Nhóm giải pháp quản trị tổ chức điều hành thẩm định cho vay khách hàng cá

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 87)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

3.2.1. Nhóm giải pháp quản trị tổ chức điều hành thẩm định cho vay khách hàng cá

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI LIENVIETPOSTBANK CÁ NHÂN TẠI LIENVIETPOSTBANK

3.2.1. Nhóm giải pháp quản trị tổ chức điều hành thẩm định cho vay kháchhàng cá nhân hàng cá nhân

Quản trị trong một tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các khâu, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển, là những cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp đuợc điều hành và kiểm soát nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trên cơ sở phối hợp hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó có NHTM. Cơ cấu quản trị xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các đơn vị/thành viên khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị tốt là nền tảng cho sự thành công trong mọi hoạt động và nguợc lại, quản trị lỏng lẻo, yếu kém, thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng.

Trong giai đoạn 2017- 2019, quản trị tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh, trong đó có thẩm định cho vay KHCN tại LienVietPostBank đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào thành công chung của toàn hệ thống. Bên cạnh

quản trị tổ chức điều hành thẩm định cho vay KHCN tại LienVietPostBank cần tập trung xử lý tốt hơn từ mô hình tổ chức đến xây dựng và triển khai các văn bản, quy định có liên quan và phân công cán bộ thẩm định để thẩm định cho vay KHCN thực sự trở thành khâu “then chốt”, đóng vai trò quyết định trong quy trình cho vay, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KHCN vừa hạn chế những rủi ro, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn và hiệu quả cho vay, cụ thể như sau:

Thứ nhất, do đặc điểm cho vay KHCN là giá trị các khoản vay nhỏ nên mô hình tổ chức tập trung chủ yếu vào chuyên viên khách hàng, từ khâu “tìm kiếm”, tiếp xúc khách hàng đến hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ... và có sự phối hợp của phòng hỗ trợ hoạt động. Mặt khác, áp lực công việc do khối lượng hồ sơ lớn, thời gian quy định xử lý hồ sơ nhanh, có sản phẩm cho vay xử lý trong 01 ngày làm việc và áp lực phát triển doanh số, hoàn thành chỉ tiêu KPIs nên khó tránh khỏi một vài ảnh hưởng, thiếu sót và tính độc lập trong thẩm định như thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tiếp khách hàng. Mặt khác, do đặc thù của LienVietPosBank có hệ thống mạng lưới trải rộng đến những địa bàn vùng sâu vùng xa, số lượng cán bộ của phòng Khách hàng không đủ, nhất là những thời điểm cuối quý, cuối năm nên đôi khi dẫn đến phân công nhiệm vụ không thực sự rõ ràng từng khâu và có sự chồng chéo, công việc của từng bộ phận là điều khó tránh. Bên cạnh đó, theo phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng, mức cho vay theo từng Chi nhánh có sự tham gia của Trung tâm Giám sát kinh doanh trong công tác thẩm định thực tế đối với các hồ sơ vượt thẩm quyền của đơn vị kinh doanh dẫn đến tâm lý đùn đẩy công việc và trách nhiệm thẩm định khách hàng cho cán bộ thuộc Trung tâm Giám sát kinh doanh.

Vì vậy, LienVietPostBank cần không ngừng hoàn thiện mô hình cấp tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng cho phù hợp hơn với thực tế trong từng thời kỳ theo hướng quy định rõ ràng và cụ thể hơn vài trò, cách thức phối hợp làm việc cũng như chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong từng phòng ban liên quan như phòng khách hàng, phòng hỗ trợ hoạt động, Trung tâm giám sát kinh doanh... Phát huy hơn nữa vai trò của Trung tâm giám sát kinh doanh đặt tại Chi nhánh, đây

quá trình cấp tín dụng đặc biệt là khâu thẩm định. Trung tâm Giám sát kinh doanh có trách nhiệm huớng dẫn, giải đáp khó khăn vuớng mắc cho cán bộ thẩm định tại Chi nhánh. Đối với các hồ sơ vuợt thẩm quyền của đơn vị kinh doanh, Trung tâm giám sát kinh doanh thực hiện vai trò tái thẩm định độc lập, bảo đảm thời gian và đua ra ý kiến đề xuất/phê duyệt dựa trên kết quả thẩm định thực tế và thông tin hồ sơ, tờ trình thẩm định và đề xuất của phòng khách hàng. Trên cơ sở đó, các buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, sinh hoạt nghiệp vụ để giải đáp các thắc mắc phát sinh trong công việc cần đuợc tổ chức thuờng xuyên trong nội bộ chi nhánh và tổng hợp những vuớng mắc đó gửi lên Hội sở để đuợc giải đáp một cách thỏa đáng. Các khối Hội sở nhu Khối Sản phẩm, Khối Thẩm định... sẽ tập hợp các vuớng mắc đó để bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản, quy trình cho phù hợp với thực tế, tạo sự thống nhất trong cách thức làm việc nói chung và thẩm định nói riêng.

Thực hiện bảo đảm tiền vay, trong đó có bảo đảm bằng tài sản là quy định không thể thiếu trong cấp tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Theo đó, tại LienVietPostBank cũng nhu các NHTM khác, thẩm định TSBĐ là một nội dung trong thẩm định truớc khi cho vay. Mặc dù hiện nay tại LienVietPostBank đã có phòng Thẩm định giá tại Trụ sở chính và Tổ thẩm định giá tài sản bảo đảm thuộc Trung tâm Giám sát kinh doanh thực hiện chuyên môn thẩm định giá nhung vẫn còn hạn chế, bất cập, một số điểm cần nghiên cứu cải thiện cho hợp lý hơn nhu đối với TSBĐ là máy móc thiết bị, phuơng tiện vận tải đầu tu mới 100%/ bất động sản thực hiện định giá theo khung giá Nhà nuớc thì cán bộ thực hiện thẩm định giá là cán bộ phòng khách hàng, trình độ nhân sự Tổ thẩm định giá tài sản bảo đảm thuộc Trung tâm Giám sát kinh doanh thuờng chua cao, chua yêu cầu phải có chứng chỉ thẩm định giá, thuờng đuợc tuyển dụng và tự đào tạo để thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ dẫn đến chất luợng công tác định giá của các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh và Trung tâm Giám sát kinh doanh thuờng chua cao, việc định giá đôi khi mang tính hình thức, bỏ qua những yếu tố nhu lợi

xác giá trị tài sản, những vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Vì vậy, thẩm định TSBĐ tại LienVietPostBank trong thời gian tới nên có sự nghiên cứu, điều chỉnh theo hướng “chuyên nghiệp” hơn như tập trung toàn bộ hồ sơ tín dụng phát sinh công tác thẩm định TSBĐ được thực hiện qua Phòng Thẩm định giá tại Trụ sở chính/Tổ thẩm định giá của Trung tâm Giám sát kinh doanh để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực nhân sự trong bộ phẩm thẩm định giá như tuyển chọn cán bộ thẩm định TSBĐ từ những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị định giá có uy tín, có chứng chỉ thẩm định giá để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định giá TSBĐ, vừa chính xác vừa nhanh chóng, kịp thời.

Thứ hai, không ngừng hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định cho vay KHCN, trong đó có thẩm định trước khi cho vay. Như đã trình bày trong một số nội dung trên, tín dụng/cho vay của NHTM, trong đó có LienVietPostBank là lĩnh vực phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khi xảy ra rủi ro có thể gây những hậu quả khó lường. Vì vậy, tín dụng/cho vay luôn chịu sự chi phối chặt chẽ của cơ quan quản lý, NHNN và các NHTM thông qua hệ thống văn bản pháp quy trong từng thời kỳ, tạo hành lang pháp lý để các bên có liên quan khi thiết lập quan hệ tín dụng, vay vốn thực hiện và cũng là cơ sở để xử lý các tranh chấp nảy sinh (nếu có).

Vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động, nhất là trong giai đoạn 2017- 2019, LienVietPostBank đã thường xuyên quan tâm nghiên cứu ban hành và hoàn thiện các văn bản liên quan đến tín dụng/cho vay, trong đó có thẩm định trên cơ sở quy định của NHNN và các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó đáng chú ý là 03 văn bản vừa được Tổng Giám đốc LienVietPostBank ban hành, bao gồm: Quy trình thẩm định TSBĐ theo Quyết định số 11270/2019/QT-LienVietPostBank ngày 24/9/2019; Quy trình nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh trong nước đối với KHCN theo Quyết định số 13239/2019/QT-LienVietPostBank ngày 14/11/2019; Phân cấp phán quyết đối với nghiệp vụ cấp tín dụng theo Quyết định 13897/QT-LienVietPostBank ngày 02/12/2019.

trình triển khai cho vay KHCN, trong đó có thẩm định truớc khi cho vay đuợc thực hiện bài bản, khoa học hơn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện tại một số chi nhánh, nhất là những chi nhánh hoạt động kinh doanh trên những địa bàn khó khăn, “vùng sâu, vùng xa” không tránh khỏi những lúng túng, vuớng mắc nhất định. Vì vậy, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị chức năng của Hội sở và các chi nhánh theo huớng nâng cao vai trò và tính chủ động của cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng/cho vay nhằm nghiên cứu, nắm bắt kịp thời những nội dung, điểm mới trong quy định của các văn bản trên để phổ biến, huớng dẫn cho các cán bộ tín dụng/cho vay khác tại đơn vị kết hợp với sự chỉ đạo, huớng dẫn xử lý kịp thời những vuớng mắc nảy sinh (nếu có) của các đơn vị chức năng tại Trụ sở chính.

Thứ ba, về phân cấp phán quyết tín dụng và phân công cán bộ thẩm định. Hoạt động kinh doanh, trong đó có tín dụng/cho vay tại LienVietPostBank diễn ra chủ yếu tại các chi nhánh có những đặc điểm riêng, theo đó có quy định phân cấp ủy quyền phán quyết/mức cho vay tối đa đối với từng chi nhánh trên cơ sở thực hiện phân “nhóm chi nhánh” hàng năm dựa trên căn cứ chủ yếu là kết quả kiểm tra theo “xác suất” một số hồ sơ cho vay của các chi nhánh, thuờng thực hiện vào thời điểm cuối năm và lãnh đạo chi nhánh đuợc chủ động ủy quyền phán quyết cho các phòng Giao dịch trực thuộc chi nhánh.

Thực hiện “xếp hạng” phân nhóm chi nhánh hàng năm có uu điểm nổi bật là bảo đảm tính cập nhật, tuy nhiên chua thực sự bảo đảm tính “toàn diện”, vì vậy LienVietPostBank nên nghiên cứu và có lộ trình triển khai thực hiện phân loại, xếp hạng chi nhánh dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả, chất luợng, hiệu quả kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh tín dụng/cho vay sẽ hợp lý hơn, tạo động lực cho các chi nhánh phấn đấu hoàn thành toàn diện hoạt động kinh doanh và các chi nhánh cũng nên có những tiêu chí cụ thể để ủy quyền phán quyết tín dụng cho các phòng Giao dịch trực thuộc sẽ hợp lý hơn và tạo động lực phấn đấu cho các phòng Giao dịch, góp phần vào thành tích chung của chi nhánh.

nghĩa cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định và chất lượng khoản vay, nhất là tại những chi nhánh hoạt động trên địa bàn “vùng sâu, vùng xa”, trình độ cán bộ nói chung, cán bộ tín dụng, thẩm định cho vay thường không đồng đều và có những hạn chế nhất định. Vì vậy, thực hiện phân công cán bộ thẩm định cho vay KHCN tại các chi nhánh cần được triển khai bài bản, phân tích kỹ lưỡng năng lực, sở trường của từng cán bộ dựa trên các cơ sở như quá trình đào tạo, kinh nghiệm công tác, sự am hiểu về địa bàn và đối tượng phân khúc khách hàng để vừa phát huy tối đa những mặt mạnh của từng cán bộ, vừa bảo đảm sự đoàn kết, tạo môi trường làm việc tốt trong đơn vị. Đồng thời, có kế hoạch “luân chuyển” hợp lý vừa phòng ngừa rủi ro đạo đức có thể xảy ra do có sự “thông đồng” với khách hàng vừa tạo điều kiện cho cán bộ có sự am hiểu toàn diện hơn về đặc điểm của từng địa bàn và từng đối tượng khách hàng, từ đó giúp cho công tác thẩm định KHCN ngày càng đạt kết quả tốt hơn, góp phần bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay.

Ngoài ra, quản trị tổ chức điều hành cho vay KHCN tại LienVietPostBank cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên cơ sở định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm sớm phát hiện những hạn chế, thiếu sót để uốn nắn, xử lý kịp thời tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng, khó lường, đồng thời có cơ sở để hoàn thiện mô hình và các quy định có liên quan, phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết của cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thiết thực.

Một phần của tài liệu 1351 thẩm định cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w