Tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của UBND th nh phố bắc kạn (Trang 90)

3.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

3.3.3 Tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Khả năng ứng dụng tiến bộ CNTT, ngoại ngữ vào giải quyết công việc của đội ngũ CBCC của Thành phố Bắc Kạn đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

- Khơng ít CBCC thành phố chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc", nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính cịn nhiều lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.

- Lượng đông đảo sinh viên tốt nghiệp đại học, được đào tạo cơ bản thì khơng được tuyển dụng, dẫn đến tình trạng, nguồn lực cho đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn hiện nay vừa thừa, lại vừa thiếu.

b. Nội dung giải pháp

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn, nhằm đạt được mục tiêu như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đề ra, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:

- Đầu tiên, sử dụng đơn vị độc lập để khảo sát, điều tra, đánh giá một cách khách quan

thực trạng đội ngũ CBCC các cấp Thành phố Bắc Kạn về tiêu chuẩn, điều kiện; độ tuổi, thâm niên cơng tác như: trình độ chun mơn, tình trạng sức khỏe, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ đang cơng tác, kết quả thực thi nhiệm vụ trong 5 năm gần đây, khảo sát ý kiến của công dân về thái độ phục vụ của từng CBCC, đánh giá về thái độ làm việc của lãnh đạo trực tiếp, của CBCC cùng công tác,... Trên cơ sở khảo sát, tiến hành những biện pháp sau:

+ Với CBCC Thành phố Bắc Kạn khơng đủ tiêu chuẩn, cần có u cầu cụ thể về thời gian hoàn thiện bằng cấp theo quy định tiêu chuẩn của ngạch. Nếu khơng hồn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo đúng thời gian quy định thì sẽ điều chuyển sang ngạch khác.

+ CBCC có thời gian cống hiến lâu năm, đã lớn tuổi khơng có khả năng đào tạo, làm việc theo kinh nghiệm, giải quyết cơng việc hiệu quả khơng cao mà trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định nên có chế độ, chính sách phù hợp, nhằm khuyến khích nghỉ hưu trước tuổi hoặc áp dụng hình thức nghỉ thơi việc.

+ Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm cho cán bộ tham gia các nhiệm kỳ đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, đối với cán bộ không đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị thì khơng đưa vào danh sách bầu cử.

- Hai là, tiêu chuẩn về CBCC ở xã, phường Thành phố Bắc Kạn hiện nay chỉ yêu cầu

phê duyệt Đề án xây dựng nhân lực CBCC toàn thành phố đạt chuẩn tốt nghiệp đại học, vị trí tuyển dụng mới yêu cầu phải tốt nghiệp đại học chính quy, chuyên ngành phù hợp. Các vị trí đề bạt bổ nhiệm ưu tiên CBCC trình độ đại học chính quy trở lên, có thâm niên cơng tác tại địa phương ít nhất là 5 năm.

- Ba là, tổ chức thi sát hạch CBCC Thành phố Bắc Kạn 5 năm/lần, kết hợp với khảo

sát lấy ý kiến phản hồi của người dân về chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, tinh thần phục vụ, kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ CBCC xã, phường. Đây sẽ là căn cứ để thải loại những CBCC hiện tại khơng đáp ứng được trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức kém ra khỏi bộ máy công quyền.

- Bốn là, xây dựng chế độ phụ cấp công vụ phù hợp, thống nhất đối với công chức

khối đảng, đồn thể và cơng chức khối cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn.

Thành phố Bắc Kạn có 8 phường xã đều được xếp vào diện khó khăn theo quyết định 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phường Huyền Tụng được xếp vào dạng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, thành phố tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đối với đội ngũ CBCC, tăng chế độ phụ cấp và chính sách thu hút đối với CBCC công tác ở các xã, phường khó khăn và vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng; thu hút, bố trí, sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại xã, phường... Qua đây, động viên sự nhiệt tình cơng tác, gắn bó với địa phương, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, công chức và thực hiện công bằng xã hội.

- Năm là, đối với việc xây dựng đề án thu hút trí thức trẻ về cơng tác tại địa bàn thành

phố Bắc Kạn:

+ Cần triển khai nhân rộng mơ hình trí thức trẻ tình nguyện về cơng tác tại các địa bàn khó khăn như Huyền Tụng trên kết quả điều tra, khảo sát, để tránh tình trạng tiêu chí “con ơng cháu cha” được ưu tiên tuyển dụng hơn người có trình độ, sau khi được tuyển dụng luân chuyển địa điểm hoặc nơi có điều kiện tốt hơn, dẫn đến chỗ thiếu vẫn thiếu, không làm tăng hiệu quả và chất lượng CBCC Thành phố Bắc Kạn theo yêu cầu đề ra. Nâng số lượng tuyển trí thức trẻ cho thành phố không phải một như hiện tại, mà

là hai người, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công tác tại xã, phường của thành phố.

+ Việc đánh giá năng lực, trình độ dựa trên bằng cấp, chứng chỉ ở Bắc Kạn cịn mang tính hình thức, máy móc, có sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc nhưng trong thực tế chất lượng thực hiện công việc lại không tương xứng kết quả học tập. Để khắc phục tình trạng này, và cơng bằng trong cơng tác tuyển dụng, lại vừa thu hút được đội ngũ trí thức trẻ có trình độ thực sự về cơng tác, Thành phố Bắc Kạn cần tổ chức đánh giá kết quả làm việc sau khi tiếp nhận, từ đó tuyển dụng đúng người, đúng việc. Nội dung đánh giá cần tập trung vào cơng việc theo vị trí việc làm. Đồng thời, cũng cần có các quy định cũng như chính sách phù hợp. Ví dụ, nếu sau một năm cơng tác, đối tượng tuyển dụng được đánh giá xếp từ loại khá trở xuống sẽ không được hưởng phụ cấp hằng tháng, xếp loại trung bình sẽ cho thơi việc tạo điều kiện để tuyển dụng đội ngũ trẻ có năng lực, có tâm huyết với công cuộc phát triển của thành phố.

+ Cần có chính sách đủ mạnh nhằm giữ chân đội ngũ trí thức trẻ, có năng lực sau khi hết thời gian thử việc công tác ổn định, lâu dài tại địa bàn Thành phố Bắc Kạn. Bởi thực tế từ năm 2015-2017 có rất nhiều trường hợp CBCC giỏi, có năng lực trình độ sau một thời gian cơng tác khi thấy: lương còn thấp chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống ngày càng nâng cao, giao thơng đi lại khó khăn, điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ hạn chế lại bỏ việc để tìm việc có nguồn thu nhập cao hơn. Vì vậy, Chính sách Thành phố Bắc Kạn hiện nay cần tập trung vào chế độ phụ cấp, đãi ngộ, tiền lương, nhà ở... và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc giúp đội ngũ trí thức trẻ n tâm cơng tác, gắn bó lâu dài.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về chế độ công chức dự bị đối với cán bộ, cơng chức, tránh tình trạng mỗi địa phương thực hiện một kiểu như hiện nay, - Công tác bầu cử, tuyển dụng, sử dụng và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác,… đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo đúng đề án được phê duyệt.

d. Dự kiến những kết quả đạt được

- Giảm 10% số lượng CBCC có năng lực hạn chế về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, nghiệp vụ cơng tác... có độ tuổi từ 50 trở lên. Bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận, chính trị cho 20% CBCC chưa được đào tạo, số lượng CBCC có trình độ cao cấp chính trị tăng thêm 5%.

- Thu hút thêm 7 - 10% sinh viên xuất sắc mới ra trường có trình độ, năng lực, được đào tạo đúng chuyên ngành về công tác tại địa phương từ các trường Đại học lớn như: Đại học Bách Khoa, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Kinh tế Quốc dân,...

3.3.4 Đổi mới tồn bộ quy trình cơng tác cán bộ

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

- Hiện nay, các vị trí cơng việc dù đơn giản hay phức tạp đều áp dụng một quy trình như nhau, CBCC sau khi được tuyển dụng, bổ nhiệm nghiễm nhiên không bị thay thế, hưởng lương theo ngạch, bậc không theo yêu cầu công việc.

- Về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, việc lợi dụng để chạy chức, chạy quyền có thể xảy ra ở tất cả các khâu của công tác cán bộ theo những mức độ, hành vi và tính chất khác nhau.

b. Nội dung giải pháp

Đảng đã xây dựng được một hệ thống quy chế, quy trình cơng tác cán bộ. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tiễn của Bắc Kạn bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, cấp ủy và lãnh đạo Thành phố Bắc Kạn phải tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới công tác cán bộ của thành phố như sau:

- Đổi mới phương thức lãnh đạo và hồn thiện cơng tác đánh giá cán bộ.

+ Thể chế hóa ngun tắc Đảng lãnh đạo cơng tác CBCC và quản lý đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về cơng tác CBCC. Nghiên cứu, ban hành các quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, chủ tịch UBND Thành phố Bắc Kạn, Trưởng phòng Nội vụ, phòng Tư

pháp,... trong việc xây dựng kế hoạch và ban hành quy chế, quy định tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm công tác CBCC Thành phố Bắc Kạn. Xây dựng quy định tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm CBCC Thành phố Bắc Kạn đòi hỏi vừa bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; vừa phát huy và đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong cơng tác CBCC. Bổ sung, hồn thiện hệ thống các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Thành ủy đối với tổ chức và hoạt động của Thành phố Bắc Kạn. Tiếp tục cải tiến quy trình cơng tác nhân sự của Thành ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... Mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác CBCC Thành phố Bắc Kạn bảo đảm khách quan, công tâm, công khai, minh bạch.

+ Thành phố Bắc Kạn phải xây dựng tiêu chuẩn chức danh CBCC và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng CBCC, phù hợp với thời kỳ mới: năng lực, kinh nghiệm, thâm niên công tác trong lĩnh vực chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm cơng tác tại chính quyền cơ sở, mức độ đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công dân đối với CBCC. Tiêu chí đánh giá phải xác định được đối tượng cần đánh giá (có đạt hay khơng đạt mục tiêu đề ra) và phải lấy việc đánh giá hiệu quả công tác thực tế của CBCC là một yêu cầu cơ bản trong công tác đánh giá CBCC Thành phố Bắc Kạn.

+ Đánh giá CBCC Thành phố Bắc Kạn phải bảo đảm tính cơng bằng, khách quan. Ngun tắc này địi hỏi: phải cơng khai hố nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp tiến hành; bộ phận có thẩm quyền đánh giá phải thể hiện được sự công bằng, khách quan; dựa trên sự khảo sát, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; luật hố cơng tác đánh giá CBCC của Thành phố Bắc Kạn.

+ Đánh giá CBCC Thành phố Bắc Kạn cần bảo đảm tính tồn diện. Trong đánh giá phải xem xét tới tất cả các mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp; bên trong, bên ngồi; khách quan, chủ quan trong mọi mặt cơng tác của CBCC. Các khâu trong cơng tác CBCC đều có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, vì thế, đánh giá CBCC phải được nhìn nhận trong mối quan hệ tổng thể, tồn diện các mặt cơng tác, khơng phiến diện một mặt công tác nào.

+ Đánh giá CBCC Thành phố Bắc Kạn phải tuân theo quan điểm phát triển. Cần nhìn nhận đúng quá trình phấn đấu vươn lên, sự phát triển trong cơng tác và dự báo được khả năng, triển vọng, xu hướng phát triển của CBCC. Công tác đánh giá phải nhìn nhận được sự phát triển và triển vọng về trình độ, năng lực của CBCC sau từng giai đoạn; đặc biệt, phải góp phần phát hiện CBCC trẻ tài năng và sớm đưa họ vào quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng để trở thành nguồn CBCC lãnh đạo Thành phố Bắc Kạn kế cận trong tương lai.

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CBCC Thành phố Bắc Kạn.

+ Quy hoạch CBCC phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ CBCC Bắc Kạn hiện nay; bảo đảm sự liên thông của cả đội ngũ. Phải đánh giá đúng CBCC trước khi đưa vào quy hoạch: chun mơn, nghiệp vụ, chính trị; thực hiện cơng khai trong công tác quy hoạch (công khai về tiêu chuẩn, số lượng và danh sách quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt). Thực hiện quy hoạch CBCC thành phố bắc kạn cấp chiến lược nhiệm kỳ 2017 - 2022 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Thực hiện bổ nhiệm CBCC lãnh đạo, quản lý cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới.

+ Số lượng CBCC Thành phố Bắc Kạn đưa vào quy hoạch phải bảo đảm gấp hơn hai lần; mỗi chức danh quy hoạch hai đến ba người; một người quy hoạch hai đến ba chức danh; không quy hoạch một người cho một chức danh. Phải bảo đảm về độ tuổi và cơ cấu, đó là: bảo đảm ba độ tuổi trong quy hoạch và dãn cách các độ tuổi là năm năm; bảo đảm t lệ nam, nữ trong quy hoạch cân bằng; mở rộng quy hoạch CBCC Thành phố Bắc Kạn không phải là người địa phương, đã qua nhiều vị trí chức vụ cơng tác khác nhau tại địa phương. Nếu không bảo đảm cơ cấu thì cấp trên không phê duyệt hoặc bổ sung CBCC từ nơi khác vào quy hoạch.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện luân chuyển CBCC Thành phố Bắc Kạn.

+ Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ với các khâu của công tác CBCC, trong đó có luân chuyển CBCC trong Thành phố Bắc Kạn, giữa các phường xã với nhau, giữa các phòng ban Văn phòng Thành phố Bắc Kạn về khối phường xã, đẩy mạnh luân chuyển CBCC có trình độ chuyển mơn về phường Huyền Tụng theo thời gian từ 3- 5 năm.

Thực hiện luân chuyển đúng CBCC, đúng vị trí việc làm, theo thời gian quy định là thiết thực góp phần thực hiện tốt cơng tác quy hoạch CBCC Thành phố Bắc Kạn. Mặt khác, các CBCC muốn được trong diện quy hoạch trưởng, phó phịng ban, lãnh đạo phường, xã, lãnh đạo các tổ chức đồn thể,... bắt buộc phải có thời gian cơng tác ở địa bàn phường, xã từ 5 năm trở lên, ưu tiên đã luân chuyển qua nhiều địa bàn. Như vậy sẽ chọn được đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiêm chun sâu, có cách nhìn tổng quát, đồng thời hạn chế cách đánh giá cục bộ của địa phương, việc luân chuyển CBCC Thành phố Bắc Kạn vừa có kết quả, lại đạt mục tiêu đề ra. Việc luân chuyển CBCC để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn phải gắn với việc đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và khả năng phát triển của CBCC, gắn với yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Cần đánh giá đúng CBCC để phát hiện mặt mạnh và mặt hạn chế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của UBND th nh phố bắc kạn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)