Nhóm nhân tố về môi trường

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường văn hóa- xã hội. Sự thay đổi, biến động khó lường của môi trường sẽ ảnh hưởng mọi hoạt động SXKD và đời sống, ảnh hưởng đến thông tin trong thẩm định, nhất là những thông tin dự báo về giá cả, lãi suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, thu nhập từ lương của người lao động/KHCN vay vốn của NHTM, từ đó có ảnh hưởng thậm chí làm “đảo lộn” kết quả thẩm định, cụ thể như sau:

* Môi trường tự nhiên. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và nơi đó, KHCN có điều kiện thuận lợi hơn trong SXKD và đời sống, từ đó có điều kiện hơn để trả nợ NHTM theo thỏa thuận trên cơ sở kết quả thẩm định.

* Môi trường kinh tế là tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định SXKD như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân/người và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách Nhà nước... và nền kinh tế thường phát triển theo 4 chu kì, đó là: Thịnh vượng là giai đoạn trong đó nền kinh tế hoạt động gần đạt điểm tối ưu với sự sử dụng toàn bộ nhân công và cả quỹ tiêu dùng và mức tăng trưởng trong kinh doanh đều cao; Suy thoái là giai đoạn nhu cầu tiêu dùng và sản lượng kinh doanh giảm sút, tỉ lệ thất nghiệp tăng; Khủng hoảng là giai đoạn thấp nhất của chu kỳ kinh tế trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng cao nhất, nhu cầu tiêu dùng cá nhân thấp và sản lượng kinh doanh giảm mạnh mẽ; Phục hồi là giai đoạn đi lên của nền kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng và sản lượng kinh doanh tăng.

Trong giai đoạn thịnh vượng, các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động và đời sống nên tạo điều kiện thuận lợi cho kết quả thẩm định và trong các giai đoạn khác thường làm cho kết quả thẩm định có sự sai lệch, thiếu chính xác.

* Môi trường pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận là hành lang pháp lý cho hoạt động SXKD và đời sống xã hội. Hệ thống hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo thuận lợi cho mọi hoạt động và ngược lại, nếu hành lang pháp lý chưa hoàn thiện hoặc cách thức thực thi chưa nghiêm minh sẽ dẫn đến rủi ro cho nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động thẩm định cho vay của NHTM.

* Môi trường văn hóa- xã hội là các giá trị và chuẩn mực được công nhận trong một xã hội như hành vi ứng xử trong giao tiếp, hành vi tiêu dùng của khách hàng... Thẩm định cho vay của NHTM trên địa bàn có môi trường văn hóa- xã hội lành mạnh thường có kết quả chính xác, ít thay đổi hơn những nơi có môi trường văn hóa- xã hội kém, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán thói quen lạc hậu và những tệ nạn xã hội...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu, bắt đầu từ hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề có tính lý luận về cho vay KHCN tại NHTM như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các sản phẩm cho vay chủ yếu và quy trình cho vay KHCN.

Trọng tâm của Chương được trình bày và luận giải từ khái niệm, quy trình, nội dung và phương pháp đến tổng hợp các tiêu chí đánh giá thẩm định cho vay KHCN. Đồng thời phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thẩm định cho vay KHCN tại NHTM theo 03 nhóm, từ phía NHTM, từ phía KHCN và từ môi trường.

Qua các nội dung trên, Chương 1 đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và tạo luận cứ cho nghiên cứu các nội dung tiếp theo trong Chương 2 và Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỷ đồng và ngày 01/05/2008 khai trương Sở giao dịch đặt tại Hậu Giang.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Ngày 05/10/2017 Cổ phiếu của LienVietPostBank chính thức đăng ký lên sàn giao dịch Upcom với mã giao dịch LPB.

Hiện nay LienVietPostBank là NHTM cổ phần có mạng lưới lớn nhất Việt Nam, hoạt động tại 63/63 tỉnh, thành phố với hơn 200 Chi nhánh và PGD Ngân hàng, 1.067 PGD Bưu điện và hơn 10.000 điểm giao dịch Bưu điện trên toàn quốc.

Trong quá trình hoạt động LienVietPostBank đã đạt được nhiều thành tựu như: Năm 2018 đoạt Giải thưởng Dự án Ngân hàng Di động Tốt Nhất tại Việt Nam năm 2018 do The Asian Banker trao tặng cho sản phẩm Ví Việt,, giải thưởng Ngân hàng trách nhiệm xã hội Tốt Nhất tại Việt Nam 2018 (Best CSR Bank 2018) do Tạp chí International Business Magazine trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có giải pháp thương mại điện tử tốt nhất Việt Nam 2018 - Best E-commerce Bank Vietnam 2018 do Global Banking and Finance Review trao tặng, giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt

nhất Việt Nam 2018 - Best Retail Bank Vietnam 2018, giải thưởng Ngân hàng có Sản phẩm/dịch vụ sáng tạo tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng, giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng, giải thưởng Công nghệ Số Việt Nam 2018 do Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam trao tặng. Năm 2019 đoạt giải thưởng Ngân hàng Số Việt Nam Tiêu biểu năm 2019 do Công ty IDG Vietnam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng.

2.1.2. Mô hình tổ chức

LienVietPostBank được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất, quản lý bởi hội đồng quản trị (HĐQT) và điều hành bởi Tổng Giám đốc (TGĐ) theo mô hình sau.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức LienVietPostBank

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % 1. Tổng số KH 304.075 337.075 373.020 33.00 0 510,8 35.945 6 10,6 - Doanh nghiệp 23.36 7 28.651 29.24 3 5.284 22,6 1 592 2,07 - Cá nhân 280.708 308.424 343.777 27.71 6 9,87 35.353 6 11,4

chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của Ngân hàng.

Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT là cơ quan quản trị cao nhất của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động của Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động của Ngân hàng, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Người đại diện pháp luật. HĐQT của LienVietPostBank hiện nay gồm có 8 thành viên.

Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát có 3 thành viên bao gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên. Đây là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, “giám sát tuân thủ các quy định của Pháp luật, Điều lệ Ngân hàng, quy định nội bộ, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, của HĐQT trong quản trị, điều hành, sự an toàn trong hoạt động, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, nhằm giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng.

Ban Tổng giám đốc (BTGĐ) do HĐQT bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng giám đốc, 14 Phó tổng giám đốc. BTGĐ có trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh

a. Tình hình thu hút khách hàng

Hoạt động kinh doanh của LienVietPostBank luôn thực hiện theo phương châm hướng tới khách hàng và khách hàng là trung tâm nên kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh đến nay, số lượng khách hàng của LienVietPostBank không ngừng gia tăng, nhất là trong giai đoạn 2017- 2019 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.1. Tình hình thu hút khách hàng tại LienVietPostBank

1 7 9 + Cá nhân vay SXKD 689.67 94.125 996.75 251.5 8 36,4 8 5.550 5,9 + Cá nhân vay tiêu dùng 196.290 209.503 2440.32 13.21

3 6,73 34.52 9 16,4 8 3. Tỷ lệ 2/1 93,69 96,26 97,83 2,57 - 1,57 -

1. Tổng VHĐ KH 157,0 170,0 165,0 13,0 8,28 -5,0 -2,94 2. Tổng VHĐ TH 128,2 8 124,95 136,85 -3,33 -2,6 11,9 9,52 - Từ cá nhân 59,53 76,03 86,18 16,5 27,72 10,15 13,3 5 - Từ tổ chức/DN 68,75 48,92 50,67 -19,83 -28,84 1,75 3,58 - VHĐ không kỳ hạn 36,41 23,02 19,91 -13,39 -36,78 -3,11 -13,51 - VHĐ có kỳ hạn 91,87 101,93 116,94 10,0 6 10,95 15,01 314,7 3. Tỷ lệ 2/1 (%) 81,71 735 82,94 -8,21 - 9,44 -

Nguôn: Tông hợp Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank

Qua bảng trên cho thấy diễn biến tình hình khách hàng tại LienVietPostBank như sau:

* Tổng số KH tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng 33.000 KH (+ 10,85%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 35.945 KH (+ 10,66%), trong đó:

- KHDN năm 2018 so với năm 2017 tăng 5.284 KH (+ 22,61%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 592 KH (+ 2,07%);

- KHCN năm 2018 so với năm 2017 tăng 27.716 KH (+ 9,87%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 35.353 KH (+ 11,46%);

* Tổng số KH vay vốn cũng tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng 39.592 KH (+ 13,9%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 40.439 KH (+ 12,4%), trong đó:

- KHDN vay vốn năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.221 KH (+ 6,22%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 360 KH (+ 1,73%);

- KHCN vay vốn năm 2018 so với năm 2017 tăng 38.371 KH (+ 14,47%), năm 2019 so với năm 2018 tăng 40.079 KH (+ 13,2%).

Diễn biến cụ thể hơn về KHCN vay vốn theo mục đích sử dụng như sau:

- KHCN vay với mục đích SXKD năm 2018 tăng 25.158 KH (+ 36,48%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 5.550 KH (+ 5,9%) so với năm 2018;

- KHCN vay với mục đích tiêu dùng năm 2018 tăng 13.213 KH (+ 6,73%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 34.529 KH (+ 16,48%) so với năm 2018.

Diễn biến tình hình vay vốn của KHCN tại LienVietPostBank cho thấy khối lượng thẩm định cho vay sẽ tăng lên và phức tạp hơn bởi sự gia tăng KHCN vay vốn với mục đích SXKD do việc thu thập thông tin và tình hình SXKD.

b. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của LienVietPostBank bởi đây là chức năng của NHTM, tạo cơ sở cho các hoạt động kinh doanh khác. Diễn biến tình hình và kết quả huy động vốn thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại LienVietPostBank

1. Tổng dư nợ cuối kỳ 101,62 119,19 140,52 17,57 17,29 3 17,9 - Dư nợ KHCN 38,0 5 49,16 55,7 11,11 29,2 6,54 13,3 - Dư nợ KHDN 63,5 7 70,03 84,82 6,46 10,16 14,7 9 21,12 - Dư nợ NH 26,5 9 36,08 41,15 9,49 35,69 5,07 14,05 - Dư nợ TDH 75,03 83,11 99,37 8,08 10,77 16,2 6 19,56 - Dư nợ có TSBĐ 37,97 49,08 55,6 11,11 29,26 6,52 13,28 - Dư nợ không TSBĐ 63,65 70,11 84,92 6,46 10,15 14,8 1 21,12 - Tỷ trọng dư nợ KHCN 37,44 41,25 39,64 3,8 - - 1,61 - - Tỷ trọng dư nợ KHDN 62,56 58,75 60,36 -3,8 - 1,61 - - Tỷ trọng dư nợ NH 26,17 30,27 29,28 4,1 - - 0,99 - - Tỷ trọng dư nợ TDH 73,83 69,73 70,72 4,1 - 0,99 - - Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ 37,36 41,18 39,57 3,81 - - 1,61 - - Tỷ trọng DN không TSBĐ 62,64 58,82 60,43 -3,18 - 1,61 2. Tổng dư nợ bình quân 88,74 107,12 123,54 18,38 20,71 16,4 2 15,33 3. Tỷ lệ 2/1 87,33 89,87 87,92 2,55 - - 1,96 -

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh LienVietPostBank

* Tổng VHĐ thực hiện qua các năm diễn biến không đều, cụ thể năm 2018 VHĐ giảm 3,33 ngàn tỷ đồng (-2,6%) so với năm 2017 nhưng năm 2019 đã tăng 11,9 ngàn tỷ đồng, cao hơn cả năm 2017 và tăng 11,9 ngàn tỷ đồng (+ 9,52%) so với năm 2018, trong đó:

* Theo đối tượng khách hàng, VHĐ từ KHCN năm 2018 tăng 16,5 ngàn tỷ đồng (+ 27,72%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 10,15 ngàn tỷ đồng (+ 13,35%) so với năm 2018. VHĐ từ KHDN năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017 là 19,83 ngàn tỷ đồng (- 28,84%) nhưng năm 2019 tăng 1,75 ngàn tỷ đồng (+3,58%) so với năm 2018.

* Theo kỳ hạn, VHĐ không kỳ hạn giảm dần qua các năm, năm 2018 giảm mạnh là 13,39 ngàn tỷ đồng (-36,78%) so với năm 2017, năm 2019 giảm 3,11 ngàn tỷ đồng (- 13,51%) so với năm 2018. VHĐ có kỳ hạn tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2018 tăng 10,06 ngàn tỷ đồng (+10,95%) so với năm 2017, năm 2019 tăng 15,01 ngàn tỷ đồng (+ 14,73%) so với năm 2018.

* Chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm đều không hoàn thành dù năm 2019 chỉ tiêu kế hoạch đã giảm 5 ngàn tỷ đồng (- 2,94%) so với năm 2018. Mức độ hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn năm 2018 là thấp nhất, đạt 73,5%, năm 2019 hoàn thành cao nhất đạt 82,94%.

c. Hoạt động cho vay

Bảng 2.3. Tình hình cho vay tại LienVietPostBank

Tổng dư nợ KHCN 38,0

5 49,16

55,7 11,11 29,2 6,54 13,3

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình tổng du nợ giai đoạn 2017- 2019 tại LienVietPostBank tăng liên tục, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng 17,57 ngàn tỷ đồng (+17,29%), năm 2019 tăng 21,33 ngàn tỷ đồng (+17,9%) so với năm 2018. Tình hình diễn biến cơ cấu du nợ nhu sau:

* Theo đối tuợng KH, du nợ KHCN năm 2017 là 38,05 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,44% tổng du nợ, năm 2018 tăng 11,11 ngàn tỷ đồng (+ 29,26%) so với năm 2017 và tỷ trọng chiếm 41,25% tổng du nợ; Năm 2019 tăng 6,54 ngàn tỷ đồng (+ 13,30%) so với năm 2018 và tỷ trọng chiếm 39,64% tổng du nợ.

Du nợ KHDN năm 2017 là 63,57 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,56% tổng du nợ, năm 2018 tăng 6,46 ngàn tỷ đồng (+ 10,16%) so với năm 2017 và tỷ trọng chiếm 58,75% tổng du nợ; Năm 2019 tăng 14,79 ngàn tỷ đồng (+ 21,12%) so với năm 2018 và tỷ trọng chiếm 60,36% tổng du nợ.

* Theo kỳ hạn, du nợ ngắn hạn năm 2017 là 26,59 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,17% tổng du nợ, năm 2018 tăng 9,49 ngàn tỷ đồng (+ 35,69%) so với năm 2017 và tỷ trọng chiếm 30,27% tổng du nợ; Năm 2019 tiếp tục tăng 5,07 ngàn tỷ đồng (+ 14,04%) so với năm 2018 và tỷ trọng chiếm 29,28% tổng du nợ.

Du nợ TDH năm 2017 là 75,03 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,83% tổng du

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w