Giải pháp về nghiệp vụ thẩm định

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 91)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

3.2.2. Giải pháp về nghiệp vụ thẩm định

Thẩm định cho vay KHCN là một nghiệp vụ quan trọng đóng vai trò “then chốt” trong quy trình cho vay và kết quả thẩm định là “sản phẩm” của cán bộ thẩm định. Theo đó, tăng cường thẩm định cho vay KHCN tại LienVietPostBank đến năm 2025 nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay, thực hiện cam kết bộ chỉ tiêu cam kết chất lượng dịch vụ (SLA) cần tập trung, hướng tới hoàn thiện quy trình, nội dung và vận dụng linh hoạt các phương pháp trong thẩm định, cụ thể như sau:

văn bản nêu trên, song do đặc thù của LienVietPostBank về mạng luới, cán bộ và KHCN vay vốn có số luợng cán bộ huu trí khá đông đảo nên cần quy định chi tiết hơn nữa các công việc cần thực hiện, quy định rõ hơn trách nhiệm của từng cán bộ khi tham gia vào quy trình nhu xây dựng quy trình đi thẩm định thực tế KHCN, đặc biệt là đối với khách hàng có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh bởi đặc thù của cá nhân kinh doanh là sổ sách ghi chép không rõ ràng, khó chứng minh đuợc quy mô và doanh thu thực tế. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu áp dụng quy trình thẩm định qua điện thoại nhằm rút ngắn thời gian thẩm định đối với những khoản vay có giá trị nhỏ và có lộ trình cải tiến mẫu biểu tờ trình thẩm định theo huớng tinh giản, ngắn gọn những vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết trong đánh giá.

Trong bối cảnh xu huớng cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gia tăng, việc nghiên cứu cải tiến, bổ sung cập nhật sản phẩm cho vay KHCN mới với tiện ích và điều kiện cấp tín dụng phù hợp với tình hình thực tế hơn là hết sức cần thiết. Vì vậy, các đơn vị chức năng của LienVietPostBank nhu phòng KHCN, Khối Sản phẩm cần rà soát lại danh mục sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm hoặc những điểm không còn phù hợp, nghiên cứu ban hành một số sản phẩm đục lỗ áp dụng đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, khách hàng có uy tín về lịch sử quan hệ tín dụng, năng lực tài chính có độ tin cậy cao nhằm giảm thiểu thời gian thẩm định, thu hút khách hàng. Đồng thời, xây dựng cẩm nang thẩm định trong đó chi tiết theo từng sản phẩm, nội dung thẩm định cần đảm bảo bao quát đầy đủ các tình huống thực tế phát sinh trong thực tế nhằm cung cấp kinh nghiệm xử lý cho cán bộ thẩm định khi gặp các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó là hệ thống biện pháp kiểm tra tính chân thực, hợp lí, hợp lệ của hồ sơ và các biện pháp nhận biết cụ thể nhằm hạn chế rủi ro phát sinh thuờng gặp trong cho vay KHCN.

Mặt khác, nhu phân tích và đánh giá trong Chuơng 2, thẩm định cho vay KHCN trong giai đoạn 2017- 2019 còn có những hạn chế, bất cập rải rác trong các khâu của quy trình thẩm định cần sớm đuợc khắc phục, cụ thể nhu sau:

hợp lệ của hồ sơ cần đuợc chú trọng hơn cả, đây là buớc tiền đề cho các buớc tiếp theo trong thẩm định, song tại buớc này, khâu thu thập hồ sơ của LienVietPostBank còn khá nhiều điểm hạn chế nhu số luợng hồ sơ cần bổ sung còn tuơng đối lớn, tỷ lệ hồ sơ cần bổ sung/tổng số hồ sơ xử lý năm 2018 là 25,75%, năm 2019 là 26,74% và điều này dẫn đến có 2,74% “rất không hài lòng” và 8,51% “không hài lòng” của KHCN về Quy định thủ tục giấy tờ khi vay vốn nhu kết quả điều tra khảo sát. Vì vậy, LienVietPostBank cần triển khai một số giải pháp thiết thực để khắc phục những hạn chế này nhu:

- Hạn chế, giảm thiểu danh mục hồ sơ bắt buộc đối với một số đối tuợng khách hàng, ví dụ nhu các đối tuợng là cán bộ công chức, viên chức, cán bộ huu trí có nguồn thu nhập rõ ràng và ổn định, nhân thân rõ ràng- đây là đối tuợng KH chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số KHCN của LienVietPostBank. Không yêu cầu KH phải cung cấp quá nhiều hồ sơ, gây phiền hà cho khách hàng. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số hồ sơ của lần cấp tín dụng lần truớc (đối với các KH cũ), tránh việc yêu cầu KH cung cấp lại các hồ sơ đã thu thập truớc đó mà không có thay đổi gì so với hiện tại;

- Thực hiện tuyên truyền, giới thiệu chi tiết sản phẩm đối với Khách hàng, những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại cho từng đối tuợng KH để họ có thể hợp tác và sẵn sàng cung cấp hồ sơ phục vụ cho hoạt động thẩm định;

Khi mà khâu thu thập hồ sơ chuẩn bị thẩm định đã đuợc cải tiến theo chiều huớng tối thiểu hóa số luợng hồ sơ cần cung cấp nhung vẫn đảm bảo thông tin đuợc cung cấp một cách đầy đủ, chính xác nhất thì buớc tiếp theo của hoạt động thẩm định cho vay KHCN cũng sẽ đuợc thực hiện chính xác và thời gian xử lý sẽ đuợc rút ngắn.

b. Khâu thực hiện thẩm định là khâu quan trọng, đóng vai trò quyết định đến việc có đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Thực tế trong giai đoạn 2017-2019 tại LienVietPostBank số luợng hồ sơ có dấu hiệu giả mạo chiếm 0,15% năm 2017 lên 0,18% năm 2019. Do đó, trong khâu thực hiện thẩm định cần đuợc

bị thẩm định, vì vậy các biện pháp cần được nghiên cứu, triển khai áp dụng như sau: - Xây dựng cẩm nang thẩm định KHCN, trong đó có hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hình KHCN, đặc điểm của từng lĩnh vực hoạt động SXKD mà đối tượng KHCN thường hướng đến. Tổng hợp, chia sẻ kinh nghiệm thẩm định, những rủi ro đã phát sinh trong quá khứ để có thể khắc phục/hạn chế trong tương lai.

- Xây dựng “Hướng dẫn thẩm định thực tế khách hàng” như cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn khách hàng, kỹ năng thu thập thông tin thực tế như phỏng vấn cán bộ tại địa phương, các hộ kinh doanh lân cận, có cùng hoạt động/hoạt động kinh doanh tương tự để lượng thông tin thu thập được là nhiều nhất và có ích cho quá trình lập báo cáo thẩm định;

- Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý địa phương, các cơ quan quản lý, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định trong quá trình thu thập hồ sơ và xác thực thông tin hồ sơ KH cung cấp;

- Có quy định cụ thể, gắn trách nhiệm cho từng cá nhân trong từng bước của quá trình thẩm định để từ đó hạn chế tâm lí e ngại và nể nang của cán bộ khi thực hiện thẩm định;

- Việc tính toán doanh thu, chi phí đối với KHCN vay với mục đích SXKD thường không xác định được một cách chính xác, mang tính ước lượng. Do đó để khắc phục tình trạng này, LienVietPostBank có thể nghiên cứu và đưa ra công thức tính toán khái quát hoặc một số tỷ lệ nhất định dựa trên kinh nghiệm thực tế, trên từng lĩnh vực kinh doanh và hoạt động của từng đối tượng khách hàng, đồng thời nghiên cứu ban hành một số mẫu biểu khảo sát, điều tra/phỏng vấn khách hàng, từ đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất về khách hàng.

Ngoài ra, trong khâu thực hiện thẩm định trong giai đoạn 2017-2019 số lượng hồ sơ thẩm định chậm thời gian đang có xu hướng giảm dần, chứng tỏ LienVietPostBank đã và đang có những cải tiến đúng đắn, mang lại hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo cần tiếp tục phát huy và kết hợp với triển khai vận dụng các đề xuất trên sẽ đem lại kết quả tích cực hơn, số lượng và tỷ lệ xử lý hồ sơ

LienVietPostBank.

c. Kết quả thẩm định cho vay KHCN không chỉ dừng ở việc ra quyết định cho vay mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn do nguyên nhân từ thẩm định như trình bày và khẳng định trong Chương 2. Vì vậy, một số biện pháp cần được nghiên cứu áp dụng như sau:

- Đối với các hồ sơ đồng ý cho vay cần theo dõi sát sao tình hình trả nợ của KHCN, hoạt động kiểm tra sau vay cần được thực hiện định kỳ và có chất lượng để từ đó phát hiện kịp thời những những diễn biến có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN để có những biện pháp cụ thể xử lý kịp thời;

- Đối với những hồ sơ từ chối cho vay cũng cần được lưu thông tin và theo dõi tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng đó đối với các tổ chức tín dụng hoặc NHTM khác để từ đó rút ra kinh nghiệm cho LienVietPostBank nếu khách hàng đó được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng hoặc NHTM khác nhưng không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w