1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại
Thẩm định cho vay là nhiệm vụ quan trọng của NHTM vì vậy, nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định cho gồm nhiều nhân tố cụ thể, tập trung vào tổ chức quản trị điều hành thẩm định, đội ngũ cán bộ tham gia thẩm định và cơ sở vật chất sử dụng trong thẩm định cho vay KHCN.
a. Tổ chức quản trị điều hành công tác thẩm định cho vay. Tổ chức quản trị điều hành luôn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại NHTM và công tác tổ chức thẩm định cho vay không phải là ngoại lệ.
Tổ chức quản trị điều hành nói chung thể hiện trước hết về mô hình tổ chức cần tinh giản gọn nhẹ và các bộ phận có sự phân công phối hợp nhịp nhàng, kiểm soát/hỗ trợ lẫn nhau một cách rõ ràng nhằm tạo kết quả tốt cho từng bộ phận/cá nhân và kết quả chung của NHTM. Tiếp theo là xây dựng ban hành và triển khai các văn bản trên cơ sở pháp luật quy định và phù hợp với đơn vị/NHTM tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho mọi hoạt động.
Đối với thẩm định cho vay, tổ chức quản trị điều hành có ảnh hưởng thể hiện qua các nội dung sau:
- Mô hình cấp tín dụng có nên thành lập đơn vị/phòng thẩm định độc lập hay đặt nhiệm vụ thẩm định trong đơn vị/phòng tín dụng? Bởi mỗi mô hình đều có những ưu/nhược điểm riêng nên cần xác định cho phù hợp theo từng thời kỳ, quy mô và sản phẩm cho vay;
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định, phổ biến, hướng dẫn thống nhất thực hiện trong đội ngũ cán bộ thẩm định;
- Phân công hợp lý cán bộ, bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ nhằm hạn chế những khó khăn, vướng mắc cá nhân và tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong đơn vị;
- Tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết và sinh hoạt chuyên đề về thẩm định cho vay nhằm phát hiện kịp thời những sai sót và nguyên nhân, từ đó rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm minh trong trường hợp cần thiết, đảm bảo nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng và hiệu quả kinh doanh chung của NHTM.
b. Đội ngũ cán bộ tham gia thẩm định. Nhân tố cán bộ/con người luôn là linh hồn và đóng vai trò quyết định sự thành/bại trong các tổ chức và các hoạt động, trong đó có thẩm định.
Đội ngũ cán bộ thẩm định không đủ về số lượng sẽ tạo ra áp lực lớn về công việc, dễ dẫn đến sai sót, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, song quan trọng hơn là chất lượng cán bộ thẩm định, có thể khẳng định không có bước nào, nội dung nào trong quá trình thẩm định có kết quả tốt/chính xác mà không có sự tham gia của cán bộ thẩm định có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, cụ thể:
- Cán bộ thẩm định kém về đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái quy định không tuân thủ quy trình sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp kết quả thẩm định, thậm chí rủi ro đạo đức có thể xảy ra;
- Cán bộ thẩm định có phẩm chất năng lực, am hiểu sâu rộng về môi trường kinh tế- xã hội, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kinh nghiệm đánh giá tính khả thi của phương án, dự án và những hạn chế để tư vấn cho KHCN, xác định được tính chân thực của tình hình tài chính, biết phát hiện các hành vi như sửa chữa thông tin, giả mạo giấy tờ hồ sơ... sẽ có kết quả thẩm định chính xác, khách quan để quyết định có/không cho vay một cách chính xác
c. Cơ sở vật chất trang thiết bị sử dụng trong thẩm định. Cơ sở vật chất sử dụng thẩm định cho vay chủ yếu bao gồm điều kiện nơi làm việc về nhà cửa và trang thiết bị phục vụ cho thu thập, xử lý thông tin, cụ thể:
- Điều kiện nơi làm việc cần bảo đảm khang trang, sạch sẽ và rộng rãi (nếu được) tạo không gian tốt trong làm việc, bảo đảm yên tĩnh tập trung không bị tác động tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc;
- Trang thiết bị và công nghệ thông tin trong tác nghiệp của NHTM nói chung và thẩm định nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra cách mạng cuộc cách mạng 4.0. Sự thiếu hụt, lạc hậu về trang thiết bị và công nghệ trong quản trị rủi ro, chấm điểm và xếp hạng tín dụng, tra cứu thông tin khách hàng, ngành nghề lĩnh vực làm việc của KHCN sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả thẩm định và ngược lại, sẽ giúp công tác thẩm định cho vay diễn ra nhanh
chóng và dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức của các cán bộ, bảo đảm thẩm định có kết quả tốt.
1.3.2. Nhóm nhân tố từ khách hàng cá nhân
Với tư cách là người lập hồ sơ đề nghị vay vốn, KHCN có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm định cho vay của NHTM thể hiện trên 02 khía cạnh chủ yếu sau:
* Thông tin trong hồ sơ do KHCN lập và cung cấp trực tiếp qua gặp gỡ, trao đổi là yếu tố “đầu vào” và cơ sở để cán bộ NHTM thẩm định. Theo đó, chất lượng lập hồ sơ và chất lượng thông tin KHCN cung cấp trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện và kết quả thẩm định, cụ thể:
- Thông tin do KHCN cung cấp trong hồ sơ vay vốn và trực tiếp gặp gỡ, trao đổi không đầy đủ, thiếu chính xác, thậm chí có sự giả mạo về tình hình SXKD như chi phí, doanh thu, chênh lệc thu- chi, năng lực tài chính, TSBĐ bảo đảm tiền vay, các nguồn thu nhập khác hình thành trong tương lai, tình hình việc làm, thu nhập từ tiền lương, tiền thưởng... sẻ ảnh hưởng đến phân tích, đánh giá xác định nguồn trả nợ và mức thu nợ theo từng kỳ hạn là nguồn gốc sâu xa của rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu từ phía KHCN vốn vay;
- Thông tin về năng lực trình độ chuyên môn, uy tín trong quan hệ xã hội và kinh nghiệm kinh doanh trên “thương trường” và thông tin về đạo đức tư cách, văn hóa ứng ứng xử. thiếu đầy đủ, không trung thực sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung và kết quả thẩm định;
- Kết quả thẩm định được đánh giá trong suốt thời gian cho vay đến khi KHCN hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho NHTM theo hợp đồng ký kết như trình bày tại mục 1.2.3. Do đó, trong thời gian sử dụng vốn vay, khi nảy sinh những “bất trắc” KHCN không phản hồi kịp thời những thông tin có liên quan và tích cực phối hợp với NHTM để giải quyết sẽ ảnh hưởng bất lợi đến thẩm định và chất lượng cho vay.
Tóm lại, khi KHCN vay vốn có năng lực, trình độ, tư cách đạo đức tốt, trung thực và hợp tác với cán bộ/NHTM trong quá trình thẩm định sẽ ảnh hưởng lớn/tích cực đến hoạt động thẩm định cho vay của NHTM và ngược lại, nếu KHCN có trình độ, tư cách đạo đức hạn chế, cố tình cung cấp giấy tờ giả mạo, các thông tin sai lệch
là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, không bảo đảm chính xác dẫn đến rủi ro cho vay tăng cao.
1.3.3. Nhóm nhân tố về môi trường
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường văn hóa- xã hội. Sự thay đổi, biến động khó lường của môi trường sẽ ảnh hưởng mọi hoạt động SXKD và đời sống, ảnh hưởng đến thông tin trong thẩm định, nhất là những thông tin dự báo về giá cả, lãi suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, thu nhập từ lương của người lao động/KHCN vay vốn của NHTM, từ đó có ảnh hưởng thậm chí làm “đảo lộn” kết quả thẩm định, cụ thể như sau:
* Môi trường tự nhiên. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và nơi đó, KHCN có điều kiện thuận lợi hơn trong SXKD và đời sống, từ đó có điều kiện hơn để trả nợ NHTM theo thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định.
* Môi trường kinh tế là tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định SXKD như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân/người và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách Nhà nước... và nền kinh tế thường phát triển theo 4 chu kì, đó là: Thịnh vượng là giai đoạn trong đó nền kinh tế hoạt động gần đạt điểm tối ưu với sự sử dụng toàn bộ nhân công và cả quỹ tiêu dùng và mức tăng trưởng trong kinh doanh đều cao; Suy thoái là giai đoạn nhu cầu tiêu dùng và sản lượng kinh doanh giảm sút, tỉ lệ thất nghiệp tăng; Khủng hoảng là giai đoạn thấp nhất của chu kỳ kinh tế trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng cao nhất, nhu cầu tiêu dùng cá nhân thấp và sản lượng kinh doanh giảm mạnh mẽ; Phục hồi là giai đoạn đi lên của nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng và sản lượng kinh doanh tăng.
Trong giai đoạn thịnh vượng, các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động và đời sống nên tạo điều kiện thuận lợi cho kết quả thẩm định và trong các giai đoạn khác thường làm cho kết quả thẩm định có sự sai lệch, thiếu chính xác.
* Môi trường pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận là hành lang pháp lý cho hoạt động SXKD và đời sống xã hội. Hệ thống hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo thuận lợi cho mọi hoạt động và ngược lại, nếu hành lang pháp lý chưa hoàn thiện hoặc cách thức thực thi chưa nghiêm minh sẽ dẫn đến rủi ro cho nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động thẩm định cho vay của NHTM.
* Môi trường văn hóa- xã hội là các giá trị và chuẩn mực được công nhận trong một xã hội như hành vi ứng xử trong giao tiếp, hành vi tiêu dùng của khách hàng... Thẩm định cho vay của NHTM trên địa bàn có môi trường văn hóa- xã hội lành mạnh thường có kết quả chính xác, ít thay đổi hơn những nơi có môi trường văn hóa- xã hội kém, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán thói quen lạc hậu và những tệ nạn xã hội...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu, bắt đầu từ hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề có tính lý luận về cho vay KHCN tại NHTM như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các sản phẩm cho vay chủ yếu và quy trình cho vay KHCN.
Trọng tâm của Chương được trình bày và luận giải từ khái niệm, quy trình, nội dung và phương pháp đến tổng hợp các tiêu chí đánh giá thẩm định cho vay KHCN. Đồng thời phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thẩm định cho vay KHCN tại NHTM theo 03 nhóm, từ phía NHTM, từ phía KHCN và từ môi trường.
Qua các nội dung trên, Chương 1 đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và tạo luận cứ cho nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong Chương 2 và Chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỷ đồng và ngày 01/05/2008 khai trương Sở giao dịch đặt tại Hậu Giang.
Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Ngày 05/10/2017 Cổ phiếu của LienVietPostBank chính thức đăng ký lên sàn giao dịch Upcom với mã giao dịch LPB.
Hiện nay LienVietPostBank là NHTM cổ phần có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, hoạt động tại 63/63 tỉnh, thành phố với hơn 200 Chi nhánh và PGD Ngân hàng, 1.067 PGD Bưu điện và hơn 10.000 điểm giao dịch Bưu điện trên toàn quốc.
Trong quá trình hoạt động LienVietPostBank đã đạt được nhiều thành tựu như: Năm 2018 đoạt Giải thưởng Dự án Ngân hàng Di động Tốt Nhất tại Việt Nam năm 2018 do The Asian Banker trao tặng cho sản phẩm Ví Việt,, giải thưởng Ngân hàng trách nhiệm xã hội Tốt Nhất tại Việt Nam 2018 (Best CSR Bank 2018) do Tạp chí International Business Magazine trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có giải pháp thương mại điện tử tốt nhất Việt Nam 2018 - Best E-commerce Bank Vietnam 2018 do Global Banking and Finance Review trao tặng, giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt
nhất Việt Nam 2018 - Best Retail Bank Vietnam 2018, giải thưởng Ngân hàng có Sản phẩm/dịch vụ sáng tạo tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng, giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng, giải thưởng Công nghệ Số Việt Nam 2018 do Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng. Năm 2019 đoạt giải thưởng Ngân hàng Số Việt Nam Tiêu biểu năm 2019 do Công ty IDG Vietnam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng.
2.1.2. Mô hình tổ chức
LienVietPostBank được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất, quản lý bởi hội đồng quản trị (HĐQT) và điều hành bởi Tổng Giám đốc (TGĐ) theo mô hình sau.
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức LienVietPostBank
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % 1. Tổng số KH 304.075 337.075 373.020 33.00 0 510,8 35.945 6 10,6 - Doanh nghiệp 23.36 7 28.651 29.24 3 5.284 22,6 1 592 2,07 - Cá nhân 280.708 308.424 343.777 27.71 6 9,87 35.353 6 11,4
chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của Ngân hàng.
Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động của Ngân hàng, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Người đại diện pháp luật. HĐQT của LienVietPostBank hiện nay gồm có 8 thành viên.
Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát có 3 thành viên bao gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên. Đây là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, “giám