Kinh nghiệm của một số địa phương về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

1.5.1 Kinh nghiệm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của huyện Thanh Ba

Từ khi được thành lập tới nay qua quá trình xây dựng và phát triển, BHXH huyện Thanh Ba đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ như hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, giảm thiểu số tiền nợ đọng trong kỳ, mở rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH xong vẫn tồn tại một số khó khăn cần phải giải quyết. Đó là:

- Một số đơn vị, doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc vẫn chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH, cố tình tránh hoặc không đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Vấn đề này tồn tại chủ yếu là ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên thực tế. khu vực này là nơi thu hút nhiều lực lượng lao động nhất trên địa bàn huyện. Trước thực tế đó làm cho việc theo dõi sự tham gia BHXH ở các doanh nghiệp trở nên khó khăn, cơ quan BHXH không kịp thời nắm bắt được sự ra đời hoạt động của nhiều doanh nghiệp dẫn đến bỏ sót một số doanh nghiệp. Đây cũng là một lý do làm cho các doanh nghiệp không tự giác đóng BHXH.

- Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có tham gia BHXH nhưng lại mang tính chất đối phó. Việc thu BHXH dựa trên quỹ tiền lương và số lao động của đơn vị cho nên một số doanh nghiệp cố tình khai giảm số lao động làm việc thực tế trong đơn vị mình hoặc khai giảm mức lương thực tế mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Có tình trạng này một phần là do ý thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa cao, chưa hiểu hết quyền và lợi ích của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác

doanh nghiệp còn tìm cách kéo dài thời gian học việc,thử việc của công nhân, không ký kết các hợp đồng dài hạn mà chỉ ký theo thời vụ, cắt bỏ các khoản phụ cấp của công nhân để giảm thiểu quỹ tiền lương để đóng BHXH. Việc sai phạm này không chỉ ảnh hưởng đến việc thu nộp BHXH mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi họ bị ốm đau, tai nạn, thai sản, nghỉ hưu,...

- Số thu chưa đủ lớn: Số thu mặc dù mỗi năm đều tăng nhưng với tình hình nền kinh tế lạm phát, đồng tiền mất giá thì so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tích lũy và tăng trưởng quỹ BHXH thì thu không đủ chi.

- Mức đóng BHXH còn thấp: đây là tồn tại lớn nhất của ngành BHXH nói chung. So với các nước trên thế giới và trong khu vực, mức thu BHXH ở nước ta hiện nay còn thấp. Từ những tồn tại hạn chế trên ta thấy mặc dù có được những thành công tốt nhưng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Thanh Ba vẫn chưa thật sự phát huy hết vai trò của nó trong hoạt động của ngành BHXH của tỉnh nói chung.

1.5.2 Kinh nghiệm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của huyện Hạ Hòa

BHXH huyện Hạ Hòa đã có thời gian hoạt động khá lâu. Trên điều kiện thực tiễn của huyện và nhiệm vụ được BHXH tỉnh Phú Thọ giao thực hiện, thì BHXH huyện Hạ Hòa cũng đã làm tốt các nhiệm vụ cơ bản của BHXH. Trong việc xây dựng chính sách thu BHXH huyện Hạ Hòa thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc có đóng có hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; từ đó đã làm thay đổi nhận thức của NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa NLĐ làm việc trong khu vực Nhà nước với những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Thực hiện công tác thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị SDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện chính sách BHXH. Qua đó, là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH đến NLĐ, người SDLĐ.

Nhờ thực hiện các chính sách này mà BHXH Hạ Hòa đã có kết quả về số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng. Đã xây dựng và hoàn chỉnh được hệ thống bảng biểu, thống kê số liệu, tình hình công tác thu BHXH áp dụng trong toàn huyện. Hệ thống tiêu thức quản lý thu đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý

thực tế tại huyện. Các bước triển khai trong quy trình thu BHXH đã được chuyên môn hoá ở cơ quan BHXH huyện Hạ hòa, giảm bớt những thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đặt ra trong quy trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH và đối chiếu số thu BHXH cho NLĐ. Đội ngũ cán bộ BHXH nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách liên quan đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao và tích luỹ được những kinh nghiệm quản lý nhất định.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho BHXH huyện Lâm Thao

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được gia một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra đó là:

+ Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong công tác

BHXH. Thực hiện phương châm cấp ủy Đảng và chính quyền tổ chức thực hiện, cơ

quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia.

+ Mở rộng diện tham gia BHXH là tối cần thiết. BHXH giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống chính sách an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên khả năng tham gia BHXH tự nguyện của các đối tượng lao động là khác nhau. Đối tượng lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nhìn chung khả năng tham gia thấp. về mặt phương pháp luận, bất kỳ chính sách BHXH nào, chính sách là điều kiện cần, thì điều kiện thực hiện là điều kiện đủ của nó. Nói một cách cụ thể, nghiên cứu chính sách để mở rộng đối tượng tham gia cho lao động ngoài quốc doanh là chúng ta nghiên cứu điều kiện đủ của nó để khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện cho đối tượng này thì nó có thể thành hiện thực và đi vào cuộc sống. Hơn nữa thu nhập của người lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ và bằng hiện vật nên không thể thực hiện đóng BHXH hàng tháng như đối với

lao động sản xuất công nghiệp. Đối với nông dân trồng lúa thì có thể 3, 6 tháng thu nhập một lần, còn nông dân trồng lúa, cà phê thì hàng năm mới có thu nhập. Một số loại lao động như xay, sát, vận tải.. .ở khu vực nông thôn nhìn chung có thu nhập bấp bênh, thấp và phụ thuộc vào từng loại dịch vụ ở từng địa phương nên việc tham gia BHXH rất hạn chế. Vì vậy, không nên quy định mức đóng cụ thể, cần đưa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Với phương thức đóng có thể linh hoạt đóng theo tháng, theo mùa vụ, hàng năm hoặc một lần. + Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát

thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu

cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh đề dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.

+ Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

+ Tạo ra sự thống nhất hành động giữa các bên liên quan là yếu tố quan trọng quyết

định thành công của công tác BHXH. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ chương và nhiều

văn bản quy định cụ thể về việc xây dựng chính sách BHXH cho người lao động, nhưng chưa có sự thống nhất cao giữa các ngành, các cấp, nhất là ở các địa phương. Bên cạnh một số địa phương tích cực chỉ đạo đối với công tác này, thì vẫn còn một số địa phương chưa đặt vấn đề đúng mức nên việc triển khai chính sách này gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ BHXH, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Bảo hiểm xã hội đối với một số đối tượng còn là chính sách tương đối mới. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chương trình phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu và thực hiện. Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện còn chưa thống nhất, đồng bộ và rộng khắp.

+ Cần tính đến rủi ro trong thực thi chính sách BHXH. Nguyên tắc hoạt động và phát triển của BHXH là có đóng có hưởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhưng do mức tham gia đóng BHXH của một số đối tượng (lao động nông thôn) là rất thấp trong khi thời gian nghỉ hưởng lại tương đối dài. Vì vậy việc bảo tồn tăng trưởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)