Với tư cách là người lập hồ sơ đề nghị vay vốn, KHCN có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm định cho vay của NHTM thể hiện trên 02 khía cạnh chủ yếu sau:
* Thông tin trong hồ sơ do KHCN lập và cung cấp trực tiếp qua gặp gỡ, trao đổi là yếu tố “đầu vào” và cơ sở để cán bộ NHTM thẩm định. Theo đó, chất lượng lập hồ sơ và chất lượng thông tin KHCN cung cấp trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện và kết quả thẩm định, cụ thể:
- Thông tin do KHCN cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trực tiếp gặp gỡ, trao đổi không đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí có sự giả mạo về tình hình SXKD như chi phí, doanh thu, chênh lệc thu- chi, năng lực tài chính, TSBĐ bảo đảm tiền vay, các nguồn thu nhập khác hình thành trong tương lai, tình hình việc làm, thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng... sẻ ảnh hưởng đến phân tích, đánh giá xác định nguồn trả nợ và mức thu nợ theo từng kỳ hạn là nguồn gốc sâu xa của rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu từ phía KHCN vốn vay;
- Thông tin về năng lực trình độ chuyên môn, uy tín trong quan hệ xã hội và kinh nghiệm kinh doanh trên “thương trường” và thông tin về đạo đức tư cách, văn hóa ứng ứng xử. thiếu đầy đủ, không trung thực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung và kết quả thẩm định;
- Kết quả thẩm định được đánh giá trong suốt thời gian cho vay đến khi KHCN hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho NHTM theo hợp đồng ký kết như trình bày tại mục 1.2.3. Do đó, trong thời gian sử dụng vốn vay, khi nảy sinh những “bất trắc” KHCN không phản hồi kịp thời những thông tin có liên quan và tích cực phối hợp với NHTM để giải quyết sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thẩm định và chất lượng cho vay.
Tóm lại, khi KHCN vay vốn có năng lực, trình độ, tư cách đạo đức tốt, trung thực và hợp tác với cán bộ/NHTM trong quá trình thẩm định sẽ ảnh hưởng lớn/tích cực đến hoạt động thẩm định cho vay của NHTM và ngược lại, nếu KHCN có trình độ, tư cách đạo đức hạn chế, cố tình cung cấp giấy tờ giả mạo, các thông tin sai lệch
là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, không bảo đảm chính xác dẫn đến rủi ro cho vay tăng cao.