2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan:
Như đã trình bày trên đây, khi tiếp nhận HS đề nghị vay vốn của KHCN, các NHTM nói chung và LienVietPostBank nói riêng tiến hành xử lý theo quy trình nhất định, trong đó có khâu/bước quan trọng, then chốt là “thẩm định”. Nói cụ thể hơn thẩm định là một nhiệm vụ được triển khai theo 03 bước gắn với những nội dung cụ thể trong mỗi bước. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định cho vay KHCN từ LienVietPostBank có rất nhiều nhân tố cụ thể, từ tổ chức quản trị điều hành đến đội ngũ cán bộ cho vay/thẩm định KHCN và cơ sở vật chất phục vụ cho thẩm định, cụ thể như sau:
* Tổ chức quản trị điều hành thẩm định cho vay KHCN. Ke từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay, LienVietPostBank luôn quan tâm và không ngừng hoàn thiện tổ chức quản trị điều hành mọi hoạt động kinh doanh, trong đó cho vay KHCN đã có quy định bằng văn bản về quy trình nghiệp vụ và phân cấp phán quyết tín dụng/cho vay theo từng sản phẩm và mức phán quyết các chi nhánh đuợc chia theo 03 nhóm, nhóm 1 mức phán quyết tối đa là 4 tỷ đồng, nhóm 2 mức phán quyết tối đa là 3 tỷ đồng và nhóm 3 mức phán quyết tối đa là 2 tỷ đồng.
Quy trình tín dụng/cho vay có sự tham gia phối hợp giữa các đơn vị nhu phòng khách hàng, phòng hỗ trợ hoạt động, phòng kế toán ngân quỹ, trung tâm giám sát kinh doanh và phòng giám sát kinh doanh và xử lý nợ. Mặc dù có quy định cụ thể nội dung các buớc gắn với từng đơn vị thực hiện, song trong thực tế triển khai không tránh khỏi sự “chồng chéo” nhất định, đôi khi có sự “đùn đẩy” công việc và tránh nhiệm lẫn nhau.
Bên cạnh đó, tại một số chi nhánh ban lãnh đạo thực hiện phân công nhiệm vụ, trong đó có cho vay/thẩm định KHCN chua thực sự bài bản, chua căn cứ vào năng lực, sở truờng của cán bộ, còn mang cảm tính, chủ quan dẫn đến cán bộ đuợc giao nhiệm vụ khó nắm bắt sâu sát đuợc địa bàn và KHCN nên những sai sót trong thẩm định là điều khó tránh khỏi và đôi khi còn ảnh huởng đến sự đoàn kết nội bộ.
Mặt khác, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công việc là nội dung quan trọng trong quản trị điều hành, bởi thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá của cán bộ lãnh đạo/quản lý vừa nâng cao hơn trách nhiệm của cán bộ thực thi nhiệm vụ, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ/công việc vừa sớm phát hiện để ngăn chặn kịp thời hoặc hạn chế “tổn thất” do những thiếu sót xảy ra. Tuy nhiên, tại một vài chi nhánh/đơn vị kinh doanh công tác kiểm tra, đánh giá còn chua thuờng xuyên, đôi khi mang tính hình thức, ít/không phát huy đuợc tác dụng.
* Đội ngũ cán bộ cho vay/thẩm định KHCN luôn đóng vai trò quan trọng trong cho vay/thẩm định KHCN nhu đã trình bày và khẳng định tại Chuơng 1, bởi mọi công việc, kết quả thẩm định và chất luợng công việc đều là kết quả/sản phẩm của cán bộ.
Trong giai đoạn 2017- 2019, công tác cán bộ tại LienVietPosstBank nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đã ngày càng được quan tâm. Theo đó, đội ngũ cán bộ cho vay/thẩm định KHCN đã được tăng cường về số lượng, việc thực hiện tuyển dụng đã ngày càng bài bản, khoa học hơn và bình quân mỗi năm tăng 221 cán bộ (+22,52%) nên áp lực công việc thẩm định trước khi cho vay đã giảm, cụ thể số lượng HS thẩm định bình quân/CBTĐ/năm đã giảm dần, từ 329,71 HS/CBTĐ năm 2017 xuống 295,67 HS/CBTĐ năm 2018 và còn 289,99 HS/CBTĐ năm 2019, bình quân/năm giảm 19,86 HS/CBTĐ (-6,12%).
Cùng với khâu tuyển dụng, LienVietPostBank đã thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, trong đó có những chuyên đề chuyên sâu về thẩm định tín dụng/cho vay nên năng lực, trình độ của cán bộ, trong đó có CBTĐ ngày một nâng cao. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ cho vay/thẩm định còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, chịu áp lực, tác động của nhiều yếu tố nên vẫn còn tình trạng cán bộ thẩm định không tuân thủ quy định, quy trình của thẩm định tín dụng, thậm chí cấu kết với khách hàng để làm giả hồ sơ vay vốn và chứng từ hóa đơn,... kê khai sai thông tin mục đích vay vốn của khách hàng, đi trái với đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng mối quan hệ và sự tin tưởng của Ban lãnh đạo trình HS có kết quả thiếu khách quan để cấp tín dụng cho KHCN, đồng thời không tránh khỏi những thiếu sót trong giao tiếp, trả lời thắc mắc, tư vấn KHCN với số lượng lớn là cán bộ hưu trí, có những đặc điểm riêng biệt nên kết quả khảo sát cho thấy còn có sự “không hài lòng” và “rất không hài lòng” trong phản hồi các nội dung câu hỏi về “trình độ, kiến thức trả lời thắc mắc và tư vấn cho khách hàng” (số liệu chi tiết trong Phụ lục 2).
* Cơ sở vật chất trang thiết bị và thông tin sử dụng trong thẩm định. Như đã trình bày trong Chương 1, cơ sở vật chất trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay/thẩm định KHCN nói riêng chủ yếu bao gồm điều kiện nơi làm việc về văn phòng và trang thiết bị phục vụ cho thu thập, xử lý thông tin. Cùng với sự phát triển hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank thường xuyên quan tâm đến tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị trong toàn hệ thống, tuy nhiên chủ yếu do mạng lưới
rộng, vốn đầu tư lớn nên đến nay hệ thống công nghệ trang thiết bị vẫn còn những bất cập, chưa thực sự hiện đại và xuống cấp, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh, trong đó có cho vay/thẩm định KHCN.
Thực chất/cốt lõi của thẩm định cho vay KHCN là phân tích, so sánh đánh giá thông tin HS đề nghị vay vốn của KHCN. Theo đó, thông tin sử dụng trong thẩm định có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần phong phú, đầy đủ và kịp thời nhưng hiện nay thông tin sử dụng trong thẩm định KHCN tại LienVietPostBank còn bất cập, một số cán bộ “ngại đi” đi thu thập thông tin thực tế trên địa bàn, khai thác thông tin dựa trên công nghệ và lưu trữ nội bộ bất cập do công nghệ trang thiết bị như trình bày trên là một nguyên nhân chính dẫn đến chậm thời gian và “không hài lòng”, “rất không hài lòng” của KHCN như phản hồi trong Phụ lục số 2.
b. Nguyên nhân khách quan:
* Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn
Như đã trình bày phân tích trên đây, KHCN vay vốn tại LienVietPostBank nhằm 02 mục định chính là SXKD và tiêu dùng cá nhân thể hiện qua HS đề nghị vay vốn. Vì vậy, nguyên nhân cụ thể từ KHCN ảnh hưởng đến kết quả thẩm định cho vay thể hiện cụ thể như sau:
- Nguồn trả nợ vay vốn có mục đích SXKD bị sai lệch so với khi thẩm định do một số nguyên nhân như sức ép cạnh tranh trong SXKD ngày càng cao, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, cung cấp hàng hóa phục vụ đời sống thiết yếu hàng ngày thường do kinh doanh cá nhân thực hiện nhưng năng lực, kinh nghiệm trong SXKD của KHCN hạn chế... nên nguồn trả nợ vay thực tế từ kết quả SXKD có chiều hướng giảm sút...
- Đối với KHCN vay tiêu dùng, nguồn trả nợ thực tế cũng biến động theo chiều hướng bất lợi so với khi thẩm định bởi những phát sinh “khó lường” như thu nhập không ổn định, công việc làm có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi, các tổ chức đơn vị nơi KHCN vay vốn có xu hướng tinh giảm bộ máy theo chủ trương chung, các doanh nghiệp nơi KHCN vay vốn làm việc SXKD gặp khó khăn, thu nhập giảm, thậm chí tạm thời phải nghỉ việc hoặc tìm nơi làm việc mới...
Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe, ốm đau của thân nhân và của KHCN vay vốn LienVietPostBank số đông là cán bộ hưu trí khó lường dẫn đến phát sinh các khoản chi tiêu bất thường, ngoài dự kiến lúc thẩm định tín dụng, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ theo thỏa thuận đã ký kết.
- Rủi ro đạo đức/rủi ro hoạt động/tác nghiệp đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng với các thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của NHTM ngày càng trở nên tinh vi hơn do KHCN hoặc có thể do KHCN cấu kết với cán bộ ngân hàng dẫn đến cố tình không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp các thông tin sai lệch như các thông tin về pháp lý, tài chính, tài sản bảo đảm cũng như mục đích vay vốn nhằm đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, hoặc khách hàng “vay hộ, vay ké”, làm giả các giấy tờ chứng minh mục đích sai với thực tế và dùng vốn vay ngân hàng vào mục đích khác, hay làm giả giấy tờ chứng minh thu nhập như kê khai tăng mức lương được nhận, làm giả hợp đồng lao động, hoặc sao kê tài khoản ngân hang...
* Nguyên nhân từ môi trường
- Môi trường kinh tế. Mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô trong những năm qua tại Việt Nam khá ổn định, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, song vẫn còn những biến động và tiềm ẩn khó lường, ảnh hưởng nhất định đến SXKD và đời sống nhân dân, sự biến động về giá cả một số mặt hàng và sự biến động của thị trường bất động sản tại một số địa phương trong những thời điểm nhất định. nên kết quả đánh giá phản hồi từ khảo sát điều tra còn 3,95% “không hài lòng” và 2,43% “rất không hài lòng”, từ đó đã tạo ra sự “lệch pha” về thông tin khi phân tích thẩm định và kết quả thực tế, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. Cụ thể, tại Chi nhánh có phát sinh một số khoản vay có TSBĐ là bất động sản nhưng bị quá hạn/nợ xấu nhưng không thu hồi được vốn từ thị trường bất động sản do ảnh hưởng từ sự biến động của bất động sản trong thời gian gần đây, hay trong lĩnh vực xây dựng có thời điểm biến động mạnh dẫn đến các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, các hộ kinh doanh kinh doanh vật liệu xây dựng không thu hồi được công nợ, các cá nhân công tác tại các công ty về xây dựng cũng thường xuyên bị chậm lương,.. .dẫn đến khách hàng bị chậm thanh toán nợ gốc và lãi với ngân hàng,...
- Môi trường pháp luật là hệ thống hành lang pháp lý cho mọi hoạt động nói chung và hoạt động NHTM nói riêng. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng NHTM đã ngày càng hoàn thiện hơn, song vẫn còn những bất cập khó tránh sẽ ảnh hưởng đến thông tin sử dụng trong lập HS và thẩm định cho vay KHCN và việc thực thi hệ thống văn bản pháp luật đôi khi còn chưa thực sự nghiêm minh nên ảnh hưởng nhất định đến mọi hoạt động, trong đó có thẩm định cho vay KHCN tại LienVietPostBank cũng như các NHTM khác.
- Môi trường văn hóa- xã hội bao gồm các yếu tố về thói quen tiêu dùng, an sinh xã hội, trình độ dân trí,... sẽ ảnh hưởng đến SXKD và đời sống, từ đó ảnh hưởng đến thông tin và kết quả thẩm định cho vay KHCN và như kết quả điều tra khảo sát còn 3,65% không hài lòng và 2,74% rất không hài lòng về môi trường văn hóa- xã hội trên địa bàn của KHCN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 bản luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu thông qua các nội dung cụ thể như sau:
- Luận văn đã giới khái quát về LienVietPostBank, từ quá trình hình thành, phát triển đến mô hình tổ chức, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh giai đoạn 2017- 2019;
- Trên cơ sở lý luận và tình hình số liệu thực tế, luận văn đã phân tích thực trạng thẩm định cho vay KHCN tại LienVietPostBank và điều tra khảo sát sự hài lòng của KHCN vay vốn, từ đó đánh giá thực trạng chỉ ra những kết quả và hạn chế trong từng khâu của quy trình thẩm định cho vay KHCN, đồng thời phân tích các nguyên nhân của hạn chế theo 03 nhóm, nguyên nhân từ NHTM, từ KHCN và từ môi trường.
Nội dung Chương 2 đã tạo tiền đề cho những đề xuất về giải pháp và kiến nghị trong Chương 3.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI LIENVIETPOSTBANK
3.1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI LIENVIETPOSTBANKĐẾNNĂM 2025