề để đưa lao động đi xuất khẩu lao động.

- Đào tạo nghề để lao động nông thôn nâng cao năng suất và hiệu quả lao động sản xuất.

Đặc biệt, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cấp chính quyền với cơ sở đào tạo, người lao động và doanh nghiệp cho thấy nhận thức đúng đắn của họ về ý nghĩa của công tác đào tạo nghề và sự nhiệt tình khi thực hiện công tác này một cách đầy nhiệt huyết và hiệu quả.

Qua những phân tích trên, tác giả nhận thấy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần được đầu tư và quan tâm hơn nữa tới các yếu tố ban đầu như xác định nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động. Đứng trước những

yêu cầu của sự phát triển cũng như được sự chỉ đạo của cấp trên, tỉnh Lạng Sơn đang mở rộng và triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, công tác thực hiện còn chậm và hiệu quả chưa cao, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)