Ứng xử của các hộ chăn nuôi gà đồi trong đề phòng rủi ro dịch bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 77 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng ứng xử của các hộ chăn nuôi gà đồi với rủi ro dịch bện hở huyện

4.2.1. Ứng xử của các hộ chăn nuôi gà đồi trong đề phòng rủi ro dịch bệnh

4.2.1.1 Ứng xử trong chọn gà giống

Qua điều tra các hộ chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế, các hộ chăn nuôi chọn mua gà giống bởi 4 nguồn chính và đặc điểm của các nhóm cung cấp giống này có sự khác nhau khá rõ rệt.

Giống được cung cấp từ các trại giống, các trung tâm gà giống: Các hộ chăn nuôi có thể mua gà giống tại các trại gà giống Vạn Phúc, Dabaco, Thụy Phương, Lượng Huệ, Viện Chăn nuôi đóng tại địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh... Các trại giống, trung tâm giống được đầu tư cơ sở vật chất theo công nghệ hiện đại, lao động làm việc tại đây được đào tạo về chuyên môn bài bản. Gà bố mẹ được nuôi theo quy trình nghiêm ngặt, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo tiêu chuẩn gà bố mẹ nhất là những bệnh có thể truyền qua phôi và gây bệnh cho gà con, gà giống có lí lịch rõ ràng, kiểu gen di truyền thuần chủng, gà bố mẹ đã được tiêm phòng bệnh đầy đủ, Vì vậy chất lượng con giống thường tốt, độ đồng đều cao, có đề kháng với dịch bệnh tốt và được bảo đảm về chất lượng giống nhưng lại ở xa so với người chăn nuôi, phải vận chuyển gà giống bằng ô tô và chi phí thường cao hơn so với giống bên ngoài. Giá 1 con gà giống mua ở các cơ sở này năm 2017 dao động khoảng 18.000 đên 23.000 đồng. Nếu người chăn nuôi mua với số lượng ít và phải chịu chi phí vận chuyển về nhà thì chi phí dành cho mua giống là rất lớn và xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì đây không phải là một phương án tốt. Đây là lý do chính mà người chăn nuôi vừa và nhỏ rất ít khi tiếp cận với nguồn giống này.

Giống tại các lò ấp tư nhân: Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế có thể mua gà giống tại các lò ấp tư nhân trên địa bàn huyện hoặc các huyện lân cận như ở Phú Bình - Thái Nguyên, Tân Yên - Bắc Giang, Hiệp Hòa - Bắc Giang... luôn sẵn có và dễ dàng, có thể vận chuyển bằng xe máy rất tiện lợi. Các lò ấp tư nhân cũng được đầu tư cơ sở vật chất nhưng quy mô nhỏ, còn nhiều công đoạn làm thủ công, lao động chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm thực tế, đa số nguồn lao động là từ các thành viên trong gia đình.Nhiều lò ấp có sự đầu tư tốt vào các thiết bị máy ấp theo công nghệ hiện đại, tuyển chọn gà giống bố mẹ kỹ càng cũng cho ra thị trường con giống rất có uy tín như lò ấp Cầu Trí ở Tân Yên,

lò ấp Tám Hảo ở Hiệp Hòa... Tuy nhiên do quy mô nhỏ nên số lượng gà giống sản xuất ra không đủ để cung cấp cho thị trường. Đa số các lò ấp tư nhân sử dụng máy móc theo công nghệ cũ, việc tuyển chọn gà bố mẹ vẫn chú trọng về hình dáng bên ngoài, chưa có điều kiện chọn lọc về mặt di truyền nên gà giống chưa được đồng đều cao và kháng bệnh tốt. Một số lò ấp không nuôi đủ gà bố mẹ, đi thu mua trứng từ các hộ nuôi gà đẻ về ấp nên giống không có nguồn gốc rõ ràng và thường là giống có kiểu gen pha trộn. Ngoài việc không có nguồn gốc rõ ràng, nhằm giảm giá gà giống bán ra trên thị trường, giống của các lò ấp tư nhân thường không được tiêm phòng đầy đủ hoặc nếu có tiêm phòng thì do yêu cầu của người mua giống và người mua giống phải chịu thêm phần chi phí phát sinh đó. Giá gà giống mua tại các lò ấp tư nhân trung bình năm 2017 từ 9000 đến 15.000 đồng/con. Nhưng các lò ấp tư nhân lại thường gần nhà, giảm các chi phí đi lại và việc giao dịch khá thuận lợi. Đa số các hộ nuôi QMTB lựa chọn mua giống ở kênh này.

Giống mua tại chợ, các hộ chăn nuôi khác, đây là hình thức khá phổ biến và thuận lợi đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ cần đến phiên chợ là người chăn nuôi có thể đi bán hoặc mua vài chục con, thậm chí là vài con gà giống với giá cả được hình thành trực tiếp thông qua người bán và người mua theo từng phiên chợ. Loại hình cung cấp giống này là “mua đứt bán đoạn” người bán không cam kết về chất lượng con giống cho người mua. Vì vậy không thích hợp với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thậm chí là cả các hộ chăn nuôi quy mô trung bình vì rất khó để người chăn nuôi trong một phiên chợ có thể mua được số lượng gà giống với chủng loại, vóc dáng và kích cỡ tương đồng nhau. Đây cũng là loại hình khó có thể quản lý được xuất xứ, nguồn gốc của giống và là loại hình ẩn chứa khả năng lây lan bùng phát dịch bệnh rất lớn.

Giống tự để là hình thức chủ yếu diễn ra ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Trong quá trình nuôi, hộ tự chọn ra những con trống và con mái tốt nhất trong đàn dựa vào kiểu hình rồi để nhân giống. Về mặt di truyền, phương pháp nhân giống này có rất nhiều hạn chế như: Dễ gây suy thoái giống, con giống có chất lượng không ổn định, sức sống và khả năng kháng bệnh kém. Vì vậy nếu nuôi quy mô lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao. Tuy nhiên đố với các hộ nuôi quy mô nhỏ thì phương pháp này rất thuận tiện vì luôn chủ động được nguồn giống và tiết kiệm được chi phí phải đi mua giống. Kết quả điều tra tại 90 hộ chăn nuôi gà đồi, nguồn giống của các hộ được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Thực trạng lựa chọn gà giống tại các hộ điều tra ĐVT:% ĐVT:% Chỉ tiêu QML (n = 9) QM TB (n = 23) QMN (n = 58) - Tỷ lệ hộ mua giống tại trại giống, trung tâm giống 44,44 13,04 0,00 - Tỷ lệ hộ mua giống tại các lò ấp tư nhân 55,56 86,96 10,34 - Tỷ lệ hộ mua giống tại các chợ, các hộ nuôi khác 0,00 0,00 25,86 - Tỷ lệ hộ tự để giống 0,00 0,00 63,79 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Nhóm các hộ chăn nuôi quy mô lớn mua gà giống tại các trại giống, trung tâm giống có tỷ lệ là 44,44%, mua tại các lò ấp tư nhân là 55,56%. Không có hộ chăn nuôi quy mô lớn nào mua gà giông tại chợ, các hộ nuôi khác hay tự để giống. Nhóm các hộ này cho rằng con giống có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và sức đề kháng dịch bệnh nên quyết định chỉ mua giống ở trại giống, trung tâm giống và các lò ấp tư nhân có uy tín. Nguồn giống ở đây cơ bản đảm bảo sự đồng đều, cung cấp đủ về số lượng, con giống biết rõ nguồn gốc, gà bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định. Với nguồn giống tại các chợ, mua tại các hộ chăn nuôi khác hay tự để giống sẽ không đủ số lượng 1 lúc để mua, lại không biết rõ nguồn gốc và sự đồng đều nên không phải là kênh chọn lựa của các hộ chăn nuôi quy mô lớn.

Nhóm hộ chăn nuôi quy mô trung bình có 13,04% số hộ lựa chọn mua giống tại các trại giống, trung tâm giống. Đây là những hộ có điều kiện về kinh tế nên chấp nhận mua giống với giá cao hơn so với những nơi khác để có được con giống sạch về dịch bệnh; có 86,96 % số hộ chọn mua giống tại các lò ấp tư nhân. Với những hộ chăn nuôi quy mô trung bình lựa chọn mua giống tại các lò ấp là rất phổ biến. Trên địa bàn huyện Yên Thế và các vùng lân cận có nhiều các lò ấp tư nhân có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất con giống, việc mua giống tại đây rất thuận tiện và dễ dàng, chất lượng con giống do các lò ấp sản xuất cũng tương đối đảm bảo. Không có hộ chăn nào chọn mua giống tại chợ, các hộ chăn nuôi khác hay tự để giống vì ở các nguồn này cũng không đảm bảo về số lượng cho họ mua 1 lúc, họ cũng không yên tâm về chất lượng con giống tại các

nguồn này.

Nhóm các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại cơ bản chọn cách tự để giống chiếm 63,79%. Các hộ chăn nuôi gà đẻ, một phần trứng được bán ra thị trường, một phần trứng để ấp. Do quy mô chăn nuôi nhỏ, phục vụ nhu cầu gia đình và tăng gia sản xuất kiếm thêm 1 phần thu nhập nên cách tự để giống vừa tiết kiệm được 1 khoản chi phí lại rất chủ động về con giống. Họ lựa chọn những con gà bố mẹ khỏe mạnh rồi nhân đàn nên cho rằng nguồn giống của mình cũng biết rõ về nguồn gốc, đảm bảo về dịch bệnh. Ngoài việc tự để giống chăn nuôi, các hộ này còn bán giống cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, xung quanh bởi số lượng gà chăn nuôi ít, không tiện đến các trại giống, lò ấp. Vấn đề phòng chống dịch bệnh ít được các hộ quan tâm; Tỉ lệ số hộ mua giống tại chợ và các hộ là 25,86%. Giống mua ngoài chợ tuy không đồng đều và không thể mua nhiều 1 lúc được nhưng do thói quen mua các hàng hóa khác ngoài chợ nên tiện thể mua vài con hay vài chục con về nuôi. Gà giống mua tại chợ hay tại các hộ chăn nuôi khác thường không rõ về nguồn gốc, độ đồng đều thấp và độ an toàn dịch bệnh là không cao; Tỷ lệ số hộ mua giống tại lò ấp rất thấp, chỉ 10,34% trong khi không có hộ nào mua gà giống tại trại giông và trung tâm giống.

Như vậy nhóm các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ứng xử trong mua gà giống là chưa thật sự tốt như nhóm chăn nuôi quy mô lớn và quy mô trung bình. Nguồn gà giống họ mua chưa đảm bảo về an toàn dịch bệnh, có nguy cơ bị bệnh rồi lây lan bệnh ra các hộ chăn nuôi khác. Vì vậy trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần tuyên truyền để các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ dần từ bỏ thói quen mua gà giống ở chợ, thay vào đó nên liên kết nhiều hộ lại với nhau để đủ về số lượng có thể mua giống tại các lò ấp hay các trại giống để đảm bảo an toàn dịch bệnh dịch bệnh.

Hộp 4.1. Mua gà giống tại trại giống, trung tâm giống luôn đảm bảo về đảm bảo về an toàn dịch bệnh

Gia đình tôi nuôi trên 5000 gà/năm, đầu tư vào chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi rất tốn kém. Nếu dịch bệnh xảy ra có thể mất trắng, vì vậy tôi lựa chọn mua gà giống tại Trung tâm giống Thụy Phương ngoài Hà Nội. Chấp nhận giá cao hơn mua tại địa phương từ 5000 đến 7000đ/con nhưng gà giống được tuyển chọn kỹ càng, gà bố mẹ được tiêm đầy đủ vắc xin nên rất an toàn về dịch bệnh.

4.2.1.2. Ứng xử trong chuẩn bị chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi

a. Chuẩn bị chuồng trại

Chuồng nuôi ngoài dùng để nuôi gà thì chuồng nuôi cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Chăn nuôi gà ở Yên Thế tuy là thả đồi dưới tán cây nhưng với điều kiện thời tiết bốn mùa ở nước ta, vào thời điểm mưa rét mùa đông - xuân hay khi nắng nóng kéo dài của mùa hè thì việc nhốt gà trong chuồng có tác dụng hạn chế dịch bệnh rất nhiều. Tuy nhiên để nhốt gà trong những thời điểm đó mà gà không mổ cắn nhau, hay nhiễm bệnh đường tiêu hóa, hô hấp... thì chuồng gà cần đạt một số tiêu chuẩn nhất định.

Các hộ chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế đều xây dựng chuồng nuôi theo tiêu chuẩn chung như: cao ráo, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, có hố sát trùng…Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút CO2

và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Để phòng bệnh và ngăn chặn bệnh xảy ra thì các biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp như: vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi, thiết bị cho ăn uống....phải được áp dụng định kỳ ở những vùng chưa có dịch. Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay, để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gà các hộ chăn nuôi cần thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại.

Qua khảo sát 90 hộ chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tình hình xây dựng chuồng nuôi để phòng rủi ro dịch bệnh được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Xây dựng chuồng trại trong phòng dịch bệnh

ĐVT:% Chỉ tiêu QML (n = 9) QMTB (n = 23) QMN (n = 58)

- Tỷ lệ chuồng nuôi đủ tiêu chuẩn 100,00 60,87 3,45 - Tỷ lệ chuồng nuôi không đủ tiêu chuẩn 0,00 39,13 96,55 Trong đó:

- Tỷ lệ có ý định xây dựng lại chuồng nuôi

theo tiêu chuẩn 0,00 13,04 0,00

- Tỷ lệ không có dự định thay đổi chuồng nuôi 0,00 26,09 96,55 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Mùa hè ở thời tiết thường có những đợt nắng nóng kéo dài. Việc tạo bóng mát bằng cây xanh trong khu vực chăn nuôi là rất cần thiết. Nhìn chung, 100% các hộ chăn nuôi thực hiện trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi như nhãn, vải, bưởi để lấy bóng mát...vừa có tác dụng đảm bảo vệ sinh xung quanh chuồng nuôi vừa làm khu vực để thả đàn gà hàng ngày. Việc xây dựng chuồng nuôi đủ tiêu chuẩn để dễ dàng áp dụng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, thuận tiện cho việc cách ly để điều trị những cá thể gà ốm khi có dịch bệnh xảy ra và phân tách được các lứa tuổi vật nuôi theo từng dãy chuồng. Ứng xử trong xây dựng chuồng trại ở 3 nhóm hộ chăn nuôi có sự khác nhau:

- Ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn: 100% các hộ xây dựng chuồng trại đảm bảo theo tiêu chuẩn về diện tích, độ thông thoáng, có hố sát trùng và tường rào bao quanh. Tất cả chuồng nuôi của nhóm chăn nuôi quy mô lớn có thể nhốt gà cả ngày và đêm vào những ngày thời tiết bất lợi, những hôm thời tiết đẹp mới thả gà ra. Việc này rất có ý nghĩa trong phòng bệnh cho đàn gà. Nếu chuồng trại không đảm bảo đủ rộng thì việc nhốt gà ban ngày sẽ gây hiện tượng gà mổ căn nhau, thậm chí dẫm đạp nhau dẫn đến gà chết. Việc phải thả gà vào những ngày thời tiết bất lợi như mưa rét hay nắng nóng... thì nguy cơ gà mắc bệnh là rất cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chi phí về vật liệu và công xây dựng chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn để nuôi 1000 gà khoảng 30 - 50 triệu đồng, đây là số tiền không nhỏ với nhà nông. Vì vậy có thể thấy các hook chăn nuôi quy mô lớn đã có kế hoạch và sự chuẩn bị rất tốt để tiến hành chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô trung bình: Tỷ lệ số hộ xây dựng chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn là 60,87%. Đây là những hộ chăn nuôi xác định chăn nuôi là nguồn thu chính của mình nên có sự đầu tư chuồng trại đảm bảo, quy mô chăn nuôi đã có kế hoạch chứ không phải tự phát nhưng do diện tích đồi bãi không đủ rộng, chưa đủ lực về tài chính hoặc thiếu nhân công nên chưa dám mở rộng quy mô chăn nuôi; Tỷ lệ số hộ xây dựng chuồng trại chưa đảm bảo là 39,13%. Dù biết rằng chuồng trại rất quan trọng để phòng dịch bệnh nhưng do điều kiện tài chính chưa cho phép nên chấp nhận khắc phục để nuôi, khi điều kiện cho phép sẽ cải tạo lại chuồng trại cho đảm bảo (13,04% số hộ có ý xây lại chuồng trại); Còn 26,09% số hộ không có ý định xây dựng lại chuồng trại mới. Họ cho rằng tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi và vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 77 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)