Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 53 - 61)

2.1 Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và cơ quan Bảo hiểm xã hộ

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Lâm Thao là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ từ năm 1945; đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu. Đến năm 1999, huyện Lâm Thao lại được tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính. Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ.

Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt Trì.

Đến nay, huyện Lâm Thao có diện tích 9769,11 ha, với dân số 99.700 người và gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã (Xuân Huy, Thạc Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá)

Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 210

15’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’ -

105021’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ

thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…

b. Địa hình

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

c. Khí hậu và thuỷ văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động

trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.

d.Tài nguyên * Tài nguyên đất:

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn,… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Bảng 2.1 Biến động sử dụng đất huyện Lâm Thao 2016- 2018

Đơn vị: ha

Thứ

tự Mục đích sử dụng đất 2016 2018

Biến động Tăng (ha) Giảm (ha)

Tổng diện tích tự nhiên 9.769,11 9.769,11

1 Đất nông nghiệp 6.129,52 5.886,02 -243,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.791,97 5.139,73 -652,24

1.2 Đất lâm nghiệp 254,77 259,93 5,16

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 372,26 472,75 100,49

1.4 Đất nông nghiệp khác 10,45 13,61 3,16

2 Đất phi nông nghiệp 3.416,52 3.691,11 274,59

2.1 Đất ở 514,57 545,59 31,02

2.2 Đất chuyên dùng 1.331,04 1.542,40 211,36

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,24 10,27 0,03

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 78,54 71,29 -7,25

2.5 Đất sông suối và mặt nước 1.492,76 1.521,43 28,67

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,13 0,13

3 Đất chưa sử dụng 208,55 191,98 -16,57

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 121,58 109,79 -11,79

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 86,97 82,19 -4,78

(Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Lâm Thao năm 2018) * Khoáng sản:

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương. Tuy nhiên cũng có một số loại tài nguyên khoảng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao lanh ở Xuân Lũng, hiện đang khai thác. Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa được thăm dò đầy đủ và chưa được khai thác. Ở Xuân Huy có mỏ sét khá tốt. Ngoài ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Kinh Kệ, Xuân Lũng đều có nhiều sét để làm gạch. Lâm Thao có nguồn cát sông Hồng khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải và Xuân Huy.

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720 mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

* Cảnh quan môi trường:

Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng sông Thao chảy qua 8 xã và thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện, có ngã 3 sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng.

Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trên địa bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ các di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái.

2.1.1.2 Đặc điểm về xã hội

a. Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2018 là 99.700 người, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.

Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 người chiếm 89,80% (lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc là 8.259, chiếm 15,7% trong tổng số lao động tham gia). Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về dân số huyện Lâm Thao

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2018 Bình quân (%)

Tổng dân số Người 98.798 99.700 0,18 Theo giới tính - Nam Người 47.258 48.341 0,45 - Nữ Người 51.540 51.359 -0,07 Theo Thành thị - NT - Thành thị Người 17.401 17.922 0,59

- Nông thôn Người 81.397 81.778 0,09

(Nguồn: TT Dân số huyện Lâm Thao)

b. Truyền thống phát triển kinh tế văn hóa

Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn,... Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

Lâm Thao là Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền Hùng, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 27 di tích cấp tỉnh và 21 di tích quốc gia đã được công nhận; có nhiều di chỉ khảo cổ như Gò Mun (Tứ Xã), Gò Rừng Sậu (Sơn Vi), Phùng Nguyên (Kinh Kệ); có nhiều lễ hội văn hóa như lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), lễ hội Rước Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn), rước các vị Tướng thời Hùng Vương (thị trấn Lâm Thao, Tiên Kiên, Sơn Vi) và lễ hội Cướp cầu đánh phết (Sơn Vi)...

2.1.1.3 Tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trong năm 2018, năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách, giai đoạn 2017 – 2020, huyện Lâm Thao tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát

triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững; đẩy mạnh huy động nguồn lực, gắn với triển khai thực hiện khâu đột phá về “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt, đặc biệt là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại để phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ”; nâng cao chất lượng hoạt động của các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Huyện phấn đấu đạt giá trị tăng thêm tăng 5,5% trở lên; giá trị tăng thêm bình quân/người/năm đạt 38 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản từ 20 – 20,2%; công nghiệp – xây dựng 53 – 53,5%; dịch vụ 26 – 26,5%; tổng vốn đầu tư phát triển trên 1.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước hơn 347 nghìn triệu đồng; chi ngân sách nhà nước hơn 276 nghìn triệu đồng; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,58%; giải quyết việc làm mới cho trên 2.500 lao động; đào tạo nghề cho 1.400 lao động; duy trì tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 82%; tỷ lệ hộ gia đình, khu dân cư đạt chuẩn văn hóa 85 – 90%; duy trì 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trong đó có thêm 1-2 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; tỷ lệ cư dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 95,5%; phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 75% trở lên chính quyền cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh.

2.1.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện công tác quản lý thu BHXH trên

địa bàn huyện Lâm Thao * Thuận lợi:

- BHXH huyện Lâm Thao đã tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cơ bản luật BHXH, BHYT đến hầu hết cơ quan, doanh nghiệp và tới người dân.

- Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007; Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009, công tác BHXH, BHYT nói chung, công tác thu BHXH, BHYT nói riêng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo BHXH tỉnh cùng sự phối hợp của các phòng, BHXH các huyện, thị xã.

- Công tác thu BHXH, BHYT đã dần đi vào nề nếp, BHXH huyện Lâm Thao, có truyền thống hoàn thành tốt nhiệm vụ thu.

* Khó khăn:

- Về cơ bản, BHXH huyện Lâm Thao nắm và xác định được khá chính xác số đối tượng tham gia BHXH thuộc các cơ quan, đơn vị khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với khối doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chưa xác định được đầy đủ và thực chất không quản lý được số đối tượng này.

- Việc khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế, nhất là đối tượng ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Do công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp giữa các cơ quan chức năng nắm số lao động phải tham gia BHXH chưa tốt, chủ doanh nghiệp cố tình không chấp hành đúng luật, né tránh trách nhiệm phải đóng BHXH.

- Kinh tế nói chung của huyện Lâm Thao chưa phát triển, tỉnh chưa cân đối được ngân sách, hỗ trợ mức đóng chậm và chưa chủ động.

- Do trình độ hiểu biết pháp luật thấp, nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ và quyền lợi phải tham gia BHXH của người lao động, trong khi đó nhu cầu việc làm lại rất bức xúc nên hầu hết người lao động chỉ nghĩ trước mắt về tiền lương, tiền thưởng mà không quan tâm đến các quyền lợi khác về BHXH, BHYT,... Đồng thời việc quan tâm bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động ở hầu hết khối doanh nghiệp tại các địa phương chưa cao; vai trò của tổ chức công đoàn tại những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa được phát huy, đó là chưa kể đến số lượng rất lớn khối doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.

- Một phần khác cũng do chính sách BHXH chưa thật sự hấp dẫn khuyến khích người lao động tham gia BHXH (một số quy định trong việc giải quyết chế độ, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)