3.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
3.3.1 Đổi mới nhận thức về đội ngũ cán bộ, công chức
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì đội ngũ CBCC sẽ phải thay đổi nhận thức, tư duy, nâng cao năng lực trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách.
- Khoa học - công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong cuộc sống đã làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại được các cá nhân phải thích ứng với sự biến đổi nhanh và không ngừng của khoa học cơng nghệ, nếu khơng sẽ làm chậm q trình phát triển của cá nhân và xã hội.
b. Nội dung giải pháp
Ý thức và trách nhiệm cá nhân của mỗi cơng dân được nâng cao trong q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình buộc các cơ quan nhà nước, CBCC phải có trách nhiệm giải trình, cơng khai và minh bạch về quy trình thủ tục khi giải quyết các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Những địi hỏi chính đáng và hợp pháp này làm thay đổi cách thức ứng xử của nhà nước đối với công dân và xã hội theo hướng gần dân, sát dân, hiểu dân hơn. Các cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước hướng đến xây dựng một nền hành chính phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong thời gian tới Thành phố Bắc Kạn cần tập trung vào những điểm sau:
- Đổi mới yêu cầu phải xây dựng một nhận thức tiến bộ về giao tiếp hành chính giữa người phục vụ (CBCC) và người được phục vụ (công dân), sao cho vừa phù hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tuân thủ các chuẩn tắc chung. Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là tiền đề đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của người cán bộ. Vì
CBCC thành phố là nơi gần dân nhất, thước đo cụ thể về tiến trình CCHC đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp và hiệu quả ngay từ cấp cơ sở. Để nâng cao chất lượng phục vụ CBCC Thành phố Bắc Kạn, có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
+ Ban hành thư cảm ơn khi nhận được những góp ý, phản ánh về thái độ phục vụ của đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn, các nội dung chưa hợp lý hoặc không phù hợp trong công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, cần có sự điều chỉnh và đề xuất các giải pháp. Nội dung góp ý mang tính chất xây dựng, các ý tưởng mới nếu áp dụng trong thực tế sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ nhân dân. + Ban hành thư xin lỗi nếu hồ sơ quá thời hạn giải quyết mà nguyên nhân do trách nhiệm của UBND các phường, xã, Thành phố Bắc Kạn hay hồ sơ đã được tiếp nhận nhưng phải trả để bổ sung hoặc do không đủ điều kiện.
+ Gửi thư chúc mừng: đối với các sự kiện hộ tịch vui mừng như: kết hôn, khai sinh, chào đón thành viên mới.; Gửi thư chia buồn: nhằm chia sẻ nỗi đau, sự mất mát đối với thân nhân người đã khuất trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn.
+ Trả kết quả tại nhà theo nhu cầu của người dân đối với một số thủ tục như liên thông khai sinh, khai tử, chế độ chính sách dành cho người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng,...Ngoài ra, nên thực hiện việc bỏ vách ngăn kính tại bộ phận 1 cửa để người dân đến giao dịch cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi của chính quyền, giữa CBCC Thành phố Bắc Kạn với doanh nghiệp, công dân.
- Bên cạnh biện pháp giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ công chức, cần đặc biệt nhấn mạnh việc cải cách chế độ công vụ và công chức. Nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có tính năng động và nhạy bén cao, không chấp nhận một nền hành chính cứng nhắc, để đáp ứng được yêu cầu chung của cả nước, thành phố cần đẩy mạnh chuyển dần hình thức “biên chế cố định” sang “Hợp đồng lao động dài hạn” và thay chế độ tuyển “biên chế cố định” sang cơ chế “Hợp đồng có thời hạn”. Như vậy, trong suy nghĩ, người CBCC của Thành phố Bắc Kạn thường xuyên ý thức rằng vị trí làm việc của họ ln sẵn sàng bị/được thay thế nếu họ làm việc không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, Thành phố Bắc Kạn có thể lập đề
án đổi mới CBCC với những điểm đổi mới như:
+ Đổi mới phương pháp tuyển dụng. Hiện nay, các vị trí cơng việc dù đơn giản hay phức tạp đều áp dụng một quy trình thi tuyển như nhau. Sau khi trúng tuyển, CBCC được bổ nhiệm vào ngạch chứ khơng phải vào vị trí việc làm cụ thể. Với những đặc điểm như vậy, hoạt động tuyển dụng vừa không linh hoạt, vừa tốn kém. Vì vậy, trước khi tiến hành tuyển dụng CBCC cho Thành phố Bắc Kạn, đơn vị được giao trách nhiệm (Phòng Nội vụ) phải lập bản mô tả công việc để xác định chức danh, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với từng vị trí tuyển dụng, tuyệt đối khơng xây dựng để đủ chỉ tiêu biên chế được giao.
+ Xây dựng và thực hiện Đề án thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn như: Trưởng, phó các phịng, ban đơn vị trực thuộc ở xã, phường, các phòng kinh tế, nội vụ, tư pháp, quản lý đơ thị,... thuộc văn phịng UBND thành phố.
+ Xây dựng hệ thống đề thi trắc nghiệm và thi viết song song, ngoài việc đưa ra các câu lý thuyết, cần đặt ra 50% số điểm đánh giá vào khả năng trả lời các câu hỏi suy luận, phân tích, tổng hợp, nhất là các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng chuyên ngành phù hợp với tình hình và tốc độ phát triển kinh tế, trình độ, năng lực chung của người dân Thành phố Bắc Kạn. Như vậy kết quả thi tuyển CBCC trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn thời gian tới sẽ thực sự phản ánh chính xác khả năng làm việc trong tương lai của CBCC.
+ Chỉ tuyển dụng công chức trên cơ sở nhu cầu công việc. Hiện Thành phố Bắc Kạn thiếu đội ngũ CBCC giỏi trong lĩnh vực CNTT, luật, thuế,... vì vậy cần tuyển dụng bổ sung, bổ nhiệm và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng thêm cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình dân trí của người dân Thành phố Bắc Kạn. Những công việc như tạp vụ, lái xe, bảo vệ, hành chính,...khơng nhất thiết phải tuyển CBCC, có thể tiến hành thuê khoán theo chế độ hiện hành.
+ Các chương trình, dự án, xây dựng quy hoạch của Thành phố Bắc Kạn hiện nay do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện, chỉ giữ lại CBCC chủ chốt như kế tốn, trưởng, phó ban cịn lại lực lượng cán bộ
kỹ thuật, cán bộ hiện trường có thể ký hợp đồng có thời hạn từ 01 đến 3 năm. Sau thời hạn hợp đồng, tùy vào vị trí cơng tác, chất lượng cơng việc để tiến hành xem xét tiếp tục ký lại hợp đồng, hoặc tổ chức thi tuyển để chọn thêm. Như vậy, bản thân CBCC Thành phố Bắc Kạn tự nhận thức được phải luôn trau dồi kinh nghiệm trên lý thuyết và thực tế để nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chun mơn, đồng thời vẫn thu hút được lực lượng mới có trình độ, tay nghề, kinh nghiệm, ln có sự cạnh tranh trong cơng việc.
Phương pháp này có thể khắc phục được căn bệnh tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, biên chế đông nhưng không mạnh, chất lượng và hiệu quả thấp.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
- UBND tỉnh phê duyệt đề án việc làm CBCC thành phố, có cơ chế khốn thu chi từ nguồn Ngân sách thu được từ thành phố.
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần được Tỉnh ủy và UBND tỉnh hướng dẫn cụ thể, hiện thực hóa bằng các Quy chế, quy phạm.
d. Dự kiến những kết quả đạt được
- 100% CBCC Thành phố Bắc Kạn sử dụng và ứng dụng thành thạo CNTT hiện đại vào thực tiễn công việc. Cập nhật các chính sách văn bản, quy phạm Nhà nước kịp thời, nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có tác phong chuyên nghiệp. Giảm Ngân sách cho hoạt động đào tạo.
- Giảm khoảng 5% số lượng CBCC trong biên chế chuyển sang hợp đồng thời vụ.
3.3.2 Tạo môi trư ng thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức phát huy năng lực
a. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn ở độ tuổi dưới 40 chiếm t lệ 76,3% lực lượng CBCC tồn thành phố, CBCC có trình độ đại học trở lên chiếm 42,4%, CBCC là người địa phương chiếm tới 66,7% cơ cấu CBCC thành phố.
b. Nội dung giải pháp
Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bắc Kạn cùng với cả nước đang thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhằm khơng ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực tế cho thấy khơng ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có mơi trường làm việc khơng tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đồn kết; thậm chí cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực xin thơi việc hoặc chuyển công tác…Thành phố Bắc Kạn phải xây dựng một môi trường làm việc tốt để CBCC phát huy một cách tồn diện năng lực của mình cho việc thực hiện nhiệm vụ chung.
- Trước hết, Thành phố Bắc Kạn cần bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng
làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phịng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chun mơn. Với tình hình hiện nay, sau khi Bắc Kạn chuyển từ thị xã lên thành phố, số lượng các thủ tục thông qua các đơn vị xã, phường rất nhiều, cần chú ý trạng bị máy photo, kho lưu trữ tài liệu, khu hành chính rộng rãi,... để thuận tiện cho việc phục vụ thủ tục hành chính của CBCC với người dân. Ngồi ra, cần bố trí phịng công vụ, nhà ăn tập thể, sân chơi thể thao, để nâng cao chất lượng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của CBCC thành phố, tạo điều kiện để CBCC được rèn luyện sức khỏe sau giờ làm việc.
- Thứ hai, Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương,
khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ kịp thời.
+ Thành phố trích nguồn thu từ Ngân sách thu được để lập quỹ thi đua, khen thưởng khuyến khích CBCC Thành phố Bắc Kạn có thành tích cơng tác tốt, có sáng kiến cải tiến, hay động viên CBCC có hồn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn, con thương binh, liệt sỹ, người có cơng,...
+ Quan tâm đến chính sách khi cử CBCC Thành phố Bắc Kạn được cử đi học: như hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ, cơng chức có thể vừa học vừa làm yên tâm công tác. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng cơ quan, đơn vị có được đội ngũ CBCC có đủ năng lực, trình độ chun mơn, bản lĩnh chính trị để đảm đương nhiệm vụ và là căn cứ để tiến hành quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm CBCC.
lãnh đạo các phòng ban trực thuộc, lãnh đạo xã, phường và nhân viên là một nội dung hết sức quan trọng. Để thực hiện tốt việc này, các cấp lãnh đạo Thành phố Bắc Kạn cần hiểu rõ hồn cảnh gia đình, trình độ năng lực, chun mơn, nghiệp vu, ưu khuyết điểm cá nhân,... để tổ chức, phân cơng, bố trí cơng việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực công tác của mỗi CBCC Thành phố Bắc Kạn, nhằm phát huy ưu điểm, giúp đỡ khắc phục những khuyết điểm, tạo cơ hội để CBCC Thành phố Bắc Kạn có điều kiện học hỏi, nâng cao năng lực chun mơn, trình độ lý luận, tạo lập mối quan hệ gần gũi với quần chúng,... như vậy hiệu quả CBCC sẽ được nâng lên rõ rệt. + Lãnh đạo các cấp của Thành phố Bắc Kạn, nhất là khối phường, xã phải biết lắng nghe ý kiến của CBCC khi phân công nhiệm vụ, khi CBCC nhất là CBCC trẻ phạm mắc sai sót như: hồn thành cơng việc chưa tốt, bị cơng dân to tiếng, tỏ thái độ bức xúc, dọa nạt,... để tìm hiểu nguyên nhân do chủ quan hay khách quan (do phân công chưa đúng, người dân chưa hiểu rõ, hay trình độ hiểu biết CBCC cịn hạn chế, ...). Tóm lại, phải biết kìm chế trong mọi hồn cảnh, nếu CBCC làm việc sai, chưa đúng thì từ từ uốn nắn, chỉ bảo tận tình tránh tình trạng bức xúc, quát mắng, tạo áp lực,trù dập,… tạo nên những khoảng cách khơng đáng có giữa nhân viên và thủ trưởng, gây khó khăn bức xúc cho CBCC khơng tạo động lực cho CBCC Thành phố Bắc Kạn tiến bộ.
+ Ngồi ra cũng cần có những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với CBCC có khen, có góp ý kịp thời, có khuyến khích, động viên, có đề nghị sửa đổi,… Nội dung đánh giá phải hết sức đúng đắn, khách quan tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích CBCC Thành phố Bắc Kạn cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ được giao và mở rộng kiến thức sang nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết cơng việc nhanh chóng, hiệu quả...
+ Đa số CBCC Thành phố Bắc Kạn là người dân tộc, lại là nữ, nên ngồi cơng tác chun mơn, CBCC cịn phải thực hiện nhiều nghĩa vụ trong gia đình. Do vậy, cần quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm, hồn cảnh gia đình của mỗi CBCC để tạo điều kiện để CBCC nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, vẫn hồn thành nghĩa vụ với gia đình, như vậy CBCC mới yên tâm công tác và năng suất hiệu quả công tác cao hơn.
- Thứ tư, xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung hết sức
quan trọng trong công tác cán bộ; có đồn kết, thống nhất thì mới hồn thành được nhiệm vụ chung của đơn vị. Đội ngũ CBCC Thành phố Bắc Kạn đa phần là người địa phương, lại chiếm số đông là người dân tộc rất dễ tạo nên sự đoàn kết cục bộ, b phái,... đối với những CBCC trẻ, năng nổ, có năng lực, nghiệp vụ chun mơn nhưng khơng phải người địa phương khi bình bầu thi đua, bỏ phiếu tín nhiệm, tham gia các hoạt động phong trào thường gặp khó khăn tạo nên tâm lý nản tránh, bất bình, làm hao hụt ý chí phấn đấu vươn lên, giảm chất lượng CBCC thành phố. Do vậy, cần xây dựng một tập thể đồn kết, khơng phân biệt, khơng có yếu tố cục bố là rất quan trọng,... Để khắc phục tình trạng này, Thành phố Bắc Kạn phải đưa ra thành Nghị quyết với điều kiện quan trọng là tất cả cơ cấu tuyển dụng, bổ nhiệm, thi đua, khen thưởng, cử tham gia các khóa học, khóa đào tạo, các phịng trào,... điều kiện phải có yếu tố 50% khơng phải là người địa phương. Thực hiện thí điểm mơ hình lãnh đạo các đơn vị, nhất là cấp trưởng phịng, ban khơng là người địa phương như vậy mới đảm bảo bình đẳng đối với CBCC, dần đưa những tư tưởng mới, phương pháp làm việc hiện đại vào trong các phong trào thi đua, trong công tác, nâng cao tình thần đồn kết, cùng nhau tiến bộ. Thực hiện nội dung của phương pháp này đòi hỏi lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn