Kết quả phát triển Kinh tê Xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 61)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Kết quả phát triển Kinh tê Xã hội huyện Yên Thế trong thời gian qua

3.1.3.1. Kết quả phát triển kinh tế xã hội

Năm 2017, thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện ủy, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 11,59% đã vượt kế hoạch đề ra. Các đề án thuộc chương trình phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp phát triển cao cả về giá trị và cơ cấu. Việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện tương đối tốt.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện; an ninh lương thực được đảm bảo, nhiều loại cây, con hàng hóa địa phương có thế mạnh được khai thác hiệu quả như: rừng kinh tế, chè, cây ăn quả, gà đồi... Đặc biệt là tổng đàn gia cầm bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2 triệu con giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng đưa Yên Thế thành huyện có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến nay đã xây dựng, bổ sung xong quy hoạch 04 cụm công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích trên 100 ha; đã có 06 dự án được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, bao gồm 03 nhà máy may xuất khẩu, 01 nhà máy chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu, 02 cơ sở chế biến gia cầm, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động. Bên cạnh đó, các ngành nghề nông thôn như: sản xuất gạch, vôi hòn, cay vôi, mộc dân dụng, tre đan, chế biến lâm sản... tiếp tục phát triển thu hút khoảng 4.000 hộ tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Thế, 2017).

Cơ cấu kinh tế của thành phần kinh tế trên địa bàn huyện theo các ngành nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ qua 3 năm (2015 - 2017) được thể hiện ở bảng 3.3.

Qua bảng 3.3 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Yên Thế đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Thế là tăng dần tỷ trọng và TM - DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được là 5.095,25 tỷ đồng năm 2017.

Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Yên Thế qua 3 năm 2015 - 2017

STT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 3.655,40 100,00 4.315,01 100,00 5.095,25 100,00 I Ngành nông - lâm - thủy sản 2.205,40 60,33 2.384,41 55,26 2.530,26 49,66

1 Nông nghiệp 2.040,68 92,53 2.192,40 91,95 2.351,84 92,95 Trồng trọt 599,15 27,17 623,39 26,14 652,67 27,75 Chăn nuôi 1.417,54 64,28 1.541,11 64,63 1.632,12 69,40 Dịch vụ 23,99 0,66 27,89 0,65 31,05 1,32 2 Lâm nghiệp 102,88 4,66 112,22 4,71 122,78 4,85 3 Thủy sản 61,85 2,80 79,79 3,35 91,64 3,62 II Ngành CN-TTCN-XD 830,00 22,71 1.106,60 25,65 1.576,43 30,94 Công nghiệp 104,00 19,10 335,35 30,30 546,23 34,65

Tiểu thủ công nghiệp 176,40 21,25 240,00 21,69 295,50 18,74

Xây dựng 549,60 66,22 531,25 48,01 734,70 46,61

III Ngành Thương mại - Dịch vụ 620,00 16,96 824,00 19,10 988,56 19,40 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Thế (2017)

Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang nên hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của địa phương, chính vì vậy, giá trị và cơ cấu ngành nông - lâm thủy sản trong toàn nền kinh tế vẫn là chủ yếu. Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.205,4 tỷ đồng, chiếm 60,33 %. Năm 2017 giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.530,26 tỷ đồng, chiếm 49,66 %. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản do đây là thế mạnh của địa phương.

Ngành TM - DV ở huyện Yên Thế trong những năm qua đã được chú ý hơn, do đó giá trị sản xuất của ngành TM - DV qua 3 năm cũng tăng lên. Cụ thể: giá trị sản xuất TM - DV năm 2015 là 620 tỷ đồng, chiếm 16,96 %. Năm 2017 là 988,56 tỷ đồng, chiếm 19,4 % (Chi cục thống kê huyện Yên Thế, 2017).

Qua bảng 3.3 tình hình phát triển kinh tế xã hội của các năm được so sánh như sau: tổng giá trị sản xuất của năm 2015 là 3.655,40 tỷ đồng, năm 2016 đạt 4.315,01 tỷ đồng, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 18,04%. Năm 2017 đạt 5.095,25 tỷ đồng tăng so năm 2016 là 18,08 %; giá trị sản xuất ngành nông-lâm- thủy sản năm 2016 tăng 8,11 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 6,12 % so năm 2016; (nông nghiệp: năm 2016 tăng 7,43 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 7,27 % so năm 2016; trong đó: chăn nuôi năm 2016 tăng 8,71 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 5.91 % so năm 2016; thủy sản năm 2016 tăng 29 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 14.85 % so năm 2016); giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - TTCN - Xây dựng năm 2016 tăng 33,3% so với năm 2015, năm 2017 tăng 42,6 % so năm 2016; giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2016 tăng 32,9 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 19,97% so năm 2016.

Từ những số liệu trên cho thấy tình hình phát triển kinh tế của địa điểm nghiên cứu là cơ bản đồng đều và ổn định, góp phần thuận lợi cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu tại địa phương.

3.1.3.2 Hạ tầng kinh tế xã hội

Huyện đã đầu tư nâng cấp 17 km đường tỉnh lộ 292 đoạn Cầu Gồ - Tam Kha (nay là Quốc lộ 17); xây mới cầu Quỳnh - xã Xuân Lương và cầu Bến Trăm - xã Đông Sơn. Đến nay, 100% tuyến đường tỉnh được nhựa hoá theo tiêu chuẩn đường cấp 4; đầu tư cải tạo, nâng cấp 11 công trình đường huyện, đường liên xã với tổng chiều dài trên 35 km theo tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6; đầu tư cứng

hoá 75,6 km đường trục xã, đường liên thôn, bản. Hiện tại, 21/21 xã, thị trấn có đường nhựa hoặc đường bê tông qua trung tâm xã, ô tô các loại đã đến được các thôn, bản trong toàn huyện.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành chọn 3 xã chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế bao gồm xã Phồn Xương, xã Tam Hiệp và xã Tam Tiến làm điểm nghiên cứu. Đây là 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện là vùng cao (Tam Tiến), đồi núi thấp (Tam Hiệp) và đồng bằng (Phồn Xương) lại tập trung chăn nuôi gà đồi hiện nay của huyện (tổng đàn gà của 3 xã trong năm 2017 đạt trên 1 triệu con). Trước tình hình rủi ro dịch bệnh trên đàn gà xảy ra trên cả nước, người chăn nuôi ở đây đã có những biện pháp ứng xử khác nhau để phòng chống dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do dịch bệnh xảy ra.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu Thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm số liệu từ các sách, báo, tạp chí, Internet, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đó được xuất bản, các số liệu cơ bản về địa bàn nghiện cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình rủi ro dịch bệnh gia cầm cũng như tình hình sản xuất chăn nuôi trong nước và trên thế giới, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra đề tài còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

- Liệt kê một cách hệ thống những thông tin cơ bản cần thu thập và địa điểm sẽ thu thập từng loại thông tin thứ cấp. Liên hệ với các địa điểm thu thập thông tin để xin ghi chép thông tin tài liệu.

- Kiểm tra độ tin cậy của thông tin qua quan sát, kiểm tra chéo…

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Quy mô chăn nuôi gà đồi của các hộ tại huyện Yên Thế tại 3 xã điều tra

Căn cứ vào thống kê phân loại hộ chăn nuôi gà đồi của Trạm chăn nuôi và thú ý huyện, các hộ chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế được phân chia làm 3 nhóm hộ:

Hộ nuôi quy mô lớn (QML) nuôi trên 1000 gà/năm, quy mô trung bình (QMTB) nuôi từ 300 đến 1000 gà/năm và quy mô nhỏ (QMN) nuôi dưới 300 gà/năm, trong đó số hộ chăn nuôi QML là 1.350 hộ, số hộ chăn nuôi QMTB là 3.390 hộ và số hộ chăn nuôi QMN là 8.850 hộ. Theo thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, toàn huyện có 14.290 hộ nuôi gà đồi, tổng số gà đồi của huyện là 4.287.000 con. Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà đồi theo quy mô trên địa bàn huyện Yên Thế và tại 3 xã Tam Tiến, Tam Hiệp, Phồn Xương được thể hiện tại bảng 3.4.

Bảng 3.4 Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà đồi theo quy mô trên địa bàn huyện Yên Thế và tại 3 xã thực hiện đề tài năm 2017

Đơn vị QML QMTB QMN Tổng (Số hộ) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Huyện Yên Thế 1429 10 3572 25 9298 65 14.290 Xã Tam Tiến 128 17 277 37 345 46 750 Xã Tam Hiệp 76 10 228 30 456 60 760 Xã Phồn Xương 21 3 70 10 609 87 700

Nguồn: Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi huyện Yên Thế (2017) Qua bảng 3.4 cho thấy, huyện Yên Thế có có 14.290 hộ chăn gà đồi trong đó hộ chăn nuôi quy mô lớn chiếm 10%; hộ chăn nuôi quy mô trung bình chiếm 25% và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm 65%.

Xã Tam Tiến có 750 hộ chăn gà đồi với tổng đàn gà đồi của xã là 482.000 con, trong đó khoảng 17% hộ chăn nuôi quy mô lớn; 37% số hộ chăn nuôi quy mô trung bình và 46% số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tam Tiến là xã đại diện cho khu vực vùng núi của huyện Yên Thế, xã có nhiều đồi núi rộng được bao phủ bởi rừng kinh tế và cây ăn quả nên có nhiều bóng mát, lại có mật độ dân cư thưa hơn nên thuận lợi thuận lợi cho chăn nuôi gà đồi. Vì vậy số hộ nuôi quy mô lớn và quy mô trung bình cao hơn các xã còn lại.

Xã Tam Hiệp có 760 hộ chăn gà đồi với tổng đàn gà đồi của xã là 387.000 con, trong đó khoảng 10% hộ chăn nuôi quy mô lớn; 30% số hộ chăn nuôi quy mô trung bình và 60% số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tam Hiệp là xã đại diện cho vùng trung du của huyện Yên Thế, có nhiều đồi núi thấp được bao phủ bởi rừng

kinh tế và vườn cây ăn quả cũng rất thuận lợi chăn nuôi gà đồi, tuy nhiên diện tích tự nhiên của xã nhỏ hơn xã Tam Tiến nên số hộ chăn nuôi chủ yếu là quy mô trung bình và quy mô nhỏ.

Xã Phồn Xương có 700 hộ chăn gà đồi với tổng đàn gà đồi của xã là 210.000 con, trong đó khoảng 3% hộ chăn nuôi quy mô lớn; 10% số hộ chăn nuôi quy mô trung bình và 87% số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Phồn Xương là xã đại diện cho khu vực đồng bằng của huyện Yên Thế, nằm sát ngay thị trấn Cầu Gồ là trung tâm Hành chính của huyện. Khu vực này có mật độ dân đông hơn, địa hình bằng phẳng, diện tích tự nhiên nhỏ hơn so với khu vực vùng núi và trung du, vì vậy các hộ chăn nuôi gà đồi chủ yếu là quy mô nhỏ.

b. Chọn hộ điều tra

Đề tài tiến hành phỏng vấn 90 hộ chăn nuôi gà đồi (30 hộ/xã nghiên cứu). Dựa trên tỷ lệ hộ chăn nuôi gà đồi theo quy mô lớn, quy mô trung bình và quy mô nhỏ thực tế của từng xã điều tra, số hộ được đề tài lựa chọn theo quy mô điều tra ở các xã Tam Tiến, Tam Hiệp và Phồn Xương được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân bố mẫu điều tra

QUY MÔ Hộ chăn nuôi Tổng QML QMTB QMN Tam Tiến 5 11 14 30 Tam Hiệp 3 9 18 30 Phồn Xương 1 3 26 30 Tổng số hộ điều tra 9 23 58 90

* Nội dung điều tra

- Tiến hành phỏng vấn các hộ chăn nuôi về thông tin cơ bản của chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động.

- Thông tin về hiểu biết dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi, các biện pháp phòng bệnh của các hộ điều tra. Mức độ quan tâm của hộ về phòng chống dịch bệnh trên gà đồi.

-Thông tin về hình thức chăn nuôi của hộ, trang trại, quy mô chăn nuôi, quy trình thức ăn phòng bệnh, tiêm vacxin phòng bệnh...

- Thông tin về tham gia các lớp tập huấn của hộ trang trại, các chính sách hỗ trợ của nhà nước: khuyến nông, thú y, phun thuốc phòng dịch… Các hỗ trợ đầu tư công của địa phương…đối với các hộ chăn nuôi, trang trại.

Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý địa phương về công tác phòng chống dịch.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các dữ liệu được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ dựa vào các chỉ tiêu: loại hình, quy mô chăn nuôi, trình độ chủ hộ, mức độ hiểu biết và quan tâm của hộ đối với dịch bệnh trên gà đồi và một số các chỉ tiêu khác.

Các dữ liệu và thông tin được mã hóa, xử lý và phân tích chủ yếu trên ứng dụng EXCEL của hệ điều hành Windows.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai, tần suất,...Mục đích là để mô tả tập dữ liệu đó.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Trong nghiên cứu này, phương pháp mô tả thống kê được sử dụng để mô tả thuộc tính của các tổ, các nhóm hộ… để chỉ ra các đặc điểm, thuộc tính trong nhận thức và ứng xử của các nhóm này.

3.2.4.2 . Phương pháp phân tích so sánh

So sánh là sự xem xét, đối chiếu cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau, hơn kém nhau. So sánh thống kê giúp tìm ra các điểm giống, khác nhau của các tổ nghiên cứu. Trong nghiên cứu, phương pháp so sánh được dùng để tìm ra những sự khác biệt của các nhóm, các tổ nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hộ

- Các thông tin về chủ hộ: trình độ văn hóa, giới tính, ngành nghề, số năm tham gia chăn nuôi gà đồi, hiểu biết của chủ hộ về dịch bệnh…

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhận thức và ứng xử của hộ về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi

- Tỷ lệ % số hộ biết về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi; - Tỷ lệ % số hộ hiểu về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;

- Tỷ lệ % số hộ áp dụng các biện pháp phòng rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;

- Mức độ quan tâm của hộ về phòng chống rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;

- Hình thức chăn nuôi của hộ, trang trại. - Quy mô chăn nuôi của hộ, trang trại.

- Tỷ lệ các hộ tham gia lớp tập huấn phòng chống rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi;

- Tỷ lệ các hộ sử dụng quy trình thức ăn phòng rủi ro dịch bệnh trong chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng xử của hộ dân với rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi ở huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)