Tổng quan chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 69 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế

4.1.1. Tổng quan chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế

Với quan điểm phát triển kinh tế là trọng tâm, căn cứ tiềm năng thế mạnh của địa phương, ngay từ đầu năm 2010, Huyện ủy Yên Thế đã xây dựng và ban hành chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa giai đoạn 2010 – 2020 trong đó xác định phát triển chăn nuôi gà đồi là một trong bốn con hàng hóa chỉ đạo; phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia cầm trên địa bàn huyện đạt 5 triệu con. Phần lớn các xã, thị trấn đặc biệt là các xã có diện tích vườn đồi rộng đều xác định chăn nuôi gà đồi, phát huy thế mạnh của địa phương cần tập trung phát triển quy mô lớn như ở các xã Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Tam Hiệp, Đồng Tâm,…

Với các biện pháp tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện cùng với các giải pháp kích cầu sản xuất và tiêu thụ hợp lý nên phong trào chăn nuôi gà đồi được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Có được kết quả này là do sự quan tâm, phối hợp, trợ của huyện trong việc phát triển đàn gà thịt và gà bố mẹ tại địa phương. Huyện đã tổ chức thực hiện đề án phát triển đàn gà bố mẹ giống địa phương năm 2010, phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững giai đoạn 2010 – 2020. Cơ chế hỗ trợ cụ thể của đề án nuôi gà bố mẹ là: Đối với các hộ trong danh sách hưởng lợi được hỗ trợ 60% tiền mua con giống, 100% tiền mua Vacxin Marek và công tiêm phòng. Các hộ không thuộc trực tiếp các đối tượng hưởng lợi đề án nếu có nhu cầu nuôi gà bố mẹ, hoặc các hộ có trong danh sách thực hiện đề án nếu muốn mở rộng quy mô chăn nuôi với số lượng lớn sẽ được cho vay với vốn ưu đãi tạo việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0,65%/ tháng để chăn nuôi. Đối với các hộ gia đình tổ chức lắp đặt máy ấp trứng nếu tham gia thêm dịch vụ ấp gà giống thuê cho mọi người có nhu cầu trong khu vực sẽ được xem xét hỗ trợ 20% giá máy lắp đặt từ nguồn quỹ khuyến công của huyện. Đối với các hộ chăn nuôi gà đồi thịt có nhu cầu vay vốn phát triển chăn nuôi gà đồi được xem xét cho vay vốn với mức lãi suất hỗ trợ chăn nuôi của Ngân hàng Nông nghiệp PTNT huyện.

Bảng 4.1. Tình hình phát triển đàn gà đồi và sản phẩm gà đồi qua 3 năm 2015 - 2017 của huyện Yên Thế

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

1. Số hộ chăn nuôi gà đồi Hộ 14.957 13.583 14.290 90,81 105,20 97,74 2. Tổng đàn gà đồi Ngàn con 4.487 4.075 4.287 90,82 105,20 97,75

- Gà thịt Ngàn con 4.446,3 4.009,2 4.221,7 90,17 105,30 97,44

- Gà đẻ trứng Ngàn con 40,7 65,7 65,3 161,43 99,39 126,67

3. Sản lượng

Sản lượng thịt gà đồi hơi Tấn 8.003 7.217 7.599 90,18 105,29 97,44 Sản lượng trứng gà đồi Ngàn quả 10.398 16.798 16.688 161,55 99,35 126,69 4. Bình quân gà đồi thịt/hộ Con 297,27 295,18 295,43 99,30 100,08 99,69

5. Bình quân gà đẻ/hộ Con 2,72 4,84 4,57 177,94 94,42 129,62

Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Yên Thế (2017)

Trong năm 2010, Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang đóng vai trò là cơ quan chủ trì dự án “ Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “ Gà đồi Yên Thế”. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.680,18 triệu đồng. Đối tượng được hưởng lợi từ dự án: Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Yên Thế, UBND các xã, các hộ nông dân chăn nuôi gà đồi Yên Thế, doanh nghiệp và người chế biến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian thực hiện 24 tháng ( từ 01/2010 đến 12/2011).

Qua bảng 4.1 có thể thấy số hộ chăn nuôi và tổng đàn gà đồi qua các năm có sự biến động đáng kể. Giá cả đầu ra của gà đồi trong năm 2015 bình quân đạt 58.000đ/1kg. Ở mức giá này nếu hộ nuôi 1000 gà đồi sau 4 tháng sẽ cho thu nhập khoảng 30 đến 40 triệu đồng. Trong khi đó tình hình dịch bệnh trong thời gian này được kiểm soát tốt, không có dịch cúm xảy ra. Vì vậy, số hộ chăn nuôi gà đồi và tổng số gà đồi trong năm 2015 là cao nhất so với các năm 2016 và 2017. Năm 2016, thời tiết bất lợi hơn, mùa đông năm 2016 rét hại và mưa kéo dài, giá gà đồi bình quân giảm xuống còn 48.000/kg. Chi phí tiền điện sưởi mùa đông cho gà úm, thuốc thú y chữa bệnh tăng cao. Ở mức giá này chỉ những hộ nuôi tốt, thất thoát đầu con ít thì sau 4 tháng nuôi 1000 gà mới có lãi khoảng 15 triệu đồng. Còn lại đa số các hộ nuôi gà trong năm 2016 chỉ lãi khoảng 5 triệu đồng/1000 gà sau 4 tháng. Cá biệt có những hộ sau 4 tháng nuôi 1000 gà lỗ đến 15 triệu đồng. Từ thực tế trên nên ta thấy số hộ chăn nuôi và tổng số gà đồi năm 2016 của huyện đều giảm khoảng 10% so với năm 2015. Đến năm 2017, giá gà đồi hơi tăng trở lại và ổn định ở mức 55.000/kg trong khi giá cám các công ty đồng loạt giảm từ 10.000đ đến 15.000/1 bao cám để hỗ trợ nông dân tái đàn, vì vậy số hộ chăn nuôi gà và tổng đàn gà đồi của huyện phát triển đạt gần 4,3 triệu con, tăng khoảng 5% so với năm 2016.

Phương thức nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện thì có khoảng 65% số hộ chăn nuôi gà đồi là chăn nuôi nhỏ lẻ. Những hộ này nuôi gà đồi với số lượng ít, chủ yếu là nuôi thả tự do, cho ăn thức ăn tận dụng và không bán sản phẩm thường xuyên. Đối với các hộ chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa thì số lượng gà đồi lớn gấp rất nhiều lần so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Trình độ chăn nuôi gà đồi hàng hóa ở nhiều hộ dân đã được nâng lên rõ rệt, nhiều mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn với quy mô lớn từ 4000 – 8000 con/lứa và nhiều lứa/năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện

rộng. Tính đến tháng 12 năm 2017, số hộ chăn nuôi gà thịt, số hộ chăn nuôi gà đồi thịt với quy mô 1000 – 4000 con/ lứa đã trở nên khá phổ biến ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Tính bình quân số gà thịt, qua 3 năm 2015 - 2017, bình quân một hộ nuôi 297,7con gà thịt. Số lượng gà đẻ cũng tăng đáng kể qua 3 năm đã góp phần giải quyết giống gà thịt trên địa bàn huyện.

4.1.2. Thực trạng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế

Theo báo cáo của phòng nông nghiệp và trạm thú y huyện Yên Thế trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gà đồi trong toàn huyện đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tình hình dịch bệnh gia cầm trong và ngoài tỉnh không ổn định, trong huyện đàn vật nuôi ngày càng phát triển về số lượng, hình thức chăn nuôi, việc lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ngày càng tăng, cho nên luôn có sự đe dọa tái phát của dịch bệnh, đặc biệt là các đại dịch bệnh gia cầm.

Dịch bệnh gia cầm bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 - 2004 và bùng phát trên diện rộng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả nước ta. Đại dịch này đã gây ra tổn thất cực kỳ lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm của hầu hết các nước và khiến cho nhiều người chăn nuôi gia cầm rơi vào tình trạng trắng tay và nghèo đói. Dịch bệnh gia cầm không chỉ gây bệnh cho gia cầm mà còn có nguy cơ gây bệnh cho người và có thể gây ra tử vong. Điều này dẫn đến tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và họ không dám sử dụng các thực phẩm từ gia cầm hơn trước.

Các bệnh thường gặp nhất là: Niucátxơn, Gumboro, Tụ huyết trùng… Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumboro 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn nuôi và cũng không khó điều trị nếu phát hiện kịp thời. Nhưng nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Gia cầm bị bệnh sẽ chậm lớn và có thể bị chết. điều khó khăn trong việc đối phó với loại rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay đổi nhỏ về thời tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho đàn gia cầm cũng dẫn đến gia cầm bị nhiễm bệnh.

Bảng 4.2. Thực trạng dịch bệnh trên đàn gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế từ qua các năm 2015 – 2017

Diễn giải ĐVT Các năm So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16

- Số gà chết do dịch Cúm gà Con 0 0 0 - -

- Số gà chết do bệnh thông thường Ngàn con 85 350 80 412 23

- Số gà bị cách ly theo dõi Ngàn con 150 654 140 433 21

- Số hộ có gà bệnh Hộ 425 1750 405 412 23

- Số thiệt hại Triệu đồng 5000 25.000 4000 500 16

Nguồn: Trạm Thú y huyện Yên Thế (2017)

Qua bảng 4.2 ta thấy, mặc dù số lượng gà nuôi trong toàn huyện rất lớn nhưng do có sự phối hợp của các ban ngành chuyên môn và sự thực hiện vệ sinh phòng dịch nghiêm túc của người chăn nuôi nên trong vòng 3 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch bệnh gia cầm bùng phát bất cứ lúc nào nên ngay từ đầu các năm trạm Thú y đã tham mưu, chỉ đạo các đơn vị thực hiện triệt để các biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, phát hiện sớm, xử lý kịp thời theo quy định, tiêm phòng vắc xin cúm tạo miễn dịch chủ động không cho dịch cúm phát sinh và bùng phát thành dịch lớn trên địa bàn huyện.

Theo số liệu thống kê của huyện, trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm 2016, số gà trên địa bàn huyện bị chết rét với số lượng khá lớn khoảng trên 350.000 con, thiệt hại ước tính trên 25 tỷ đồng. Giá rét kéo dài là tác nhân chính phát dịch bệnh qua đường hô hấp cùng với nhiều bệnh khác, đặc biệt đàn gà trong giai đoạn úm, nhiều hộ chăn nuôi gà đồi theo phong trào không chuẩn bị đủ điều kiện chăn nuôi về chuồng trại, bóng điện, thuốc phòng bệnh bảo vệ đàn gà nên dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và gây ra thiệt hại lớn (theo số liệu Báo cáo năm 2016 Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Yên Thế).

Một rủi ro dịch bệnh khác chính là rủi ro về các bệnh thông thường mang tính chất theo mùa đối với các loại gia cầm. Thời tiết nước ta có 4 mùa rõ rệt. Trong giai đoạn chuyển mùa luôn tiểm ẩn phát sinh dịch bệnh theo mùa. Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng như đại địch cúm gia cầm nhưng cũng có thể dẫn đến thua lỗ cho những người chăn nuôi. Về mùa nóng thường có các bệnh liên quan đến tiêu hoá của gia cầm như phân xanh, phân trắng và các bệnh như tụ huyết trùng.... Mùa lạnh là các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cúm, khẹc, hen... Các bệnh thường gặp nhất là: Niucátxơn, Gumboro, cầu trùng…

Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumboro 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Hầu hết các bệnh này quen thuộc với những người chăn nuôi và cũng không khó điều trị nếu phát hiện kịp thời. Nhưng nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ trở lên khó khăn và thiệt hại về kinh tế không nhỏ. Gia cầm bị bệnh sẽ chậm lớn và có thể bị chết. điều khó khăn trong việc đối phó với loại rủi ro này là nó diễn ra thường xuyên và liên tục, chỉ cần những thay đổi nhỏ về thời tiết, nguồn thức ăn hay vệ sinh cho đàn gia cầm cũng dẫn đến gia cầm bị nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)