Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định cho vay khách hàng cá

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 35)

1.2. THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

1.2.2. Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định cho vay khách hàng cá

THƯƠNG MẠI

1.2.1. Khái niệm thẩm định cho vay khách hàng cá nhân

Theo quy trình cho vay KHCN, khi có nhu cầu vay vốn, KHCN lập hồ sơ đề nghị vay vốn theo quy định của NHTM và mỗi hồ sơ là một tập tài liệu có nội dung cụ thể khác nhau, song tựu chung lại gồm các loại nhu giấy đề nghị vay vốn, giấy chứng minh tu cách pháp nhân của KHCN vay vốn, các giấy tờ tài liệu liên quan đến phuơng án sử dụng tiền vay nhu dự án, phuơng án SXKD..., giấy tờ về bảo đảm tiền vay và giấy tờ có liên quan khác (nếu cần). Buớc tiếp theo (buớc 2) sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KHCN là NHTM tiến hành thẩm định.

Hiểu một cách chung nhất thẩm định là xem xét để đánh giá, quyết định, vì vậy mục đích cơ bản/bao trùm của buớc 2 là đánh giá khả năng trả nợ, hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi vừa phù hợp với khả năng, điều kiện của KHCN vừa bảo đảm quy định, an toàn và hiệu quả cho vay thuờng hay chứa đựng tiềm ẩn bất trắc, rủi ro trên cơ sở phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn của KHCN một cách bài bản và khoa học, bảo đảm độ chính xác cao nhất nhằm tránh loại bỏ, từ chối cho vay những hồ sơ có khả năng trả nợ cao nhung lại đồng ý, chấp thuận những hồ sơ thiếu độ tin cậy và khả năng trả nợ không cao.

Từ những phân tích trên đây có thể hiểu, thẩm định cho vay KHCN là việc NHTM tổ chức xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện hồ sơ vay vốn của KHCN và các vấn đề có liên quan để có kết quả thẩm định khách quan trung thực, bảo đảm độ tin cậy về khả năng trả nợ và mức độ rủi ro, tạo cơ sở quan trọng nhất để đua ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay một cách chính xác nhằm nâng cao chất luợng cho vay KHCN, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của NHTM.

1.2.2. Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định cho vay khách hàng cánhân nhân

Nội dung trình bày phân tích tại một số mục trên đã khẳng định thẩm định cho vay KHCN có tầm quan trọng và tính chất quyết định “then chốt” trong quy

trình cho vay. Mặt khác, tùy theo mỗi sản phẩm cho vay KHCN cụ thể trong mỗi thời kỳ, các NHTM có quy định cụ thể riêng về hồ sơ cho vay.

Hồ sơ được các NHTM “thiết kế” và quy định bằng văn bản theo xu hướng “cải cách thủ tục hành chính” ngày càng đơn giản hơn, song không thể thiếu các loại giấy tờ chứa đựng nhiều thông tin về tư cách pháp lý, phương diện kinh tế và bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay KHCN.

Vì vậy, thẩm định cho vay KHCN luôn là công việc không hề đơn giản, không thể xem nhẹ và thực chất của thẩm định cho vay KHCN là “tìm kiếm” câu trả lời chính xác nhất về các vấn đề sau:

- Mức độ tin cậy đối với KHCN vay vốn? KHCN có thực sự mong muốn trả nợ không?;

- Khả năng trả nợ và các nguồn trả nợ của KHCN có ổn định không?;

- Khả năng và mong muốn trả nợ của KHCN có được duy trì trong suốt thời hạn vay vốn không?.

Do đó, để trả lời cho các vấn đề trên, các NHTM thường thực hiện áp dụng nguyên tắc 5C trong thẩm định cho vay, đó là: Uy tín, đạo đức (Character); Năng lực (Capacity); Vốn, dòng tiền (Capital, Cash flow); Tài sản đảm bảo (Collateral); Môi trường (Conditions).

Với tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa và các nội dung cần đặt ra và trả lời như trên, thẩm định cho vay KHCN cần được thực hiện có bài bản, khoa học theo quy trình gồm các bước rõ ràng, cụ thể được quy định bằng văn bản pháp quy và có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, gắn với nội dung cụ thể của từng tài liệu trong hồ sơ vay vốn bằng các phương pháp, các công cụ với kỹ thuật, kỹ năng thích hợp nhằm có kết quả bảo đảm độ tin cậy, tạo cơ sở ra quyết định cho vay chính xác. Quy định, nội dung và phương pháp thẩm định cho vay KHCN được thể hiện qua sơ đồ sau đây.

Chuân bị thâm định

Thực hiện thâm định

Báo cáo kết quả thẩm định

Sơ đồ 1.2. Quy trình thẩm định cho vay khách hàng cá nhân

Phân tích nội dung và phương pháp thực hiện trong quy trình thẩm định cho vay KHCN theo sơ đồ trên như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thẩm định cho vay. Là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng cần làm tốt để tạo tiền đề thuận lợi cho các bước tiếp theo. Nội dung và phương pháp chủ yếu của bước này bao gồm:

- Thực hiện so sánh, đối chiếu các loại giấy tờ bảo đảm đúng với quy định

hiện hành của NHTM;

- Tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau theo các phương pháp phù hợp như mô tả, thông kê, điều tra khảo sát thực tế... Các nguồn thông tin để cần thu thập gồm thông tin bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cụ thể như:

+ Thông tin từ KHCN vay vốn trong tài liệu hồ sơ vay vốn và qua trao đổi tiếp xúc trực tiếp và kiểm tra nơi KHCN tiến hành SXKD và nơi KHCN cư trú;

+ Thông tin KHCN đã có được NHTM lưu trữ từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng tín dụng KHCN;

+ Thông tin liên quan đến hồ sơ vay vốn thu thập từ chính quyền địa phương đến các cơ quan quản lý theo chức năng như quản lý kinh doanh, quản lý thuế, quản

+ Thông tin từ các đối tác bạn hàng và những người thân quen của KHCN; + Thông tin có liên quan thu thập từ các nguồn khác trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet...

Trên cơ sở các nguồn thông tin đó, cần thực hiện “sơ bộ” sàng lọc, đánh giá và lựa chọn để có thông tin tốt nhất, chính xác nhất sử dụng cho bước tiếp theo vì mỗi nguồn thông tin có những ưu/nhược điểm riêng và có thể có hiện tượng “bất cân xứng”. Thông tin quá nhiều, dàn trải hoặc không đầy đủ, thiếu kịp thời, không chính xác sẽ dẫn đến kết quả thẩm định bị sai lệch và ra những quyết định cho vay sai lầm, đáng tiếc.

Bước 2: Thực hiện thẩm định cho vay. Là bước tiếp theo có ý nghĩa “then chốt” trong thẩm định. Nội dung cụ thể của bước này bao gồm rất nhiều công việc khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật nhằm tính toán, phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá từng nội dung và rút ra kết quả cho từng tài liệu trong hồ sơ cho vay, cụ thể bao gồm:

a. Thẩm định tư cách KHCN vay vốn thể hiện chủ yếu qua các nội dung với 02 khía cạnh chính, đó là:

* Tư cách pháp lý của KHCN cần bảo đảm đúng của quy định pháp luật trong từng thời kỳ theo 02 căn cứ chính là căn cứ vào độ tuổi và “năng lực hình vi dân sự”, thông thường pháp luật quy định KHCN đủ tư cách pháp lý giao dịch vay vốn NHTM trong các trường hợp “đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; Hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy, tài liệu minh chứng cho nội dung này cần thẩm định là giấy chứng minh thư/thẻ căn cước và một số giấy tờ liên quan khác như tình trạng sức khỏe, chấp hành quy định của pháp luật...;

* Tư cách đạo đức, năng lực, uy tín của KHCN. Nội dung này thường được xem xét, phân tích so sánh, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của KHCN vay vốn từ nhiều nguồn thông tin thu thập về KHCN vay vốn trên các khía cạnh cụ thể như:

- Tư cách đạo đức, lối sống và văn hóa thể hiện trong các ứng xử, giao tiếp của KHCN;

- Kiến thức và những am hiểu biết về đời sống xã hội, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong cuộc sống, trên thương trường và trong tổ chức, quản lý kinh doanh;

- Uy tín của KHCN trong quan hệ xã hội với mọi người, nhất là uy tín trong quan hệ với các bạn hàng, các đối tác trong SXKD và sự tín nhiệm với các tổ chức TCTD, các NHTM...

Thực tiễn thẩm định những nội dung trên không hề đơn giản bởi tính “tế nhị” nên cần tìm hiểu tiến hành khéo léo trên cơ sở kỹ năng giao tiếp của cán bộ thẩm định và thực tiễn đã khẳng định, KHCN vay vốn có tư cách tốt sẽ có ý thức trách nhiệm cao trong hoàn trả vốn vay, nhất là khi xảy ra rủi ro trong SXKD hoặc gặp trắc trở trong cuộc sống.

b. Thẩm định tài chính của hồ sơ vay vốn bao gồm các nội dung như nhu cầu, mục đích và phương án sử dụng, hoàn trả tiền vay. Thẩm định các nội dung này cần tuân thủ nguyên tắc tiền vay được sử dụng vào mục đích hợp pháp với phương án hoàn trả có tính khả thi, cụ thể:

* Đối với KHCN để tiến hành SXKD, tính hợp pháp trong sử dụng tiền vay thể hiện KHCN không được sử dụng tiền vay vào SXKD những lĩnh vực không được pháp luật cho phép, các lĩnh vực KHCN chưa đủ điều kiện và chưa được phép tiến hành SXKD;

Đối với KHCN vay tiêu dùng, không được sử dụng tiền vay vào lĩnh vực tiêu dùng sai quy định của pháp luật như tiêu thụ hàng lậu, của gian...

Minh chứng ‘khẳng định” sử dụng vốn hợp pháp của KHCN vay vốn thường là các hóa đơn, chứng từ chi tiêu, mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

* Phương án sử dụng tiền vay cần bảo đảm “hợp lý, tiết kiệm” và phương án hoàn trả tiền vay cần phân tích cụ thể từng nguồn trả nợ trên cơ sở mục đích và phương án sử dụng tiền vay, cụ thể:

- Đối với KHCN sử dụng tiền vay vào mục đích SXKD, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu, xem xét, phân tích và đánh giá tình hình trên các khía cạnh như:

+ Phân tích đánh giá chi tiết, cụ thể tình hình/lĩnh vực SXKD của KHCN như nhu cầu của thị trường cả hiện tại lẫn tương lai, vòng đời hiện tại của sản phẩm SXKD, các đối thủ cạnh tranh đang và sẽ có trên thị trường, khả năng, mức độ rủi ro của ngành/lĩnh vực KHCN vay vốn để thực hiện SXKD...;

+ Khả năng tham gia thực hiện, các điểm mạnh, điểm yếu và mức độ thành công trong SXKD của KHCN vay vốn trên cơ sở tính toán, kiểm tra các chỉ tiêu về chi phí, xác định sự hợp lý, tiết kiệm chi phí theo các định mức kinh tế- kỹ thuật sử dụng có phù hợp không?...), kiểm tra xác định doanh thu trên cơ sở phân tích đánh giá và kết luận về khả năng tiêu thụ SPDV theo từng thị trường tiêu thụ, từng đối tượng khách hàng tiêu thụ và giá bán SPDV..., từ đó phân tích, đánh giá so sánh dòng tiền của “đầu ra- đầu vào”, xác định kết quả lãi/lỗ và tính khả thi của dự án, phương án SXKD;

+ Khả năng tổ chức quản trị điều hành SXKD của KHCN vay vốn. Trong nội dung này, cán bộ thẩm định cần phân tích, đánh giá tìm lời giải thỏa đáng cho các câu hỏi về trình độ đào tạo, kinh nghiệm quản lý của KHCN vay vốn? Tổ chức phân công điều hành SXKD của KHCN có bài bản, rõ ràng, minh bạch không? Khả năng KHCN vay vốn xử lý những tình huống phát sinh trong SXKD như thế nào, có kịp thời, chính xác và tuân thủ quy định của pháp luật không?

Thẩm định tình hình tài chính của KHCN vay vốn là nội dung có ý nghĩa quan trọng, song rất phức tạp và khó khăn, bởi vì khi thẩm định nhiều tính toán về nguồn trả nợ dựa trên các “dự trù, dự báo” từ các thông tin trong quá khứ và hiện tại còn nguồn trả nợ thực tế sẽ diễn ra trong tương lai nên có thể xảy ra “độ lệch”, vì vậy cán bộ thẩm định cho vay cần có khả năng dự báo, ước lượng rủi ro.

Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phân tích, xem xét đánh giá kỹ lưỡng nguồn trả nợ của KHCN được xác định từ chính dòng tiền vào của các dự án, phương án SXKD có sử dụng vốn vay. Đối với KHCN vay với mục đích tiêu dùng cần xem xét tính ổn định của việc làm, thu nhập từ lương, tình trạng sức khỏe...

Ngoài ra, đối với một số nguồn trả nợ khác như dòng tiền vào từ những hoạt động SXKD khác của KHCN, các khoản thu nhập ngoài lương, thu nhập hình thành trong tương lai... cán bộ thẩm định cho vay cần cân nhắc thận trọng khi xác định và sát sao trong theo dõi, bảo đảm khả năng thu nợ từ KHCN.

c. Thẩm định thực hiện bảo đảm tiền vay. Theo quy định của pháp luật và NHTM, xuất phát từ tính rủi ro trong cho vay, nguồn trả nợ của KHCN từ kết quả SXKD, từ thu thập theo lương và các nguồn khác có thể/hoặc không được thực hiện do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nên khi KHCN vay vốn NHTM phải thực hiện bảo đảm tiền vay (BĐTV) nhằm tạo nguồn thu nợ thứ hai cho các NHTM khi nguồn thu nợ thứ nhất gặp trắc trở lúc đến hạn theo hợp đồng.

Thực hiện bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng/NHTM áp dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo hành lang pháp lý và cơ sở kinh tế để thu hồi các khoản nợ đã cho vay KHCN theo 02 biện pháp: Biện pháp BĐTV bằng tài sản; Và biện pháp BĐTV không có bảo đảm bằng tài sản.

Tổ chức tín dụng, NHTM được quyền chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và trong trường hợp cho vay thực hiện BĐTV bằng tài sản, khi thẩm định tài sản BĐTV, cán bộ thẩm định cần căn cứ các cơ sở pháp lý liên quan đến quy định về TSBĐ tiền vay để tiến hành xem xét TSBĐ tiền vay trên các khía cạnh/nội dung, đặc biệt phân tích/đánh giá các phương diện như:

* Thẩm định tính thanh khoản của TSBĐ, cần tiến hành phân tích đánh giá/xác định và trả lời câu hỏi như TSBĐ có “tính lỏng” cao không?, phát mại TSBĐ có thuận lợi/khó khăn gì? bởi TSBĐ có “tính lỏng” cao, dễ phát mại sẽ thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc xử lý rủi ro bù đắp tổn thất trong cho vay khi thanh lý TSBĐ, tránh tình trạng tính thanh khoản của TSBĐ thấp khiến NHTM gặp khó khăn, thậm chí không phát mại được TSBĐ gây ứ đọng vốn và nợ xấu cho NHTM.

* Tính toán/xác định giá trị thực tế của TSBĐ cần chính xác và tuân thủ nguyên tắc giá trị TSBĐ đảm phải lớn hơn số tiền cho vay, hay giá trị TSBĐ lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó, cán bộ thẩm định cần có những phân tích/dự báo

các biến động về giá trị TSBĐ, nhất là những tài sản dễ “nhạy cảm” trước sự thay đổi/biến động của môi trường kinh tế- xã hội như bất động sản, đất đai, nhà cửa... từ đó tạo căn cứ xác định giá trị khoản vay phù hợp...;

Căn cứ giá trị TSBĐ đã được xác định, NHTM sẽ tính toán/xác định mức cho vay phù hợp với giá trị TSBĐ để thỏa thuận, thống nhất với KHCN vay vốn. Đồng thời, căn cứ vào kết quả thẩm định TSBĐ của KHCN, tùy theo từng loại TSBĐ cụ thể, cán bộ thẩm định có đề xuất các biện pháp phù hợp để theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của TSBĐ trong tương lai, từ đó ứng phó/xử lý kịp thời khi

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w