Thông tin chung về các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế

4.1.3. Thông tin chung về các hộ điều tra

Để nghiên cứu điều tra Ứng xử của hộ chăn nuôi trong phòng chống rủi ro dịch bệnh trên gà đồi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đầu tiên chúng tôi điều tra các thông tin cơ bản của các hộ được chia theo quy mô chăn nuôi. Thông tin chung về các hộ điều tra được thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Thông tin chung về các hộ điều tra

ĐVT: % Chỉ tiêu QML (n = 9) QMTB (n = 23) QMN (n = 58) 1. Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Tiểu học 0,00 8,70 17,24

- THCS 44,44 65,22 63,79

- THPT- trên THPT 55,56 26,09 18,97

2. Tỷ lệ hộ phân theo mức thu nhập

- Hộ nghèo 0,00 0,00 13,79 - Hộ khá 44,44 69,57 65,52 - Hộ giàu 55,56 30,43 20,69 3. Giới tính của chủ hộ - Nam 77,78 73,91 70,69 - Nữ 22,22 26,09 29,31

4. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi

trung bình 14,56 9,17 7,80

5. tuổi BQ 51,89 45,30 44,98

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Từ kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung các hộ chăn nuôi có trình độ văn hóa từ THCS trở lên. Các nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ thì trình độ THCS của các chủ hộ lần lượt là 44,44%, 65,22% và 63,79%, nhóm hộ trình độ văn hóa THPT và trên THPT có tỷ lệ lần lượt là 55,56%; 26,09% và 18,97%. Qua điều tra, các chủ hộ tham gia trả lời phỏng vấn

chủ yếu là nam giới chiếm tỉ lệ ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ lần lượt là 77,78%, 73,91% và 70,69%. Chủ hộ có nhiều quyết định trong việc chăn nuôi của gia đình từ đầu tư trang thiết bị chăn nuôi và cho tới việc quyết định bán gà của các hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi và quyết định của hộ. Nếu hộ có trình độ học vấn cao thì thường có khả năng tiếp thu cũng như có những quyết định mang tính đúng đắn, kịp thời hơn, giảm thiểu thiệt hại hơn những hộ khác, nhất là trong lúc dịch bệnh xảy ra và ngược lại.

Việc phân loại hộ theo thu nhập nhằm đánh giá sự khác nhau giữa ứng xử của các nhóm hộ. Hộ giàu có ứng xử trong việc phòng chống dịch bệnh trên đàn gà khác hộ nghèo như thế nào, hộ khá thì ứng xử như thế nào? Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi. Để đánh giá hộ nghèo, hộ khá, hộ giàu chúng tôi dựa vào sự đánh giá chung của huyện Yên Thế. Đó là hộ nghèo có thu nhập ít hơn 500.000 đồng/khẩu/tháng, hộ khá có thu nhập từ 500.000 - 1.000.000 đồng/khẩu/tháng, hộ giàu có thu nhập trên 1.000.000 đồng/khẩu/tháng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thì ngoài mức đánh giá chung của huyện Yên Thế, chúng tôi còn dựa vào việc quan sát điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hộ như diện tích đất đai, thiết bị trong gia đình…Qua bảng 4.3 ta thấy, ở các nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn và quy mô trung bình không có hộ nghèo, tỷ lệ hộ khá hộ quy mô lớn và quy mô trung bình lần lượt là 44,44% và 69,57%. Tỷ lệ hộ giàu ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn là 55,56%, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô trung bình là 30,43%. Ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì tỷ lệ hộ nghèo là 13,79%, hộ khá là 65,52% và còn lại 20,69% hộ giàu.

Tuổi bình quân của các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn là 51,89 tuổi với kinh nghiệm chăn nuôi bình quân là 14,56 năm. Tuổi bình quân của nhóm hộ chăn nuôi quy mô trung bình là 45,30 với bình quân số năm kinh nghiệm chăn nuôi là 9,17 năm trong khi nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có tuổi đời trung bình là 44,98 tuổi với 7,8 năm kinh nghiệm chăn nuôi bình quân. Như vậy, tuổi bình quân và kinh nghiệm chăn nuôi có ảnh hưởng đến các quyết định của các hộ dân trong điều kiện chăn nuôi của gia đình và ở địa phương.

Tóm lại, qua phân tích tình hình chung của các hộ, chúng ta thấy độ tuổi bình quân của các chủ hộ là khá cao, trình độ học vấn chủ hộ còn thấp, chủ yếu là trình độ văn hóa THCS. Tất cả các vấn đề này đều ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn, ra quyết định và ứng xử của hộ.

4.2. THỰC TRẠNG ỨNG XỬ CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI VỚI RỦI RO DỊCH BỆNH Ở HUYỆN YÊN THẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)