3.1 Định hướng phát triển của huyện Hữu Lũng đến năm 2020
3.1.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông huyện Hữu
3.1.2.1Định hướng phát triển kinh tế huyện Hữu Lũng
Thúc đẩy phát triển sản xuất của các ngành Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có về đất đai, tài nguyên, lao động và lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Đồng thời vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để tìm thị trường hàng hoá và thị trường vốn cho phát triển sản xuất. Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất theo hướng tập trung có quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao, cụ thể như sau: [12]
* Về sản xuất nông - lâm nghiệp:
Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Duy trì phát triển sản xuất hàng hóa tập trung như vùng na, vùng nguyên liệu thuốc lá, vùng trồng măng, muồng... và tăng cường các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, gắn quy hoạch sản xuất với bố trí lại dân cư hợp lý. Chú trọng thực hiện
chương trình trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu bằng việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nông thôn; phát triển giao thông nông thôn và thủy lợi….
Tiềm năng đất đai của huyện Hữu Lũng còn rất lớn. Hữu Lũng có diện tích rừng trên 35 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.000 ngàn ha chiếm gần 51,05%, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, khoảng 20,88% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 393.89 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 550.46 ha, phân bố ở các xã vùng gò đồi và vùng núi; núi đá không có rừng cây là 15.898.66 ha chiếm 97,4% tổng. Đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa, quả, thảo dược,...
Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng của Hữu Lũng rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, thuốc lá, đậu đỗ, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và các loại cây lâm sản, cây keo làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, hướng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp Hữu Lũng là khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế đồi rừng, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh, các cây lâm nghiệp cho nguyên liệu giấy. Đến năm 2017, Hữu Lũng đã quy hoạch và xây dựng được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng na ở các xã Đồng Tân, Hoà Lạc (khoảng 350 ha); vùng vài thiều ở thị trấn, Tân lập (khoảng 700 ha), vùng nguyên liệu thuốc lá ở Tân Thành, Sơn Hà (khoảng 255,15 ha).
*Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng tập trung đông dân như thị trấn, trung tâm cụm xã, vùng có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích và tạo môi
trường thuận lợi, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cụm công nghiệp huyện Hữu Lũng. Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển đadạng hóa sản phẩm hàng hóa công nghiệp.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp của huyện, hình thành vùng sản xuất công nghiệp tập trung để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Duy trì phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống về sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản mà huyện có lợi thế cạnh tranh. Củng cố và khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
Thu hút và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế, giao thông, thủy lợi và các công trình, dự án phúc lợi công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Tổ chức quản lý tốt các dự án đầu tư thuộc chương trình quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn tự có tại địa phương, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn đóng góp của dân cư và vốn tài trợ quốc tế. Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách và Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng các công trình với giá thành hợp lý. Nâng cao trình độ quản lý các dự án đầu tư, trình độ lực lượng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các phòng ban chuyên môn ở cấp huyện với quy trình đầu tư các dự án, tránh tình trạng chồng chéo. Tổ chức tốt công tác phân cấp đầu tư cho các xã và cơ sở đối với một số dự án có quy mô nhỏ. Đổi mới phương pháp phân bổ, giao chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn cấp huyện quản lý, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Thực hiện nghiêm túc quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt quyết toán công trình, quan tâm công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình đã hoàn thành sau đầu tư, tránh lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những thế mạnh, tạo nền tảng thúc đẩy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đó là nguồn đá vôi lớn cho xây dựng và nguyên liệu set cho sản xuất xi măng. Năm 2016 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì phát triển, ước theo giá thực tế được 366.811,5 triệu đồng; theo giá cố định được 212.394,75 triệu đồng, tăng 16,8%. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, như: Điện sản xuất tăng 8%, điện thương phẩm tăng 7,5%; than sạch tăng 15,6%; xi măng tăng 14,2%; gạch các loại tăng 13,5%; đá các loại tăng 23,2%; ván bóc tăng 21,4%... Với tiềm năng hiện có, sản xuất vật liệu xây dựng đang là hướng ưu tiến phát triển của ngành công nghiệp Hữu Lũng. Một số cơ sở công nghiệp đã hoạt động ổn định và đống góp tích cực cho công nghiệp của huyện như: Xi măng X78, sản xuất bật lửa gas, chế biến gỗ, ván bóc...; cáccơ sở công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông, lâm sản cũngđang dần hình thành và phát triển. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hằng năm tăng 7,91%.
Sản phẩm nông – lâm nghiệp phong phú, đa dạng là cơ sở cho Hữu Lũng đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Tiềm năng lớn này đang được gợi mở với nhiều dự án kêu gọi đầu tư. Những dự án này sẽ là điểm đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Về công nghiệp khai khoáng, Hữu Lũng là huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại nhưng có quy mô vừa và nhỏ. Khoáng sản chủ yếu của huyện là đá vôi, bauxit, sét xi măng, sét gạch ngói, chì, kẽm,... đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để phát triển công nghiệp khai khoáng. Trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã ghi nhận gần 70 điểm mỏ trong đó 58 mỏ đá vôi, 03 mỏ sét, 02 mỏ bauxit...
*Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Tăng nhanh khối lượng hàng hoá bán buôn và bản lẻ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho nông sản hàng hoá trong nước và nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm
như: na, gỗ rừng trồng và các loại sản phẩm khác mà địa phương có thế mạnh. Củng cố và thành lập mới các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác thương mại và dịch vụ trên địa bàn để tổ chức lưu thông hàng hoá và thu mua nông sản cho nông dân. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo cơ sở vật chất cho phát triển thương mại. Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn và từng bước đổi mới các hoạt động dịch vụ về tín dụng, tiền tệ và bảo hiểm.
Với vị trí, điều kiện thuận lợi, huyện Hữu Lũng đã xây dựng môi trường thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện.
Các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn hoạt động tốt, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Các mặt hàng thuộc nhóm nhà nước trợ giá, trợ cước được cung ứng kịp thời và đúng đối tượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ được 3.556 tỷ đồng, đạt 127%KH. Các hoạt động dịch vụ ăn - nghỉ, du lịch, lễ hội, tâm linh tiếp tục phát triển tích cực thu hút được một lượng khá lớn du khách tới thăm quan, hành hương.
Với vị trí gần Hà Nội, giao thông thuận tiện, được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, sản phẩm du lịch phong phú. Hữu Lũng có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan,... Hệ thống kết cấu hạ tầng các khu di lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí từng bước được đầu tư nâng cấp; đội ngũ những người làm du lịch ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2016, thu hút 1.050 nghìn lượt khách du lịch. Doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 2.500 triệu đồng.
3.1.2.2Phương hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong những năm đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH, nhu cầu đào tạo cho lao động nông thôn không chỉ tăng về số lượng, mà còn yêu cầu cao về chất lượng. Căn cứ vào thực trạng của nguồn lao động nông thôn của tỉnh, ĐTN cho LĐNT huyện Hữu Lũng cần tập trung theo các phương hướng sau:
- Tập trung đào tạo cho lao động trẻ, lao động ở các địa bàn có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao.
- Phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo nghề (Trường Cao đằng nghề và Trung tâm dạy nghề…). Từng bước nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ làm nghề truyền thống…
- Đổi mới nội dung đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng, phương thức đào tạo đáp ứng được yêu cầu chất lượng nguồn lao động cho quá trình CNH - HĐH của tỉnh. Đồng thời nội dung đào tạo phải đa dạng, phù hợp với đặc điểm ngành nghề của địa phương. Nội dung đào tạo cần hài hòa giữa lý thuyết và thực hành đảm bảo học viên khi ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng nghề bắt nhịp với cuộc sống và không bị đào thải.
- Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo nghề. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu dạy nghề trong tình hình mới. [11]
3.1.2.3Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Mục tiêu tổng quát:
- ĐTN cho LĐNT nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động giúp họ có khả năng tự tạo và ổn định việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
- Đa dạng hoá ngành nghề, trường lớp đào tạo, đảm bảo nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2017 đạt 42% và đến năm 2020 đạt trên 50%.
- Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm khoảng97,6% và tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với nghề đào tạo đạt trên 80%.
- Quy hoạch và nâng cao chất lượng hệ thống dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề, trường cao đẳng nghề.
* Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020
Phát triển mạng lưới:Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực đào tạo nghề cho Trung tâm dạy nghề cấp huyện để đủ điều kiện đào tạo nghề theo địa chỉ và tiến đến đào tạo các nghề trình độ trung cấp, tiếp tục đầu tư, nâng cấp trường Cao đẳng nghề thành trường kiểu mẫu của toàn quốc. Thúc đẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đủ năng lực, điều kiện thành lập cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập.
Đào tạo nghề: Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 1.000 lao động nông thôn, phấn đấu hết giai đoạn đào tạo nghề cho trên 4.000 người, trong đó: Cao đẳng nghề 500 người; Trung cấp nghề 1.000 người; dạy nghề dưới 12 tháng cho 2.500 người. Tập trung chủ yếu đào tạo các nhóm nghề nông nghiệp (nghề trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp,...). Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn các nghề phi nông nghiệp, trong đó ngành dịch vụ với sự đa dạng hoá các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ: giao lưu ngoại thương, kinh tế cửa khẩu, du lịch được coi là ngành “then chốt” cần phát triển với tốc độ cao tạo để tăng sức mạnh nền kinh tế, đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật cao tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp - xây dựng phát triển, đảm bảo trên 90% lao động sau đào tạo có việc làm và làm việc đúng nghề được đào tạo, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tăng lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và công nghiệp- xây dựng); đồng thời tập trung đào tạo các nghề nông nghiệp thiết thực, hiệu quả gắn với