Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề huyện Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 54 - 55)

2.3 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Hữu Lũng

2.3.4 Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề huyện Hữu

2.3.4 Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề huyện Hữu Lũng Lũng

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở ĐTN là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo nghề, chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hóa của ngành nghề được đào tạo. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy, học tập. Trang thiết bị ĐTN giúp cho học viên có điều

kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong DN bấy nhiêu.

Đến nay, toàn huyện có 02 cơ sở dạy nghề, cụ thể là Trung tâm Dạy nghề huyện Hữu Lũng và Trung tâm dạy nghề thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông – Lâm Đông Bắc. Đến nay cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác ĐTN của các Trung tâm DN nhìn chung về cơ bản đáp ứng nhiệm vụ trong thời gian ngắn hạn. Về lâu dài vẫn chưa thể tốt vì trụ sở vẫn chưa ổn định, diện tích mặt bằng, máy móc thiết bị chưa đáp ứng được đầy đủ.

Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTN cho người lao động huyện Hữu Lũng. Trong những năm qua, Nhà nước, các cấp, các ngành đã quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của các cơ sở đào tạo nghề.

Thông qua các dự án, chương trình mục tiêu, một số cơ sở dạy nghề được nâng cấp, mở rộng, tăng cường chất lượng phòng học, nhà xưởng các trường dạy nghề đã được cải thiện. Nhìn chung các trường đã được xây dựng theo chuẩn quy định về phòng học, giảng đường, nhà xưởng, thư viện. Trong giai đoạn 2010 - 2015 chương trình mục tiêu quốc gia đã tiếp tục đầu tư nâng cấp cho các trường và trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố. Vì vậy, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề của các nhà trường, trung tâm dạy nghề được đổi mới cơ bản, thực sự trở thành những trường nòng cốt, cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật cho toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện hữu lũng (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)