Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồ
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ứng xử của hộ nông dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn
trong chăn nuôi gà đồi
2.1.2.1. Ứng xử trong đề phòng rủi ro dịch bệnh
a. Ứng xử trong chọn gà giống
Trong chăn nuôi gà đồi, giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm đầu ra. Gà giống đảm bảo thì quá trình nuôi sẽ đàn gà sẽ ít mắc bệnh. Gà giống nếu không được quản lý tốt thì rất dễ mang các mầm bệnh từ nơi khác về chuồng nuôi của mình. Đặc biệt là ở những lò ấp không đảm bảo, gà bố mẹ không được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh sẽ cho ra gà giống thương phẩm không đảm bảo chất lượng, có thể nhiễm một số bệnh từ gà bố mẹ truyền sang. Chính vì vậy, quản lý giống là một trong những biện pháp phòng bệnh cho đàn gà được đánh giá rất cao trong công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh trên gà (Nguyễn Thanh Sơn,1997).
Các hộ chăn nuôi chọn mua gà giống bởi 4 nguồn chính và đặc điểm của các nhóm cung cấp giống này có sự khác nhau khá rõ rệt:
- Giống được cung cấp từ các trại giống, các trung tâm giống:Gà giống có lí lịch rõ ràng, kiểu gen di truyền thuần chủng, gà bố mẹ đã được tiêm phòng bệnh đầy đủ, nhất là những bệnh có thể truyền qua phôi và gây bệnh cho gà con. Gà giống được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại. Nhân công lao động được đào tạo bài bản. Vì vậy chất lượng con giống rất tốt, độ đồng đều cao, có đề kháng với dịch bệnh tốt và được bảo đảm về chất lượng giống. Tuy nhiên các trại giống lại thường ở xa so với người chăn nuôi và giá thành thường cao hơn so với giống bên ngoài. Nếu người chăn nuôi mua với số lượng ít và phải chịu chi phí vận chuyển về nhà thì chi phí dành cho mua giống là rất lớn và xét về góc độ hiệu quả kinh tế thì đây không phải là một phương án tốt. Đây là lý do chính mà người chăn nuôi vừa và nhỏ rất ít khi tiếp cận với nguồn giống này
(Nguyễn Trọng Quang, 2013).
- Giống tại các lò ấp tư nhân: Tùy vào điều kiện từng lò mà gà giống được sản xuất theo quy trình hiện đại hoặc thủ công. Nhân công tham gia sản xuất chủ yếu là các thành viên trong gia đình, công tác lựa chọn giống chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, chọn gà bố mẹ dựa vào kiểu hình là chính nên kiểu gen vẫn còn bị pha trộn, chất lượng con giống có độ đồng đều và sức chống chịu dịch bệnh tương đối đảm bảo nhưng vẫn còn kém hơn so với giống được sản xuất tại trại giống. Nắm được nhu cầu mua giống chất lượng của các hộ chăn nuôi, nhiều lò ấp gần đây đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng những kỹ thuật mới vào công tác lựa chọn giống gà bố mẹ, tuyển chọn gà con trước khi ra lò nên chất lượng con giống ngày càng được nâng cao và được hộ chăn nuôi tín nhiệm. Các lò ấp tư nhân lại nằm ở trên địa bàn hoặc các khu lân cận nên giảm được chi phí vận chuyển, công suất lớn nên có thể phục vụ được cả các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Vì vậy đây vẫn là kênh cung cấp gà giống phổ biến cho các hộ chăn nuôi.
- Giống mua tại chợ, các hộ chăn nuôi khác: Đây là hình thức khá phổ biến và thuận lợi đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ cần đến phiên chợ là người chăn nuôi có thể đi bán hoặc mua vài chục con, thậm chí là vài con gà giống với giá cả được hình thành trực tiếp thông qua người bán và người mua theo từng phiên chợ. Loại hình cung cấp giống này là “mua đứt bán đoạn” người bán không cam kết về chất lượng con giống cho người mua. Vì vậy không thích hợp với các hộ chăn nuôi quy mô lớn thậm chí là cả các hộ chăn nuôi quy mô trung bình vì rất khó để người chăn nuôi trong một phiên chợ có thể mua được số lượng gà giống với chủng loại, vóc dáng và kích cỡ tương đồng nhau. Đây cũng là loại hình khó có thể quản lý được xuất xứ, nguồn gốc của giống, ẩn chứa khả năng lây lan bùng phát dịch bệnh rất lớn.
- Giống tự để: Là hình thức chủ yếu diễn ra ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong quá trình nuôi, hộ tự chọn ra những con trống và con mái tốt nhất trong đàn dựa vào kiểu hình rồi để nhân giống. Về mặt di truyền, phương pháp nhân giống này có rất nhiều hạn chế như: Dễ gây suy thoái giống, con giống có chất lượng không ổn định, sức sống và khả năng kháng bệnh kém. Vì vậy nếu nuôi quy mô lớn sẽ dẫn đến rủi ro cao. Tuy nhiên đố với các hộ nuôi quy mô nhỏ thì phương pháp này rất thuận tiện vì luôn chủ động được nguồn giống và tiết kiệm được chi phí phải đi mua giống (Nguyễn Trọng Quang, 2013).
b. Ứng xử trong chuẩn bị chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi
Chuồng trại là nơi bảo vệ vật nuôi trước tác động bất lợi từ thay đổi của thời tiết tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi, giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh và thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học, nâng cao năng suất chăn nuôi, giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường (Lê Văn Năm, 2004). Như vậy, nếu chuồng trại được xây dựng và bố trí hợp lý về diện tích, đảm bảo mật độ nuôi, độ thông thoáng, định kỳ tiêu độc khử trùng sẽ có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài, không cho mầm bệnh xâm nhiễm vào đàn gà.
Chuồng trại để phòng tốt dịch bệnh cần phải đạt các tiêu chuẩn như: Diện tích phải rộng rãi, thoáng mát về mà hè, ấm áp về mùa đông, có tường rào bao quanh chống côn trùng, có hố sát trùng ở của ra vào, mái chuồng cần có trần chống nóng, nền chuồng có sử dụng đệm lót sinh học khử mùi hôi chuồng trại, xung quanh khu vực chăn thả có nhiều cây xanh để lấy bóng mát.
Chăn nuôi gà có những kiểu chuồng trại như sau:
- Kiểu chuồng nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (chuồng hở): Phù hợp với nơi quỹ đất rộng, địa hình chăn nuôi đa dạng. Thường được dùng cho các hộ chăn nuôi quy mô trung bình và nhỏ. Ưu điểm của loại chuồng này là không đòi hỏi đầu tư nhiều trang thiết bị, mặt bằng. Có thể tốn ít chi phí xây dựng so với chuồng kín. Tận dụng được nhiều yếu tố tự nhiên như ánh sáng, không khí, diện tích rộng lớn nên gà thường có lông mã đẹp hơn. Nhược điểm của loại chuồng này là khó khăn trong kiểm soát nguồn dịch bệnh.
- Kiểu chuồng nuôi nhốt hoàn toàn (chuồng kín): Phù hợp tại những vùng nuôi quy mô lớn. Ưu điểm của chuồng nuôi nhốt hoàn toàn là Thuận lợi trong quản lý về dịch bệnh, môi trường, kiểm soát và điều chỉnh được những yếu tố như: Hệ thống gió, nhiệt độ, độ ẩm, giảm thiểu được những rủi ro cho gà gây ra bởi biến đổi khí hậu và thời tiết. Nhược điểm của loại chuồng này đó là đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị tốn kém, gà nuôi nhốt toàn bộ thì hay mổ và ăn lông nhau nên màu mã sẽ không đẹp bằng nuôi ở chuồng nuôi nhốt kết hợp chăn thả.
Về góc độ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đa số các hộ nông dân đều mong muốn xây dựng chuồng trại nuôi nhốt hoàn toàn, nhất là các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Nhưng chi phí xây dựng tốn kém nên đa số vẫn sử dụng chuồng nuôi nhốt kết hợp với chăn thả ngoài đồi bãi. Việc này sẽ khó khăn trong việc kiểm
soát nguồn bệnh. Vì vậy, cần phải có lưới rào quanh khu vực chăn thả để quản lý tốt hơn về đầu con cũng như dịch bệnh.
c. Ứng xử trong vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi
Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi có tác dụng tiêu diệt, hạn chế các loại mầm bệnh trong chuồng nuôi hay ở trong dụng cụ như máng ăn, máng uống... có cơ hội tiếp xúc với vật nuôi để gây bệnh (Nguyễn Văn Dụng, 2016). Vì vậy để phòng bệnh trên đàn vật nuôi, chuồng trại cũng như dụng cụ chăn nuôi cần được vệ sinh khử trùng thường xuyên. Tùy vào kiểu chuồng nuôi, quy mô chăn nuôi, thời tiết khí hậu mà tần suất vệ sinh khử trùng của các hộ nông dân có thể thực hiện hàng ngày, định kỳ hay không thường xuyên.
- Nhóm vệ sinh hàng ngày: Các dụng cụ máng ăn, máng uống qua một ngày sử dụng thường bị lẫn cát, bụi, phân ...từ bên ngoài, vì vậy cần phải vệ sinh hằng ngày để chúng không lẫn với thức ăn, nước uống vào cơ thể vật nuôi gây bệnh trên đường tiêu hóa.
- Nhóm vệ sinh định kỳ: Ở nhóm này các hộ thường tiến hành vệ sinh theo một chu kỳ nhất định. Ở nhóm hộ này thường là các hộ có mật độ đàn luôn thấp hay các hộ có quy mô chuồng nuôi lớn. Vì vậy chuồng nuôi có không gian rộng nên ít bị ô nhiễm hơn so với các hộ chăn nuôi có chuồng trại nhỏ hẹp. Vì vậy các hộ này cho rằng việc vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày là không thật sự cần thiết và tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức.
- Nhóm vệ sinh không thường xuyên: ở nhóm này thường là các hộ có quy mô chuồng nuôi nhỏ, mật độ chuồng nuôi khá cao, tiến hành vệ sinh khó khăn và thường gây xáo trộn lớn trong đàn gà. Vì vậy khi nào chuồng trại và dụng cụ quá bẩn thì họ mới làm vệ sinh.
d. Ứng xử trong sử dụng thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi có vai trò giúp vật nuôi duy trì, sinh trưởng và sản xuất. Thức ăn sẽ cung cấp năng lượng để vật nuôi có thể hoạt động sinh lý bình thường như đi lại, bay nhảy, hô hấp và ứng phó với điều kiện môi trường sống thay đổi. Nếu cung cấp thiếu thức ăn sẽ làm giảm sự sinh trưởng, phát triển dẫn đến cơ thể gầy yếu, không còn khả năng chống bệnh, mà sẽ chết (Nguyễn Duy Hoan và cs., 1999).
Tùy vào quy mô chăn nuôi, điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi mà họ có thể mua tại các cơ sở:
- Mua thẳng của các công ty cám: Thường là các hộ chăn nuôi quy mô lớn, có điều kiện về kinh tế, phải mua với số lượng nhiều mới lấy thẳng được từ các công ty cám và được ưu đãi về giá. Nguồn thức ăn này được công ty đảm bảo, cam kết về chất lượng nên các hộ rất yên tâm sử dụng. Nguồn thức ăn nay ổn định về chất lượng nên vật nuôi ít bị các bệnh trên đường tiêu hóa
- Mua ở các đại lý gần nhà: Thường là các hộ chăn nuôi với quy mô trung bình không có điều kiện để mua thẳng cám từ công ty sản xuất vì số lượng họ lấy 1 lần không nhiều. Họ phải lấy qua hệ thông đại lý phân phối với giá cao hơn so với các hộ lấy thẳng công ty cám. Về chất lượng thức ăn thì nhóm này cũng đảm bảo tốt.
- Mua ngô về tự phối trộn: Một số hộ không có điều kiện mua cám hỗn hợp về chăn, để giảm giá thành sản xuất, họ mua ngô về cùng với cám đậm đặc rồi phối trộn làm thức ăn hàng ngày. Nguồn thức thức ăn này nếu mua phải ngô bị nhiễm mốc thì vật nuôi sẽ bị nhiễm độc đường tiêu hóa, chậm lớn và nhiễm bệnh. Việc phối trộn thường áp dụng cho các hộ nuôi quy mô nhỏ vì mất nhiều công sức, chăn nuôi quy mô lớn và trung bình khó thực hiện.
- Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn: Đây là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chăn nuôi khép kín. Các phụ phẩm nông nghiệp thường số lượng ít, chất lượng không đồng đều nên đàn vật nuôi thường gầy yếu, hay nhiễm bệnh.
Cùng với thức ăn chăn nuôi, nhằm mục đích tăng sức đề kháng chống chọi với dịch bệnh, các hộ nông dân còn bổ sung một số loại vào thức ăn như:
- Bổ sung Bcomlex và men tiêu hóa sống vào thức ăn: Việc này giúp vật nuôi khỏe mạnh, tiêu hóa hết thức ăn vừa tránh lãng phí thức ăn vừa nâng cao khả năng phòng bệnh. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô lớn và trung bình đều áp dụng vì Bcomlex và men tiêu hóa rất có sẵn ở các quầy thuốc thú y, việc sử dụng rất dễ dàng.
- Bổ sung kháng sinh định kỳ vào thức ăn nhằm phòng bệnh, nhất là lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi vật nuôi dễ mắc các bệnh như tụ huyết trùng, Ecoli, hen khẹc...
- Cho vật nuôi uống nước pha tỏi: Trong thành phần của tỏi sống có chứa kháng sinh thảo dược có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh trên đường hô hấp, tiêu hóa. Việc cho uống nước tỏi được chuyên gia khuyến cáo và được các hộ dân hưởng ứng, cho kết quả tốt trong phòng bệnh. Tuy nhiên các hộ chăn nuôi
quy mô lớn khó áp dụng vì tốn nhiều công, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có thể làm được vì giá thành của tỏi cũng rẻ tiền và sẵn có.
e. Ứng xử trong tiêm phòng vacxin cho đàn gà
Vắc xin được coi là thành tựu vĩ đại nhất của y học và thú y học hiện đại. Công tác tiêm chủng đã và đang được thực hiện ở tất cả các quốc gia và thực sự trở thành lá chắn vững chắc để phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm ở người và động vật (Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương, 2007).
Vacxin là loại chế phẩm được chế ra từ vi khuẩn hay vi rút đã bị giết chết hay đã làm cho giảm độc. Khi tiêm vacxin vào cơ thể gia cầm, chúng không gây bệnh, mà làm cho con vật có khả năng sản sinh ra kháng thể đặc hiệu có tác dụng chống lại vi khuẩn và vi rút tương ứng, có độc lực khi chúng xâm nhập vào cơ thể, giúp cho gia cầm không bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
Yêu cầu khi sử dụng vacxin là:
- Đúng: Đúng bệnh, đúng độ tuổi, đúng cách; - Đủ: Đủ liều, đủ liệu trình, đủ thông số kỹ thuật.
Trong chăn nuôi gà đã sử việc ứng dụng rộng rãi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh bệnh cúm gà, bệnh Marek, và các bệnh thông thường theo mùa như tụ huyết trùng, đậu, Newcatle,Gumboro... giúp các hộ chủ động đối phó với dịch bệnh một cách có hiệu quả.
2.1.2.2 Ứng xử của hộ nông dân khi dịch bệnh xảy ra
a. Thông báo tình hình dịch bệnh tới cơ quan quản lý
Khi dịch bệnh xảy ra, trước hết là chủ vật nuôi, tổ chức chăn nuôi đều có nhiệm vụ và có quyền khai báo dịch bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất với nhân viên thú y, cơ quan thú y, hoặc cơ quan chính quyền nơi gần nhất. Nhân viên thú y và cơ quan thú y khi được thông báo về tình hình dịch bệnh thì phải nhanh chóng chẩn đoán xác định bệnh, nếu xác định bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch thì phải hướng dẫn chủ vật nuôi thực hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh như không bán, không giết mổ và không vứt xác động vật ra môi trường mà phải cách ly động vật mắc bệnh, hạn chế lưu thông (Phạm Hồng Sơn, 2005).
Việc các hộ chăn nuôi thông báo tình hình dịch bệnh tới cơ quan chức năng là rất cần thiết để cơ quan chức năng cử cán bộ có năng lực chuyên môn
cũng như kinh nghiệm thực tiễn chẩn đoán chính xác bệnh mắc phải, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp. Một số dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như bệnh cúm gà, chỉ chủ chăn nuôi xử lý không thể đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cả cộng đồng được, khi đó cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống cơ quan chính quyền cùng với người dân mới có thể xử lý triệt để, đảm bảo an toàn dịch cho hộ chăn nuôi đó và cho cả các hộ chăn nuôi khác trong khu vực.