Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 98)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

3.2.4. Một số giải pháp khác

Nội dung trình bày phân tích và đánh giá trong Chương 1 và Chương 2 vừa cho thấy tầm quan trọng của thẩm định cho vay KHCN vừa khẳng định tính chất phức tạp của nghiệp vụ thẩm định bởi có sự liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau và chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố về công nghệ, thông tin.

Vì vậy, cùng với hệ thống giải pháp trình bày trên đây, LienVietPostBank cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, về công nghệ. Trong bối cảnh đang diễn ra cách mạng khoa học 4.0, việc đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nhất là về công nghệ là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM, trong đó có LienVietPostBank. Mặt khác, do đặc điểm

cường cơ cở vật chất trang thiết bị càng có ý nghĩa lớn hơn.

Mặc dù đã có sự đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị hàng năm, song hiện nay cơ sở vật chất trạng thiết bị tại LienVietPostBank vẫn còn những hạn chế, bất cập và phản hồi “không hài lòng” và “rất không hài lòng” theo kết quả khảo sát là một minh chứng. Vì vậy, LienVietPostBank cần nghiên cứu và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ nhằm tạo thuận lợi hơn trong quản trị điều hành nói chung và thẩm định cho vay KHCN, cụ thể như sau:

- Cơ sở hạ tầng bảo đảm, trang bị hệ thống máy tính với công nghệ hiện đại, đường truyền ổn định kết nối giữa cán bộ Hội sở và chi nhánh, giữa các chi nhánh và giữa các cán bộ trong cùng một chi nhánh;

- Về giải pháp công nghệ, nâng cấp các phần mềm phục vụ công tác thẩm định tín dụng: từ bước luân chuyển hồ sơ trong chi nhánh, luân chuyển hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở, đến bước thẩm định, tìm kiếm thông tin tin cậy từ nguồn nội bộ ngân hàng và nguồn tham khảo bên ngoài hay đến công tác phê duyệt, thẩm định tại các chi nhánh và Hội sở.

Một ứng dụng được sử dụng trong hỗ trợ công tác thu thập hồ sơ khách hàng và thẩm định đó là Hệ thống khởi tạo khoản vay- LOS. Triển khai sử dụng hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các công việc thủ công đang phải thực hiện trong quy trình khởi tạo khoản vay và thu hồi nợ dành cho KHCN, nâng cao năng suất và hiệu quả xử lý hồ sơ vay vốn, hồ sơ KH cần thu nợ thông qua chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin trên hệ thống, giảm thời gian xử lý khoản vay, nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho KHCN, tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ đối với KHCN thông qua giám sát chặt chẽ quy trình thu nợ, danh mục KHCN cần thu nợ/ nhắc nợ, cung cấp thông tin quản trị về quy trình cho vay và quy trình thu hồi nợ đối với KHCN phục vụ các phân tích liên quan.

Bên cạnh đó là giải pháp số hóa OCR kết hợp cùng hệ thống LOS có thể “Số hóa” các hồ sơ, tài liệu cần nhập thông tin vào các hệ thống của ngân hàng dưới dạng PDF và bóc tách thông tin từ các hồ sơ, tài liệu đã được số hóa và OCR tự

thời gian nhập liệu thủ công, từ đó sẽ tăng năng suất xử lý giao dịch do tự động hóa việc nhập liệu, tăng mức độ hài lòng của khách hàng do thời gian xử lý hồ sơ nhanh, giảm/hạn chế rủi ro sai sót do nhập liệu thông tin thủ công lên các hệ thống.

Thứ hai, thông tin phục vụ thẩm định là yếu tố “đầu vào” quan trọng ảnh huởng đến “đầu ra” là kết quả thẩm định. Vì vậy, một trong những nội dung chính của khâu chuẩn bị thẩm định là thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhu đã trình bày trên đây và trong thực tế tại LienVietPostBank việc thu thập thông tin của cán bộ thẩm định khá vất vả, mất nhiều thời gian và chất luợng thông tin đôi khi còn hạn chế, ảnh huởng đến thực hiện và kết quả thẩm định cho vay KHCN.

Vì vậy, LienVietPostBank nên nghiên cứu thiết lập “kho thông tin” tập trung, bao gồm nguồn thông tin từ nội bộ và bên ngoài, có sự quản lý phân quyền sử dụng và thuờng xuyên cập nhật thông tin mới, đảm bảo các cán bộ tín dụng/thẩm định có thể tra cứu, phục vụ công tác tìm kiếm cũng nhu thẩm định khách hàng.

Trong bối cảnh đang diễn ra “bùng nổ” thông tin và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tại các NHTM ngày càng phát triển, việc thiết lập “kho thông tin” tập trung có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết trong quản trị điều hành kinh doanh nói chung và thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định cho vay KHCN nói riêng tại LienVietPostBank, đồng thời là giải pháp “căn cơ” khắc phục hạn chế mang tính “cố hữu”, thuờng gặp trong thẩm định cho vay KHCN về chất luợng nguồn thông tin hạn chế, hồ sơ dễ bị giả mạo, tuy nhiên cán bộ thẩm định lại hạn chế về nguồn thông tin do đó thiếu cơ sở để đánh giá tính xác thực của thông tin nhận đuợc, công tác tìm kiếm và xác thực thông tin mất nhiều thời gian...

Tuy nhiên, quá trình thực hiện không hề đơn giản, cần xây dựng kế hoạch và lộ trình đầu tu cụ thể theo huớng hệ thống kho thông tin quản lý, cập nhật toàn bộ thông tin khách hàng đang có giao dịch tại LienVietPostBank, quản lý theo mã CIF hoặc theo số chứng minh nhân dân của khách hàng, toàn bộ thông tin về khoản vay, tình trạng hoạt động, lịch sử giao dịch.

cả dữ liệu về các khách hàng đã “bị” từ chối cấp tín dụng, bởi việc lưu trữ này không chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khoản vay hiện tại mà còn là nguồn thông tin để đánh giá chất lượng thẩm định cấp tín dụng, chẳng hạn như khách hàng không được chấp thuận cấp tín dụng/cho vay tại LienVietPostBank nhưng với bộ hồ sơ vay vốn đó lại được NHTM khác cấp tín dụng và KHCN trả nợ đúng hạn, không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và đây là những thông tin hữu ích cho cán bộ tín dụng/thẩm định cho vay, nhất là Khối Thẩm định và Ban lãnh đạo Ngân hàng trong nghiên cứu hoàn thiện, văn bản, quy trình đánh giá chất lượng công tác thẩm định cho vay KHCN. Đồng thời quản lý thông tin như trên sẽ tạo ra sự “thông suốt” thông tin trong quản lý, bảo đảm kiểm soát thống nhất được chất lượng nguồn thông tin đầu vào, từ đó rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng thẩm định nói chung và cho vay KHCN nói riêng.

Thứ ba, xây dựng và triển khai chính sách KHCN vay vốn theo hướng vừa thu hút, mở rộng vừa sàng lọc khách hàng. Thực hiện phương châm hoạt động kinh doanh luôn hướng khách hàng, xác định khách hàng là “trung tâm” và mục tiêu từng bước trở thành “Ngân hàng bán lẻ” có uy tín cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nên trong suốt thời gian qua, nhất là giai đoạn 2017- 2019, LienVietPostBank đã triển khai đồng bộ khá nhiều cơ chế, chính sách và biện pháp như nghiên cứu đa dạng hóa và nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, thực hiện marketing... nên đã thu hút, mở rộng được khách hàng nói chung và KHCN nói riêng tham gia sử dụng các dịch vụ, từ gửi tiền, chuyển tiền, thanh toán đến vay vốn như đã trình bày trong Chương 2.

Vì vậy, thu hút và mở rộng cho vay KHCN trước hết cần tập trung vào đối tượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại LienVietPostBank nhưng chưa vay vốn bởi có lợi thế nhất định về thông tin và khi khách hàng sử dụng các dịch vụ có sự hài lòng thường mong muốn được đồng hành cùng LienVietPostBank trong vay vốn đáp ứng nhu cầu SXKD và cải thiện, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, mở rộng thu hút và quản lý đối tượng KHCN vay vốn cần triển khai có bài bản hơn, tập trung vào những nội dung cụ thể như sau:

công ty, doanh nghiệp trên cơ sở ký kết thỏa thuận hợp tác, từ đó xác thực đuợc các thông tin mà khách hàng cung cấp nhu: thông tin về thu nhập, về hoạt động kinh doanh. tránh tình trạng khách hàng khai khống về mức luơng đối với vay tiêu dùng hay về doanh thu đối với hộ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, khai thác đuợc một luợng lớn thông tin về cán bộ nhân viên đang làm việc trong các tổ chức đó thông qua thông tin từ phòng quản lý nhân sự, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm dịch vụ, từ đó hình ảnh và niềm tin của khách hàng đối với LienVietPostBank ngày càng cao;

- Thực hiện theo dõi và quản lý KHCN dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đánh giá cả về phuơng diện tài chính và phi tài chính;

- Chủ động thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cần quan tâm hơn một số nguồn nhu thông tin từ CIC, từ chính quyền địa phuơng, các đồng nghiệp, cơ quan quản lý của khách hàng,...

Mặt khác, thực tế nguyên nhân nợ quá hạn, nợ xấu tại LienVietPostbank của KHCN cho thấy, ngoài lý do không trả đuợc nợ theo hợp đồng đã ký kết do SXKD kém hiệu quả, nguồn thu nhập bị giảm sút, chi phí tiêu dùng phát sinh ngoài dự kiến còn có tình trạng một số khách hàng cố ý chây ỳ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, cần triển khai các biện pháp xử lý phù hợp khi phát sinh vấn đề về nợ xấu, nợ quá hạn nhu chủ động đề xuất phuơng án xử lý trên cơ sở hợp tác thỏa thuận giữa hai bên, bảo đảm quy định để thu hồi nợ và xử dụng các biện pháp kiên quyết, kể cả khởi kiện, từ đó thực hiện “sàng lọc” và tiến tới chấm dứt quan hệ vay vốn đối với những KHCN kém phẩm chất đạo đức, tu cách, thiếu tinh thần, trách nhiệm phối hợp với LienVietPostBank trong giải quyết nợ quá hạn và nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w