Do tầm quan trọng của cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước, cho đến nay, có nhiều cơng trình, đề tài khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cán bộ, cơng chức hành chính nói riêng như:
- Tác giả Bùi Đình Phong với cuốn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ" [9]. Cuốn sách chuyên khảo của tác giả đã thể hiện một cách khá toàn diện về những tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí minh về cơng tác cán bộ như tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. - Tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm nghiên cứu Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [10]. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ mà tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình để đưa ra các tiêu chuẩn hóa cán bộ, cơng chức phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nói chung và đặc trưng của Thành phố Bắc Kạn nói riêng.
- Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự [11]. Trong cuốn sách đã nghiên cứu các biện pháp quản lý nhân sự hiện đại, nhấn mạnh bí quyết để thu hút và lưu giữ nhân tài, thừa nhận và thể hiện giá trị của người tài và tạo môi trường làm việc cho họ.
- Đề tài khoa học của các tác giả TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương [12] đã nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trị, vị trí người cán bộ cách mạng cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ CBCC. Thông qua các bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; những kinh nghiệm xây dựng nền cơng vụ chính quy, hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới, các tác giả đã xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của CBCC, đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Có thể nói vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC. Tuy nhiên để có thể áp dụng vào các cơ quan HCNN thì cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng cơ quan, địa phương. Bên cạnh những ấn phẩm, tài liệu khoa học nêu trên, hiện nay vấn đề này đang thu hút sự nghiên cứu của nhiều học viên cao học hành chính, cụ thể:
- Tác giả Chu Xuân Khánh nghiên cứu "Hồn thiện việc xây dựng đội ngũ cơng chức
hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam" [13]. Tác giả chủ yếu đề cập đến những quan niệm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác nhau làm cơ sở để phân tích so sánh với thực tiễn cơng chức ở Việt Nam, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước. Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng và phát triển đội ngũ cơng chức hành chính nhà nước Việt Nam trên cơ sở đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp ở Việt Nam.
- Tác giả Võ Thanh Sơn đã Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức cấp thành phố tại thành phố Đức Thọ- Hà Tĩnh [14]. Tác giả khái quát những vấn đề lý luận về CBCC và chất lượng đội ngũ CBCC cấp thành phố; hệ thống hóa được những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về đội ngũ cán bộ chính quyền cấp thành phố. Từ đó đúc kết được những khái niệm và những tiêu chí đánh giá, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp thành phố.
Xuất phát từ tình hình thực tại đề xuất được một số giải pháp khá cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Kết luận chương 1
Nâng cao năng lực đội ngũ CBCC là vấn đề hết sức cấp bách trong cơng cuộc cải cách hành chính hiện nay. Để nâng cao năng lực đội ngũ CBCC phục vụ mục tiêu cải cách hành chính phải có chiến lược lâu dài và cả sách lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, và phù hợp với cả đặc thù kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong cả nước. Ở chương này, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CBCC nhà nước cấp thành phố, bao gồm: khái niệm về cán bộ, công chức; khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thành phố,... Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước rút ra một số bài học tham khảo làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố Bắc Kạn ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC KẠN