ĐVT: số lượng: người; tỷ lệ: % TT Trình độ 2015 2016 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 (+,-) % (+,-) % 1 Đại học 10 22 30 12 120 8 36,36 2 Cao đẳng 7 9 12 2 28,57 3 33,33 3 Trung cấp 3 5 3 2 66,67 -2 -40,00 4 Sơ cấp 0 1 5 1 4 400,00 Tổng số 20 35 50 Nguồn: Phòng Nội vụ Thành phố Bắc Kạn
Qua Bảng 2.8, có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2015-2017, CBCC của thành phố được tuyển dụng tăng dần về số lượng và chất lượng. Từ năm 2015 đến năm 2017, tổng số CBCC được tuyển dụng là 107 người. Số lượng CBCC được tuyển dụng có trình độ Đại học ngày càng cao, đặc biệt năm 2015 CBCC được tuyển dụng tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015, năm 2017 tuyển sơ cấp gấp 4 lần năm 2016. Nguyên nhân do năm 2015, Thị xã Bắc Kạn được chuyển thành Thành phố nên nhu cầu tuyển dụng được nâng lên, CBCC được tuyển dụng đòi hỏi phải đúng chuyên môn nghiệp vụ, nên lượng tuyển đại học tăng, và số CBCC ở trình độ sơ cấp là nhân viên tạp vụ, lái xe,... cho đúng với yêu cầu cơng tác, phù hợp với chức danh, vị trí cơng việc đảm nhận. Trước đây, việc tuyển dụng công chức cấp xã của Thành phố Bắc Kạn thường khơng
có quy trình cụ thể, chặt chẽ. Hầu hết các vị trí đều là những cán bộ trưởng thành từ các phong trào thanh niên, các cán bộ thơn, xóm... Tuy nhiên, từ khi luật CBCC ra đời và có hiệu lực, cùng với chủ trương, định hướng phát triển đội ngũ CBCC cấp xã, phường của thành phố và các quy định, tiêu chuẩn cụ thể công tác tuyển dụng đã được chú trọng. Tại các xã, phường và UBND thành phố, các cán bộ được thực hiện tuyển dụng theo chế độ bầu cử quy định tại Luật tổ chức HĐND và UBND, tiến hành bầu cử, phê chuẩn theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đối với công chức cấp xã thực hiện theo hình thức thi tuyển. Việc tuyển dụng đã kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu cơng việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của CBCC.
d. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức
Kết quả cuối cùng của công tác cán bộ là sử dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ CBCC các cấp nhằm phát huy nội lực của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, đơn vị. Do vậy, cơng tác bố trí, sử dụng CBCC hiệu quả không chỉ ở khâu tuyển dụng, mà trong tất cả các khâu: bố trí, sử dụng, đề bạt, đánh giá, sắp xếp, luân chuyển, quản lý và thực hiện chính sách đối với cán bộ, cơng chức đều phải đảm bảo cơng khai, cơng bằng và chính xác.
Hạn chế trong công tác sử dụng đội ngũ CBCC của Thành phố Bắc Kạn trong nhiều năm qua là: việc thực hiện các công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng chưa khoa học, chưa công bằng và chưa tạo điều kiện cho các cán bộ có trình độ năng lực thực sự được phát triển. Trong công tác cán bộ ở các xã, phường hiện nay, các khâu then chốt chưa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chưa tạo thành một quy trình thống nhất, cơng tác bố trí, sử dụng CBCC cịn nhiều hạn chế. Ở cấp xã, có nhiều trường hợp CBCC có chun mơn giỏi, có năng lực quản lý điều hành, phẩm chất đạo đức tốt nhưng chưa được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí cơng tác tương xứng hoặc lại được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí cơng tác trái chun mơn, khơng thể phát huy được năng lực, sở trường cơng tác. Trong khi đó, có nhiều CBCC cịn hạn chế về chuyên môn, về nghiệp vụ và phẩm chất lại được giao đảm nhận những vị trí chủ chốt hoặc làm lãnh đạo địa phương. Có thể khái quát thực trạng trong việc sử dụng đội ngũ CBCC của Thành phố Bắc Kạn hiện nay như sau:
- Thứ nhất, công tác quy hoạch cán bộ chưa làm tốt, còn tồn tại nhiều “quy hoạch treo”, quy hoạch cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn vào các vị trí được bổ nhiệm. Do vậy, khi có cán bộ, cơng chức về hưu khơng có đội ngũ kế cận ngay vào vị trí đó, dẫn đến hiệu quả triển khai cơng việc khơng cao.
- Thứ hai, cơng tác đào tạo cịn chưa đạt hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng, chưa có nhiều CBCC được đào tạo chuyên mơn ở trình độ cao.
- Thứ ba, cơng tác bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển cán bộ cịn nhiều hạn chế, nhiều vị trí được bổ nhiệm khơng phù hợp.
- Thứ tư, chưa có chính sách, cơ chế thiết thực và đủ mạnh để có thể thu hút đội ngũ CBCC có trình độ cao về làm việc tại địa phương.
- Thứ năm, công tác quản lý đội ngũ CBCC cấp xã chưa khoa học, khơng thống nhất tiêu chí, phương thức quản lý giữa các địa phương, các xã với nhau.
2.3.4 Đ o tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nội dung được Thành ủy và UBND Thành phố Bắc Kạn đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao trình độ đội ngũ CBCC thành phố. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Thành ủy và của thành phố, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố Bắc Kạn phối hợp triển khai đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC thành phố
a. Nội dung đào tạo
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chun mơn và trung cấp lý luận chính trị- hành chính theo tiêu chuẩn cho cán bộ, cơng chức cấp xã theo nhu cầu của thành phố, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức; chuẩn hóa đội ngũ CBCC để được xếp lương theo trình độ, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. - Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo chương trình quy định.
b. Nguồn kinh phí đào tạo
Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC của Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 được huy động từ nhiều nguồn, ngân sách nhà nước chi trả chủ yếu là từ nguồn ngân sách của địa phương và ngân sách Trung ương cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia.
Kết quả tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của Thành phố Bắc Kạn được tổng hợp qua bảng 2.9. Qua bảng 2.9, có thể thấy, trong giai đoạn 2015-2017, hàng năm, Thành phố Bắc Kạn đều tổ chức các lớp, các khóa đào tạo, bồi dưỡng một số nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCC các cấp.