.9 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 88 - 95)

giai đoạn 2016-2018 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%)

1 Số tiền BHXH phải thu 12.929.435 18.131.011 22.312.471 40,2 23,1

2 Số tiền BHXH đã thu 13.712.870 18.684.620 20.710.373 36,3 10,8

3 Số tiền nợ đọng 783.435 1.053.609 1.602.098 34,5 52,1

4 Tỉ lệ nợ đọng - - 7,18 - -

(Nguồn: BHXH huyện Lâm Thao, 2016 - 2018)

Trong thời gian qua, việc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật BHXH về trích nộp BHXH, nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng BHXH vẫn diễn ra. Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm còn khá cao, năm 2016 số nợ là 783 triệu đồng (6,06%). Năm 2018 số nợ là 1.602 triệu đồng (7,18%). Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh nên nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chây ì nợ đóng BHXH, trốn đóng BHXH.

chính sách như chế tài xử lý vi phạm còn nhiều bất cập (mức xử phạt thấp, thủ tục xử phạt phức tạp); do quy định mức lãi suất chậm đóng thấp hơn mức lãi vay ngân hàng nên đại bộ phận doanh nghiệp cố tình nợ BHXH chấp nhận phạt để chiếm dụng quỹ, cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm do đó khi kiểm tra phát hiện các đơn vị sử dụng lao động vi phạm chỉ nhắc nhở. Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế xẫ hội thời gian qua gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất đình đốn,...; mặt khác còn do nguyên nhân chủ quan từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT của người sử dụng lao động còn hạn chế nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được thực hiện đầy đủ, theo mùa vụ để trốn đóng BHXH; tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng thấp hơn mức thực trả.

Để ngăn chặn được hành vi này đòi hỏi công tác quản lý thu phải nâng cao hơn nữa đặc biệt đối với từng chuyên quản thu của doanh nghiệp, phải thường xuyên nắm bắt được tình hình tăng giảm lao động, quỹ lương tham gia BHXH của doanh nghiệp đăng ký ban đầu với phòng kế hoạch đầu tư, nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường có thể yêu cầu doanh nghiệp cho kiểm tra thực tế lao động đang làm việc để sớm phát hiện các hành vi trục lợi quỹ như đã phân tích ở trên. Sau khi kiểm tra nếu thực tế có hiện tượng trục lợi quỹ BHXH có thể đề nghị cho thoái thu số tiền đã tham gia và truy thu số tiền đã thanh toán để hoàn lại quỹ.

Ðể giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra của ngành tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng tăng cường thanh tra, kiểm tra phối hợp giữa các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và thanh tra ngành lao động, ngành y tế, các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT. Trong quá trình thanh tra góp phần chỉ ra những bất cập, hạn chế, đồng thời hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ của BHXH các tỉnh, thành phố; phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

2.4 Đánh giá công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

2.4.1 Những kết quả đạt được

Với sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên BHXH huyện Lâm Thao đã đạt được các danh hiệu thi đua sau:

- Năm 2016, BHXH huyện Lâm Thao đã nhận được cờ của thủ tướng chính phủ.

- 6 bằng khen: trong đó có 5 bằng khen của BHXH Việt Nam, 1 bằng khen của BHXH Tỉnh.

- 4 giấy khen của BHXH Tỉnh.

Thứ nhất, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đã phần nào nâng cao nhận thức và

trách nhiệm của các ngành các cấp, đơn vị SDLĐ đặc biệt là khối DN ngoài quốc doanh trong công tác thực hiện chính sách BHXH. Hiệu quả của công tác này được thể hiện qua tổng số người tham gia BHXH, tổng số đơn vị SDLĐ cũng như tổng số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.

Thứ hai, quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH bắt buộc đã ngày càng đạt kết quả

cao, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc cũng dần đi vào ổn định. Phần lớn các cơ quan, đơn vị tự giác chấp hành quy định đối chiếu và thu nộp tiền BHXH ngay sau kỳ trả lương và thanh toán kịp thời các chế độ cho người lao động.

Thứ ba, BHXH huyện Lâm Thao đã thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý và thực

hiện chính sách BHXH, giảm bớt những thử tục rườm rà khi người SDLĐ làm hồ sơ tham gia BHXH cho NLĐ; phần mềm SMS (phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT) đã được sử dụng một cách phổ biến, nhờ đó đã giúp cơ quan BHXH tỉnh thuận tiện trong việc đối chiếu, quyết toán với các đơn vị tham gia BHXH. Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất và chia sẻ thông tin cho các bộ phận chức năng có liên quan.

Thứ tư, trong nội bộ ngành, từ Đảng ủy, Giám đốc cho đến ban chấp hành Công đoàn

động triển khai đôn đốc thu, thường xuyên rà soát, phân loại các đơn vị nợ, nợ đọng để đôn đốc, đồng thời, lãnh đạo BHXH huyện trực tiếp đến làm việc với các đơn vị, nhất là những đơn vị có số nợ lớn, nợ đọng kéo dài. Bên cạnh đó, BHXH huyện Lâm Thao cũng đã có sự giám sát, phối hợp giữa các ban ngành liên quan trên địa bàn huyện trong quản lý các đơn vị, DN, tổ chức SDLĐ và NLĐ, hạn chế phần nào tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH làm cho hoạt động thu dần đi vào ổn định và phát triển.

Thứ năm, BHXH huyện Lâm Thao không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH

bắt buộc. Giải quyết kịp thời đúng chế độ chính sách cho người lao động và các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Thứ sáu, công tác thu, nộp BHXH không ngừng đẩy mạnh, giai đoạn 2016-2018 nhìn

chung đã vượt chỉ tiêu BHXH tỉnh giao.

Thứ bảy, trong năm không có vấn đề gì nổi cộm về giải quyết đơn thư khiếu nại, mà

chủ yếu do các đối tượng chưa hiểu một cách đầy đủ và chính xác về những thay đổi của chế độ chính sách.

Thứ tám, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nắm vững chuyên môn

nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng tay nghề.

Thứ chín, công tác công nghệ thông tin được đơn vị thường xuyên chú trọng không

ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng các mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Các tiến bộ khoa học về phần mềm tin học được đáp ứng một cách đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện giải quyết nghiệp vụ hàng ngày một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng tốt nhất quyền lợi cho đối tượng.

2.4.2 Tồn tại hạn chế

Bên cạnh đó những kết quả đã đạt được ở trên thì công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay ở BHXH huyện Lâm Thao vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần hướng giải quyết đó là:

+ Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp. Nhất

là trong tình hình hiện nay nhiều DN để đảm bảo lợi ích trước măt cố tình khai báo thông tin lệch lạc, sai sự thật. Nhiều đơn vị nợ đọng với số tiền lớn, lên tới hàng tỷ đồng, thời gian nợ đọng kéo dài.

+ Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có về nguồn lao động của địa phương. Nhiều DN thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định trong khi đó BHXH tỉnh không nắm được. Một số khác thì thiếu thông tin về chính sách BHXH.

+ Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình không ký hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty,... nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Địa bàn tỉnh rộng, doanh nghiệp đông, lực lượng lao động lớn và lao động thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, da giày, xây dựng không được ký kết hợp đồng lao động, khó nắm bắt kịp thời,... tác động không ít đến quá trình quản lý thu BHXH.

+ Việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cơ sở, các thành phần kinh tế

khu vực ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ quan BHXH cũng như các ban ngành chức năng có liên quan vẫn chưa nắm được hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng kí thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch và hoạt động trong một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động,... Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm bắt được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc, thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Nguyên nhân dẫn của việc này là do cơ quan BHXH chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như Phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,... Đồng thời do không có đủ số lượng cán bộ để đi thanh kiểm tra về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

+ Hạn chế trong công tác hướng dẫn, phổ biến quy trình thu BHXH:

Công tác phổ biến, hướng dẫn của cơ quan BHXH đến các doanh nghiệp về những thay đổi trong quy trình thu, thủ tục thu chưa kịp thời khiến doanh nghiệp không nắm được nghiệp vụ, gây tốn thời gian và công sức cho cả 2 bên. Chẳng hạn, khi cơ quan BHXH thay đổi biểu mẫu thì ngành BHXH nói chung, BHXH huyện Lâm Thao nói riêng chưa kịp thời gửi công văn đến đơn vị nên đơn vị chưa biết và phải đi lại nhiều lần. Nguyên nhân là do cán bộ thu có quá nhiều công việc phải giải quyết nên không có đủ thời gian để thông báo đến các đơn vị khi có những sự thay đổi về thủ tục. Bên cạnh đó, mặc dù BHXH tỉnh Phú Thọ đã có trang web riêng để đăng tải những thông tin cần thiết song các đơn vị rất ít khi truy cập vào để cập nhật thông tin, do vậy không nắm được những thay đổi một cách kịp thời.

+ Về nợ đọng BHXH:

Tình trạng trốn, nợ, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra làm cho công tác thu không đạt hiệu quả cao. Trong giai đoạn 2016 - 2018, dù số nợ đọng có giảm xuống nhưng không hoàn toàn được khắc phục triệt để, vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài.

+ Hạn chế về công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thu BHXH:

Về phần mềm phục vụ cho ngành BHXH: Phần mềm BHXH mà các cán bộ thu hiện nay đang sử dụng có một số hạn chế. Chưa đảm bảo được tính quản lý đầy đủ, mà chỉ mang tính chất thống kê, ví dụ như: nếu mang tính quản lý cần đòi hỏi cả phần giải quyết nghiệp vụ, theo dõi và cảnh báo, vì hiện nay các trường hợp nghỉ thai sản hết thời gian, phàn mềm này chưa cảnh báo được, hay một số nghiệp vụ khác nữa, khiến cán bộ thu bị thụ động khi phát hiện ra nếu như đơn vị không báo cáo. Hay trong phần nguyên nhân giảm lao động của doanh nghiệp, tất cả các lao động giảm do chuyển nơi làm việc, nghỉ hưu... tất cả đều được ký hiệu GH (giảm hẳn). Việc này làm cho cán bộ thu không phân biệt được nguyên nhân nghỉ việc khi tìm bằng phần mềm gây khó khăn khi gặp vướng mắc cần phải kiểm tra.

trong công tác quản lý BHXH ở toàn ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Lâm Thao nói riêng cũng đã được áp dụng. Số lượng máy tính được trang cấp đầy đủ đến từng cá nhân song việc sử dụng chưa được hiệu quả và đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu. Điển hình là việc lao động chuyển nơi làm việc song do doanh nghiệp báo giảm không kịp thời dẫn đến tình trạng đóng ở hai nơi. Nguyên nhân là do mạng BHXH dù đã xây dựng được mạng LAN trong cơ quan song chưa liên kết được giữa các huyện, thành phố trên cả nước với nhau. Vì vậy khi có trường hợp trùng hay những sai sót trong công tác quản lý giữa các huyện thì các cán bộ thu rất khó nắm được dẫn đến có nhiều sai lầm trong công tác thu. Ngoài ra việc người lao động chuyển địa điểm làm việc sang nơi khác thì mặc dù ở cơ quan BHXH cũ mà trước đây họ đã tham gia cán bộ đã phải nhập quá trình công tác nhưng sang địa bàn mới thì cán bộ thu vẫn phải nhập lại quá trình này tốn rất nhiều thời gian. Trong khi đó, nếu có sự liên kết giữa các cơ quan BHXH với nhau thì chỉ cần chuyển qua mạng quá trình đó thì cán bộ thu sẽ không phải nhập lại quá trình công tác của người lao động.

Hạn chế trong công tác kiểm tra đôn đốc công tác thu BHXH:

Công tác thanh kiểm tra, đốc thu BHXH đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Hàng tháng, các cán bộ thu sẽ xuống đơn vị còn đang nợ đọng, chậm nộp BHXH của mình để kiểm tra tình tình thực hiện chế độ BHXH và đốc nợ. Nhưng hiện nay, do một cán bộ quản lý quá nhiều đơn vị và khối lượng công việc phải giải quyết quá lớn nên việc đi kiểm tra, đốc nợ không thể thực hiện được thường xuyên và ở tất cả các đơn vị nợ, chậm đóng. Hầu như việc đốc thu mới chỉ dừng lại ở việc gửi công văn đốc thu về các đơn vị. Điều này làm cho các đơn vị chây ỳ, không muốn nộp BHXH gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác thu.

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

2.4.3.1 Từ phía Nhà nước

Chính sách BHXH đang trong quá trình hoàn thiện, các chế độ, quy định, luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Nhưng các cơ quan Nhà nước lại không có những hướng dẫn kịp thời, cụ thể trong việc triển khai. Do vậy, người lao động, người sử dụng lao động cũng như cán bộ làm công tác thu khó nắm vững nhiều chính

sách làm cho việc triển khai thực hiện không đúng quy định. Và đôi khi các quy định không chặt chẽ khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng lách luật. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng, trốn đóng, lạm dụng quỹ BHXH vẫn diễn ra vì pháp luật chưa có các chế tài xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm. Hiện nay, chế tài xử phạt với các doanh nghiệp vi phạm là chưa đủ sức răn đe. Mức phạt đối với các doanh nghiệp trốn đóng hiện nay là 30 triệu đồng (Nghị định 86/2010/NĐ-CP). Thực tế nhiều doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)