Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 58 - 61)

Hữu Lũng

Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động trong những năm qua trên địa bàn huyện Hữu Lũng được thể hiện ở các nội dung sau: [10]

2.4.1 Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền

Huyện ủy, UBND huyện Hữu Lũng thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp triển khai từ huyện đến cơ sở, kết quả 5 năm 2011 - 2015 đã mở được 71 lớp đào tạo nghề cho 3.072 lao động, 27 lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn cho 283 người góp phần nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đến nay đạt trên 40%.

2.4.2 Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với LĐNT

Sau khi có kết quả điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đến năm 2020 theo nội dung Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 21/7/2010 của UBND huyện, trên cơ sở kết quả điều tra hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm. Đồng thời chủđộng phối hợp với các Trường, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh và UBND các xã, thị trấn triển khai tuyên truyền, tư vấn, tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn, hướng dẫn người lao động lựa chọn học những nghề phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội củađịa phương để có điều kiện tự tạo việc làm tại chỗ.

Các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề đến đoàn viên, hội viên, kết quả đã tuyên truyền lồng ghép được 130 buổi vớikhoảng 7800 người nghe.

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đã xây dựng được 106 chuyên mục, tin bài, phóng sự tổ chức tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, kịp thời phản ánh, nêu gương những lớp học dạy nghề và mô hình ứng dụng sản xuất sau khi học nghề có hiệu quả để nhân dân học tập.

UBND các xã, thị trấn đã tổ chức được 445 hội nghị tuyên truyền, tư vấn lồng ghép tại các hội nghị ở xã và ở các thôn, tuyên truyền cho trên 25.000 người lao động nghe về chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

2.4.3 Hoạt động điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT

Để triển khai, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, hàng năm huyện đã tiến hành điều tra khảo sát, tổng hợp số lượng người lao động trên địa bàn huyện có nhu cầu đào tạo nghề, kết quả như sau:

* Về nhu cầu đào tạo nghề: Qua khảo sát 26/26 xã, thị trấn năm 2010 với tổng 21.343 hộ, tổng dân số tại thời điểm điều tra khoảng 111.000 người; trong đó số người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động: 58.088 người; số người có nhu cầu học nghề: 17.827 người.

* Về dự báo nhu cầu dạy nghề và danh mục nghề đào tạo:

Toàn tổng số 17.827 lao động có nhu cầu đào tạo nghề thì có 15.998 lao động có nhu cầu học nghề hệ thường xuyên, 1.829 lao động có nhu cầu học nghề hệ chính quy. Các nhóm nghề học chủ yếu gồm:

- Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm; - Nghề trồng cây lương thực;

- Nghề trồng nấm, trồng rau; - Nghề sửa chữa máy nông nghiệp; - Nghề sửa chữa xe máy,

* Về năng lực của cơ sở dạy nghề: Trên địa bàn huyện có 02 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gồm Trung tâm dạy nghề thuộc trường Cao đằng nghề Công

nghệ và Nông – Lâm Đông Bắc với đội ngũ 60 giáo viên tham gia dạy nghề nên luôn chủ động bố trí được giáo viên giảng dạy. Trung tâm dạy nghề huyện với 06 cán bộ trong đó chỉ có 02 giáo viên cơ hữu và 02 giáo viên thỉnh giảng được đào tạo chuyên môn một số nghề nhất định nên chỉ đảm nhận tham gia giảng dạy được đối với các nhóm nghề như kỹ thuật ươm, gieo giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm… mặt khác một số nghề theo nhu cầu người lao động như kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật thêu ren, kỹ thuật Mây tre đan, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nông nghiệp (khoai tây, rau sạch…), kỹ thuật nuôi cá nước ngọt… do chưa được bố trí giáo viên đúng chuyên môn nên Trung tâm dạy nghề của huyện phải hợp đồng thuê giáo viên ngoài thực hiện giảng dạy là chủ yếu.

2.4.4 Nhân rộng mô hình dạy nghề cho LĐNT có hiệu quả

Trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án nhận thấy các mô hình dạy nghề Kỹ thuật sửa chữa máy nông nghiệp, Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, Kỹ thuật trồng cây Lâm nghiệp, kỹ thuật trồng cây ăn quả …là những mô hình dạy nghề có nhiều hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, và nhu cầu của người học, có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Với phương pháp dạy giáo viên và học viên cùng trao đổi kiến thức thông qua tài liệu và thực hành trên các vật tư, nguyên liệu, dụng cụ thực hành. Với trên 77% học viên tự tạo được việc làm, vận dụng và phát huy được những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học, kết quả sau khi học xong người lao động đã biết áp dụng các kiến thức đã học vào quá trình lao động sản xuất của gia đình và địa phương như: biết tự tháo lắp, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa những hỏng hóc của máy móc phục vụ nông nghiệp, sử dụng những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và phòng, trị bệnh, cho gia súc, gia cầm. kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây lương thực và cây Lâm nghiệp… góp phần từng bước nâng cao đời sống và tiến tới giàm nghèo bền vững

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp một số mô hình cá nhân, tổ chức điển hình trong ĐTN cho LĐNT có hiệu quả địa bàn huyện

TT

Tên nghề được học/tên

nghề đào tạo Địa chỉ

Quá trình học nghề/tổ chức dạy nghề và tạo việc

làm Năm thực hiện Thu nhập bình quân (đồng/tháng)

I Mô hình cá nhân điển hình

1 Nông Văn Vương Thôn Trục Bây xã Yên

Sơn Học nghề K/Thuật trồng Na 2011 7.500.000

2 Vi Văn Điều Thôn Bào Đài I, xã Hòa

Thắng K/thuật chăn nuôi Gà thịt 2012 9.000.000

3 Bùi Thị Xuân Khu Cầu 10, thị trấn

Hữu Lũng Sx và KD giống cây Lâm nghiệp 2013 7.000.000

4 Long Thị Ngân Thôn Đồng Mạ, xã Tân

Lập K/thuật chăn nuôi Lợn thịt 2014 6.500.000

5 Sầm Văn Bền Thôn Đồng Mạ, xã Tân

Lập K/thuật chăn nuôi Lợn thịt 2015 5.500.000

II Mô hình tổ chức điển hình

1 Nhóm giúp nhau chăn nuôi Lợn Thôn Diễn, xã Yên Thịnh Trợ giúp nhau về TK chăn nuôi Lợn 2011 5.500.000

2 Tổ hợp SCCK

máy Nông nghiệp Thôn Toàn Tâm, xã Vân Nham

Dịch vụ SCCK máy Nông

nghiệp 2012 6.000.000

3

Sản xuất giống

cây Lâm nghiệp Khu Cầu 10, Thị trấn Hữu Lũng SX giống cây Lâm ngiệp bằng phương pháp giâm

hom

2013 5.500.000

4

Sản xuất giống

cây Lâm nghiệp Xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng SX giống cây Lâm ngiệp bằng phương pháp giâm

hom

2014 6.500.000

5

HTX Tài nguyên Khu Tân Hòa, thị trấn

Hữu Lũng SX giống cây Lâm ngiệp bằng phương pháp giâm

hom

2015 7.500.000

(Nguồn UBND huyện Hữu Lũng)

Tuy nhiên người lao động sau khi học nghề do nhiều lý do khác nhau nên hầu hết vẫn làm kinh tế hộ gia đình theo hướng nông nghiệp chưa mạnh dạn chuyển nghề hẳn sang lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp như: sửa chữa máy nông nghiệp, chăn nuôi trang trại....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)